Trong quá trình giải quyết việc phá sản mà các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì lúc này tài sản của công ty đó sẽ do doanh nghiệp và quản tài viên thực hiện việc quản lý, thanh lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là gì?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản 2014 đã đưa ra định nghĩa về quản tài viên dưới góc độ pháp lý với nội dung như sau:
”Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản”.
Ta nhận thấy, từ khái niệm cụ thể được nêu cụ thể bên trên và quy định của luật phá sản thì có thể đưa ra được hình thức hành nghề của Quản tài viên bao gồm hai hình thức cơ bản đó là:
– Thứ nhất: Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
– Thứ hai: Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Dưới sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo quy định của luật phá sản thì tại cùng một thời điểm nhất định thì các chủ thể là người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chứ không được thực hiện việc đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở doanh nghiệp nào khác hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân như vậy có thể thấy pháp luật quy định điều này để đảm bảo được sự công bằng minh bạch trong quá trình hoạt động của một quản tài viên.
Cần lưu ý trong trường hợp mà cá nhân là Quản tài viên không thực hiện việc đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý mà thực hiện việc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân thì quản tài viên này cần thực hiện việc đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế của nước Việt Nam và tuân thủ các quy định cụ thể khác có liên quan.
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản dưới góc độ của pháp luật phá sản với nội dung cụ thể là:
“Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.”
Ta nhận thấy, từ khái niệm cụ thể về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và dựa trên quy định của pháp luật phá sản và các văn bản ban hành kèm theo về vấn đề quản lý, thanh lý tài sản thì các loại hình doanh nghiệp như công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản. Các doanh nghiệp này khi hoạt động cần tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
Căn cứ theo quy định của pháp luật về nhiệm vụ quyền hạn của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại Luật phá sản năm 2014, theo Điều 13 Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, cụ thể nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề.
Không những thế, cùng với quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản theo điều 13 Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì Doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản sẽ còn cần thực hiện nghĩa vụ quản lý Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định, đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp do Quản tài viên mà doanh nghiệp cử trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản cử Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình đại diện cho doanh nghiệp tham gia vụ việc phá sản cho Thẩm phán, trong đó ghi rõ tên, số, ngày cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của Quản tài viên hoặc các Quản tài viên được cử; trong trường hợp từ chối tham gia vụ việc phá sản thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản.
Các chủ thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét, ký các văn bản do Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình thực hiện.
Các doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cần mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cần báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, ta có thể nêu thêm một số quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì doanh nghiệp cần thực hiện việc quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bao gồm:
– Thứ nhất: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xác minh, thu thập, quản lý tài liệu và các loại chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã theo đúng quy định pháp luật.
– Thứ hai: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
– Thứ ba: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản.
– Thứ tư: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Thứ năm: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Thứ sáu: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản.
– Thứ bảy: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản.
– Thứ tám: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản theo quy định.
– Thứ chín: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
Các doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật sẽ được phép đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã khi trong trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, sẽ cáo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Cần lưu ý rằng trong các trường hợp do pháp luật quy định mà Quản tài viên được các doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử theo quy định thì bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 22/2015/NĐ-CP của Chính Phủ thì trong thời hạn cụ thể là ba ngày làm việc, kể từ ngày Quản tài viên được cử bị tạm đình chỉ hành nghề, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử Quản tài viên khác hành nghề trong doanh nghiệp thay thế. Còn đối với trường hợp doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thể cử Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp thay thế thì thông báo bằng văn bản cho Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để chỉ định Quản tài viên khác hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khác.
– Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
– Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Đề nghị Thẩm phán tiến hành: Thu thập tài liệu, chứng cứ; Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
– Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên:
– Tiến hành việc nhận hoặc gợi ý bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định;
– Thực hiện việc cho mượn, cho thuê hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
– Có hành vi lợi dụng quyền hạn, nhiệm vụ để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi;
– Có hành vi Tiết lộ thông tin về hoạt động, tổ chức của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
– Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
– Thực hiện việc thông đồng, móc nối với hợp tác xã, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
– Tiến hành việc nhận hoặc gợi ý bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được nhận theo quy định;
– Có hành vi cho tổ chức hay các cá nhân khác sử dụng tên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
– Có hành vi tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà doanh nghiệp biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
– Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.