Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta nhận thấy rằng, mục tiêu chính của tất cả các doanh nghiệp đó chính là kinh doanh để có thể tạo ra được lợi nhuận bán hàng. Các doanh nghiệp để nhằm mục đích có thể làm tốt công việc kế toán thì đều cần lưu ý đến khái niệm doanh thu bán hàng và cách tính doanh thu.
Mục lục bài viết
1. Doanh thu bán hàng là gì?
Ta hiểu về doanh thu bán hàng như sau:
Doanh thu thực chất chính là lợi ích kinh tế thu được nhằm mục đích để có thể làm tăng vốn cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Như vậy, thì ta thấy được rằng, việc tăng doanh thu là tăng lượng tiền cho doanh nghiệp.
Hiểu đơn giản thì doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
Các sản phẩm hàng hóa được dùng nhằm để biếu, tặng hay tiêu dùng nội bộ, dùng nhằm mục đích để thực hiện việc trả lương, thưởng cho các chủ thể là những cán bộ công nhân viên, các loại hàng hóa thanh toán công nợ trên thực tế thì cũng sẽ cần phải được hạch toán để nhằm mục đích có thể xác định doanh thu bán hàng.
Các khoản làm giảm trừ doanh thu sẽ bao gồm các khoản sau đây: Chiết khấu thương mại; Hàng hóa bị trả lại do lỗi hoặc khách hàng từ chối thanh toán; Các loại thuế bắt buộc của nhà nước đối với doanh nghiệp; Giảm giá hàng bán do hàng kém chất lượng, sai quy cách hoặc bị lạc hậu.
Doanh thu bán hàng cũng có thể được hiểu cơ bản chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán, doanh thu của các doanh nghiệp đyợc phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, doanh thu này cũng góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu.
Như vậy, doanh thu bán hàng thực chất chính là tổng số tiền thu được do bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp ở trong kỳ kế toán, doanh thu bán hàng cũng sẽ góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của doanh thu bán hàng:
Như phân tích cụ thể bên trên, ta thấy nhận rằng, doanh thu bán hàng thực chất chính là nguồn tài chính có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, doanh thu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện việc chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu bán hàng cũng chính là nguồn tài chính có ý nghĩa quyết định hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo.
Khi doanh nghiệp có doanh thu bán hàng một cách thường xuyên thì việc này cũng sẽgiúp làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn và tăng vòng quay vốn. Bên cạnh đó thì việc này cũng sẽ góp phần tạo điều kiện cho chính doanh nghiệp để cho doanh nghiệp đó sẽ có được nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn từ đó thì cũng sẽ giú cho doanh nghiệp đó có thể giảm chi phí vay vốn bên ngoài.
Doanh thu bán hàng cũng có ý nghĩa là một căn cứ rất quan trọng để nhằm mục đích giúp doanh nghiệp có thể xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của các doanh nghiệp. Tăng doanh thu trong thực tế cũng chính là việc doanh nghiệp tăng lượng tiền thu về bên cạnh đó là giúp cho doanh nghiệp có thể tăng lượng hàng bán ra, điều này cũng đã cho thấy doanh nghiệp đã tạo được vị thế nhất định trong thị trường. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp tăng doanh thu góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng chính vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả.
Doanh thu bán hàng trong tiếng Anh là: sales revenue.
3. Cách tính doanh thu bán hàng:
Thực tế thì doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được chia ra làm 2 loại doanh thu cụ thể như sau: Tổng doanh thu và doanh thu thuần.
– Tổng doanh thu:
Tổng doanh thu được hiểu cơ bản chính là toàn bộ số tiền ban đầu các chủ thể đã thu được sau khi thực hiện các hoạt động bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu sẽ được tính thông qua công thức như sau:
Tổng doanh thu = Sản lượng x Giá bán.
– Doanh thu thuần:
Doanh thu thuần được hiểu cơ bản chính là doanh thu thực của doanh nghiệp, dùng nhằm mục đích để thực hiện việc tính toán và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Từ doanh thu thuần, doanh nghiệp cũng sẽ có thể tính được lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, từ đó mà doanh nghiệp cũng sẽ có thể xác định được lãi, lỗ trong kỳ.
Doanh thu bán hàng thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ.
Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm các loại sau đây:
+ Chiết khấu thương mại được hiểu cơ bản chính là khoản giảm giá so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho các chủ thể là những khách hàng mua hàng số lượng lớn.
