Hiện nay, khi đất nước đã tăng trưởng và phát triển về nên kinh tế thì hầu hết các quốc gia trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp để cải thiện một môi trường trong sạch và an toàn đối với cuộc sống của người dân. Vậy đô thị tăng trưởng xanh là gì? Các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh?
Mục lục bài viết
1. Đô thị tăng trưởng xanh là gì?
Trong tiếng Anh thì đô thị tăng trưởng xanh tạm được dịch và được gọi với tên tiếng Anh đó chính là Urban Green Growth.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-BXD về quy định chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành có quy định về định nghĩa của Đô thị tăng trưởng xanh là: “Đô thị tăng trưởng xanh là đô thị đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua các chính sách và hoạt động đô thị nhằm giảm những tác động có ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
Hiện nay, Việt Nam đã có các nghiên cứu về chiến lược phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu để điều chỉnh quy hoạch đô thị. Đồng thời thì việc phát triển đô thị tăng trưởng xanh nhằm nâng cao chất lượng sống, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm bớt tác động đến môi trường theo hướng phát triển bền vững. Theo kế hoạch được phê duyệt ngày 19/1, 23 thành phố và thị xã sẽ là những thành phố đầu tiên thí điểm phát triển đô thị tăng trưởng xanh. Các địa điểm này bao gồm Bắc Kạn, Yên Bái, Phủ Lý, Sa Pa, Hạ Long, Sầm Sơn, Huế, Hội An, Tam Kỳ, Vũng Tàu, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bến Tre.
Đầu tháng 1, Bộ đã ban hành thông tư quy định các tiêu chí về phát triển đô thị tăng trưởng xanh. Do đó, nhiều thành phố, thị xã đã quan tâm đến việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng đô thị theo hướng tăng trưởng xanh và nỗ lực thúc đẩy phát triển đô thị tăng trưởng xanh. Một số đã ban hành chiến lược riêng về tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu như Hải Phòng và Cần Thơ và một số đang thực hiện như Đà Nẵng, Bắc Ninh và Tam Kỳ. Bên cạnh đó thì đối với vấn đề tăng trưởng xanh đô thị vẫn còn là một điều mới mẻ ở Việt Nam nên nhiều địa phương gặp khó khăn. Đồng thời thì ở Việt Nam không có một mô hình đô thị tăng trưởng xanh chung nào áp dụng cho tất cả các thành phố và thị xã, đồng thời cho rằng mỗi địa phương phải có đánh giá toàn diện về sự phát triển đô thị của mình để vạch ra chiến lược và lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của mình.
Các khu đô thị được quốc tế công nhận là một thành phần quan trọng để thực hiện tăng trưởng xanh. Các thành phố tập trung các vấn đề môi trường từ ô nhiễm không khí và nước, chất thải rắn và phát thải khí nhà kính, và thường xuyên phải đối mặt với những thách thức do hệ thống thoát nước, vệ sinh và kiểm soát lũ lụt kém. Hơn nữa, cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng đô thị mang lại cơ hội giảm thiểu tác động môi trường của việc cung cấp đồng thời tăng khả năng phục hồi và giải quyết các nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội.Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã trải qua một trong những quá trình đô thị hóa nhanh nhất trên toàn cầu và các ước tính cho thấy dân số đô thị đang tăng hơn một triệu người mỗi năm. Việt Nam đã trải qua những thành công về phát triển đáng kể, và các trung tâm đô thị sôi động là minh chứng cho điều đó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã chính thức nhận ra sự cần thiết của việc phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững hơn về môi trường.
2. Các lĩnh vực quan trọng lồng ghép tăng trưởng xanh:
Green Globe Châu Á Thái Bình Dương (GGAP) đã xác định các khu vực đô thị là những địa điểm quan trọng để thực hiện các chính sách và chương trình Tăng trưởng Xanh. Tại Việt Nam, Bộ Xây dựng, cơ quan chịu trách nhiệm về quy hoạch đô thị và các chính sách và chiến lược đô thị, đã được xác định là cơ quan chủ chốt để lồng ghép tăng trưởng xanh trong phát triển đô thị. GGAP đã xác định năm lĩnh vực quan trọng để lồng ghép tăng trưởng xanh trong khu vực đô thị:
– Xây dựng Khung và Lộ trình Chiến lược Tăng trưởng Xanh Đô thị;
– Xác định các Chỉ số Giám sát và Thực hiện Tăng trưởng Xanh Đô thị;
Chuẩn bị các hướng dẫn tăng trưởng xanh đô thị và các phân tích và thực tiễn tốt nhất;
– Đào tạo và nâng cao năng lực; và ưu tiên đầu tư vốn chủ sở hữu E2 +.
Chính trong bối cảnh đó, GGGI đang hỗ trợ Bộ Xây dựng Việt Nam đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh thông qua việc phát triển dự án hành động tăng trưởng xanh cho đô thị Việt Nam.
3. Các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh:
Cũng trên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-BXD cũng có nêu ra định nghĩa về các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là: “Các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là các chỉ tiêu được áp dụng để đánh giá thực trạng phát triển đô thị tăng trưởng xanh hàng năm hoặc từng giai đoạn được so sánh với hiện trạng phát triển đô thị năm cơ sở nhằm đề xuất, phê duyệt và thúc đẩy thực hiện các chính sách, hoạt động xây dựng đô thị tăng trưởng xanh”.
Đồng thời thì cũng theo như quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì cũng có quy định về các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam gồm 24 chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm. Danh mục và nội dung các chỉ tiêu được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Do đó, theo như quy định của Điều này thì các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh đucợ chia thành bốn nhóm với nội dung như sau:
Thứ nhất, các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh được chia thành: “nhóm chỉ tiêu kinh tế gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế về sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong đầu tư xây dựng và phát triển đô thị”. Nhóm này được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều này.
Do đó, đối với nhóm này thì việc tăng trưởng kinh tế được biết đến là một trong những chỉ tiêu đucợ chú trọng nhiều nhất. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ kinh tế so với thời kỳ này sang thời kỳ khác. Nó có thể được đo lường bằng giá trị danh nghĩa hoặc thực tế (điều chỉnh theo lạm phát). Theo truyền thống, tăng trưởng kinh tế tổng hợp được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mặc dù các số liệu thay thế đôi khi được sử dụng.
Thứ hai, các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh được chia thành: “Nhóm chỉ tiêu môi trường gồm 10 chỉ tiêu nhằm đánh giá về chất lượng môi trường và cảnh quan đô thị, mức độ áp dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, xả thải, phát thải khí nhà kính trong phát triển đô thị”. Và nhòm này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều này.
Thứ ba, các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh được chia thành: “Nhóm chỉ tiêu xã hội gồm 4 chỉ tiêu nhằm đánh giá về hiệu quả nâng cao chất lượng và điều kiện sống của người dân đô thị”. Nhóm này được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều này. Đây cũng là một trong những nhóm góp phần rất lớn trong việc hình thành và dựng đô thị tăng trưởng xanh. Đối với việc phát triển một đô thị xanh thì không thể nào bỏ qua chất lượng sống chủa người dân sinh sống tại đô thị.
Thứ tư, các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh được chia thành: “Nhóm chỉ tiêu thể chế gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền đô thị đối với công tác xây dựng đô thị tăng trưởng xanh”. Nhóm này cũng được quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2018/TT-BXD như các nhóm khác nhưng lại được quy định tại khoản 4.
Trong nhóm thứ tư này thì việc xây dựng đô thị tăng trưởng xanh được lập nên nhằm mục đích đánh giá việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền đô thị trong quá trình xây dựng đô thị tăng trưởng xanh theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc đánh giá này nhằm mục đích thức đẩy việc hoạt động sát sao hơn của chính quyền đô thị đối với việc xây dựng đô thị này. Cũng chính vì thế mà kết quả đạt được cũng chính là kết quả tốt nhất đối với việc xây dựng đô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam.