Ca dao Việt Nam luôn là nơi gửi gắm nhiều bài học quý báu của cha ông ta từ bao đời nay. Đó là bài học về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà và con cháu,..... Trong đó không thể không nhắc đến mối quan hệ của những anh chị em trong một gia đình và tiểu biểu là câu ca dao " Anh em nào phải người xa"
Mục lục bài viết
- 1 1. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa hay nhất:
- 2 2. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa ý nghĩa nhất:
- 3 3. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa ấn tượng nhất:
- 4 4. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa ngắn gọn nhất:
- 5 5. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa cảm xúc nhất:
1. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa hay nhất:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao đậm chất yêu thương đã giúp người đọc thêm hiểu được mối quan hệ gắn bó. khăng khít, tình thương mến thương giữa những người thân trong cùng một gia đình. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả dân gian đã sử dụng loại câu phủ định nhằm khẳng định một sự thật luôn luôn đúng rằng “anh em” không phải là những người xa lạ, không phải là mối quan hệ người dưng nước lã, từ đó góp phần thêm nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt gắn bó. Sang câu tiếp theo, tác giả dân gian đã sử dụng thành công điệp từ “cùng” hai lần nhằm dụng ý nghệ thuật nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh” và “em”. Anh và em cùng chung cha mẹ, anh và em là người thân một nhà, anh và em là hai cá thể không thể tách rời. Hai câu cuối mang giá trị như một lời khuyên nhủ đầy chân tình. Anh và em là mối quan hệ rượt thịt, gắn bó, chính vì vậy giữa anh và em cần có sự yêu mến, hòa thuận như tay với chân không thể tách rời. Cách so sánh ví von “như thể tay chân” đã tạo nên hiệu ứng nghệ thuật vô cùng độc đáo. Hai hình ảnh “tay” và “chân” ở đây đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời cũng như anh và em là một mối quan hệ gắn bó, khăng khít cũng chẳng thể rời xa. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn, ẩn chứa trong đó là một bài học quý giá cho chúng ta về mối quan hệ tình thân ruột thịt.
2. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa ý nghĩa nhất:
Ca dao luôn là cái nôi gửi gắm nhiều bài học giá trị, trong đó có lẽ đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi độc giả là câu ca dao sau:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Ý nghĩa ẩn chứa qua câu ca dao trên là bài học nói về mối quan hệ giữa anh, chị và em trong một gia đình. Cụm từ “anh em” mang tính đại diện cho anh, chị và em trong một gia đình. Trước hết, tác giả dân gian đã khẳng định rằng “anh em” không phải là những người dưng xa lạ, mà là có một mối quan hệ máu mủ, ruột thịt. Anh và em đều cùng một cha mẹ sinh ra, anh và em đều cùng sống trong một gia đình. Đến hai câu tiếp theo, tác giả dân gian đã khẳng định một chân lí rằng giữa anh, chị và em cần phải biết “yêu nhau như thể tay chân”. Đây là một cách so sánh vô cùng độc đáo khi lấy hai hình ảnh “tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người để chỉ cho con người, cụ thể ở đây là anh, chị em trong một gia đình. Có thể khẳng định đây là mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển cũng giống như anh chị em trong một gia đình có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau thì gia đình đó mới êm ấm, hạnh phúc bền lâu và ngày một đi lên. Qua những cảm nhận trên, chúng ta có thể khẳng định bài ca dao đã đem đến cho mỗi độc giả một lời khuyên vô cùng hữu ích về lối sống yêu thương, gắn bó, sẻ chia giữa những mối quan hệ ruột thịt trong gia đình, cụ thể ở đây là mối quan hệ giữa anh chị em với nhau dưới một mái nhà.
3. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa ấn tượng nhất:
Tình cảm anh em vốn là một chủ đề quen thuộc được đưa vào nhiều các tác phẩm văn học đặc sắc, trong đó, không thể không nhắc đến tình cảm anh em được thể hiện qua bài ca dao dưới đây:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Ngay mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian đã đưa ra một khẳng định “anh em” không phải là những người xa lạ. Anh và em không phải là mối quan hệ người dưng nước lã mà đó là mối quan hệ gắn bó, ruột thịt, là một mối quan hệ không thể tách rời. Tác giả dân gian đã sử dụng thành công hình ảnh so sánh “yêu nhau như thể tay chân” thật độc đáo. “Tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, chúng có ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước, cơ thể mới khỏe mạnh, phát triển. Quy luật này cũng giống như mối quan hệ giữa anh chị em trong một gia đình. Anh chị em có yêu thương, hoà thuận, gắn bó, sẻ chia với nhau thì gia đình đó mới có thể hạnh phúc, ấm êm, yên bình và ngày một phát triển. Đó vừa là mong muốn của người lớn, vừa là trách nhiệm của anh chị em ruột thịt dưới một mái nhà. Bài ca dao là một bài học về lối sống yêu thương, bài ca dao đã đem đến lời khuyên cho con người vô cùng quý giá về cách đối nhân xử thế giữa các mối quan hệ trong gia đình và cụ thể ở đây là mối quan hệ giữa anh chị em trong cùng một gia đình.
4. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa ngắn gọn nhất:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Đây là một bài ca dao vô cùng ý nghĩa và mang giá trị giáo dục vô cùng sâu sắc. Bài ca dao như là một lời nhắc nhở con người về tình cảm anh chị em trong gia đình. “Anh em” ở đây chỉ mối quan hệ ruột thịt, gắn bó, khăng khít. Tác giả dân gian đã sử dụng rất thành công điệp từ “cùng” nhằm mục đích nghệ thuật là nhấn mạnh nguồn gốc vô cùng gần gũi, thân thiết giữa anh và em. Bởi vậy mà giữa anh em luôn cần phải có sự yêu mến, tôn trọng lẫn nhau. Không chỉ vậy, tác giả dân gian còn sử dụng rất thành công biện pháp so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo. Tác giả dân gian đã sử dụng hai hình ảnh chân và tay vốn là bộ phân của cơ thể, và hai bộ phận này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tay và chân có gắn bó thì cơ thể mới khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Điều này cũng làm ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa anh và em. Cũng giống như tay và chân, mối quan hệ anh chị em trong gia đình có sống hoà thuận, yêu thương thì gia đình đó mới có thể được gọi là gia đình vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là mong ước của người làm cha mẹ, cũng là bổn phận của con cháu. Câu ca dao tuy đơn giản, nhưng lại chứa đựng một bài học quý giá trong cuộc sống về lẽ sống giữa mối quan hệ anh em ruột thịt trong gia đình.
5. Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa cảm xúc nhất:
Khi đi sâu vào mảng chủ đề về tình cảm gia đình, ca dao Việt Nam không chỉ nhắc đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng, … mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Trong đó, tiêu biểu về chủ đề này chúng ta có thể kể đến câu ca dao sau:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Ngay mở đầu bài ca dao, các tác giả dân gian đã đưa ra một nhận định: “Anh em nào phải người xa”. Bài ca dao lúc này đã ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó, yêu thương, quấn quýt tuy hai mà một, bởi: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” . Tác giả dân gian đã sử dụng rất thành công điệp từ “cùng” nhằm khẳng định thêm mối quan hệ giữua anh và em. Anh và em đều cùng một cha mẹ sinh ra, đều cùng chung sống dưới một mái nhà, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ.
Yêu nhau như thể tay chân
Rách lành đùm học dở hay đỡ đần.
Câu ca dao đến như là một lời nhắc nhở đến mỗi độc giả rằng mỗi người cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Đến đây, mối quan hệ anh em được ví với hình ảnh chân – tay. Đây là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình, tay có thuận thì chân mới vững cũng như anh có em hoà thuận thì gia đình mới êm ấm.
Bài ca dao lúc này như là một lời nhắc nhở tha thiết đối với chúng ta rằng anh em sống trong cùng một mái nhà cần phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.