– Giảm giá hàng bán được hiểu cơ bản chính là khoản giảm trừ so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho các chủ thể là những người mua do hàng hóa sai quy cách, kém chất lượng hay lạc hậu hay các loại hàng hoá khác.
– Giá trị hàng hóa bị trả lại được hiểu cơ bản chính là giá trị lượng hàng bán đã được xác định là tiêu thụ nhưng bị các chủ thể là khách hàng từ chối thanh toán và trả lại.
Doanh nghiệp sẽ cần phải xác định tổng doanh thu và doanh thu thuần thông qua các cách tính doanh thu bán hàng để nhằm mục đích thực hiện việc kiểm soát và quản lý lượng hàng hóa bán ra và tính toán các khoản khấu trừ, chi phí phát sinh.
4. Cách tăng doanh thu bán hàng:
Trong quá trình kinh doanh, mục tiêu trước hết mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới đó chính là doanh thu. Các doanh nghiệp khi muốn có được lợi nhuận thì đầu tiên các doanh nghiệp đó sẽ cần phải tạo ra doanh thu. Chỉ có như vậy thì mới giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững.
Dưới đây là một số cách giúp cho doanh nghiệp có thể tăng doanh thu hiệu quả:
– Doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng phù hợp:
Đúng như vậy, các doanh nghiệp để có thể tăng doanh thu hiệu quả thì cần phải xác định được đối tượng khách hàng sao cho phù hợp với sản phẩm mà các doanh nghiệp đó đang kinh doanh. Như vậy, các doanh nghiệp mới có thể đem các sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng.
Trên thực tế hiện nay, cũng có rất nhiều người thường nghĩ, việc xác định đối tượng khách hàng là không cần thiết. Thế nhưng thực chất việc xác định được đối tượng cụ thể thì các doanh nghiệp mới có thể đưa ra những chiến lược Marketing nhằm mục đích để có thể thu hút khách hàng.
Nếu như xác định sai đối tượng khách hàng coi như các doanh nghiệp đã thất bại một phần trong việc tăng doanh thu. Dù cho các doanh nghiệp có cố gắng đến đâu thì các khách hàng cũng sẽ không trở thành khách hàng của các doanh nghiệp đó bởi đơn giản một điều là sản phẩm của các doanh nghiệp không phải là thứ mà họ tìm kiếm.
– Doanh nghiệp cần tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng:
Trong quá trình bán hàng, khách hàng sẽ cần phảu luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, để nhằm mục đích có thể làm hài lòng khách hàng thì các doanh nghiệp sẽ cần phải luôn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. Việc các doanh nghiệp tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ các khách hàng cũng chính là điều vô cùng quan trọng.
Các phản hồi từ các khách hàng cũng chắc chắn sẽ có các khen cái chê. Những phản hồi tích cực thực tế sẽ là động lực để các doanh nghiệp có thể tiếp tục phát huy. Còn đối với những phản hồi phàn nàn về chất lượng sản phẩm hay là thái độ phục vụ thì cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp sẽ có thể từ đó rút kinh nghiệm trong những lần sau.
– Doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động bán hàng:
Việc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động bán hàng thực chất không phải là tăng số lượng sản phẩm lên nếu không cần thiết. Bởi cho dù các doanh nghiệp có cung cấp thêm nhiều sản phẩm mà khách hàng không mua thì chỉ các doanh nghiệp sẽ thêm thiệt hại về vốn. Cho nên, các doanh nghiệp sẽ cần tích cực cải thiện quy trình bán hàng nhằm mục đích để từ đó có thể gây được sự chú ý đối với khách hàng.
Một doanh nghiệp khi có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm chắc chắn sẽ tạo được niềm tin đối với các chủ thể là khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ có trách nhiệm cần phải đảm bảo quá trình giao hàng được diễn ra nhanh chóng. Đóng gói kỹ càng để nhằm mục đích có thể đảm bảo tình trạng tốt nhất cho sản phẩm khi giao tới tay khách hàng.
– Doanh nghiệp cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh:
Thực tế thì ở tất cả các lĩnh vực thì việc có đối thủ cạnh tranh là điều hết sức bình thường. Để nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua đối thủ của minh thì việc nghiên cứu, phân tích những thông tin về đối thủ là điều rất cần thiết. Việc nghiên cứu, phân tích những thông tin về đối thủ này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được những điểm yếu và điểm mạnh và để từ đó đưa ra những kế hoạch phù hợp nhằm mục đích có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh.