Quy luật cầu có biểu thị một yếu tố rất quan trọng đối với thị trường hàng hóa cụ thể đó là độ co giãn của cầu theo thu nhập. Người ta thường đề cập tới độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo thu nhập và độ co giãn của cầu theo giá chéo. Vậy độ co giãn của cầu theo thu nhập là gì? Công thức xác định và ý nghĩa?
Mục lục bài viết
1. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là gì?
Quy luật cầu đưa ra các lí thuyết để chúng ta hiểu rằng đối với lượng cầu về một loại hàng hóa sẽ tăng lên hoặc giảm xuống khi giá của hàng hóa giảm hoặc tăng. Tuy nhiên, vì những lý do thực tiễn, trong nhiều trường hợp, người ta cần biết rõ hơn về mức độ phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi của giá hàng hóa.
Giả sử đối với trường hợp mà người bán hàng có ý định tăng giá hàng hóa của mình lên 5%, thì một điều chắc chắn đó là họ rất muốn biết những người tiêu dùng sẽ phản ứng như thế nào trước sự kiện này: lượng hàng mà anh ta (hay chị ta) bán được sẽ giảm đi bao nhiêu phần trăm? Quyết định của người bán hàng sẽ tùy thuộc vào dự đoán của của anh ta (hay chị ta) về đại lượng này. Nếu lượng hàng bán được sụt giảm nhiều (ví dụ 10%), thông thường, người này sẽ thay đổi ý định tăng giá.
Nếu lượng hàng có thể bán được sụt giảm không đáng kể, (ví dụ, chỉ giảm 1%), anh ta (hay chị ta) sẽ vững tâm thực hiện ý định tăng giá của mình. Khi chúng ta muốn đo mức độ phản ứng của một biến số kinh tế trước sự thay đổi của một biến số khác có liên quan, chúng ta dùng thước đo độ co giãn.
Độ co giãn của cầu theo thu nhập trong tiếng Anh là Income Elasticity of Demand.
Lí thuyết về độ co giãn của cầu chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều và theo thu nhập là sự thay đổi của lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên.
Hay có thể hiểu như sau:
Trên thị trường muốn xác định được độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể sử dụng để đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu về một loại hàng hóa trước sự thay đổi của thu nhập trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Nếu chúng ta xét độ co giãn của cầu trên thị trường về một hàng hóa được biểu thị theo một biến số nào đó biểu thị mức độ thay đổi trong lượng cầu về hàng hóa này nhằm đáp ứng một mức thay đổi nhất định của biến số nói trên, trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Người ta thường đề cập tới độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo thu nhập và độ co giãn của cầu theo giá chéo.
Như vậy nên các giá trị để biểu thị nên độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu về một loại hàng hóa trước sự thay đổi của thu nhập trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu và phần trăm thay đổi trong thu nhập.
Gọi I là thu nhập của người tiêu dùng, eI là độ co giãn của cầu theo thu nhập của một loại hàng hoá, ta có:
Như vậy dựa trên độ co giãn của cầu sẽ đưa ra các thông tin cho chúng ta nếu các điều kiện khác được giữ nguyên thì khi thu nhập tăng lên 1%, lượng cầu hàng hoá sẽ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm. Cũng như vậy độ co giãn của cầu theo giá, có thể tính độ co giãn của cầu theo thu nhập theo hai phương pháp: tính theo một khoảng thu nhập và tính tại một điểm thu nhập.
Độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể dương hoặc âm. Đối với những hàng hoá thứ cấp, khi thu nhập tăng lượng cầu về hàng hoá giảm ở mọi mức giá và ngược lại. Điều đó có nghĩa là lượng cầu và mức thu nhập là hai biến số vận động ngược chiều nhau. Nói cách khác eI trong trường hợp này luôn nhỏ hơn 0.
Độ co giãn của cầu nếu chúng ta nhìn nó trên phương diện hàng hóa thì khi thu nhập tăng, cầu về hàng hoá luôn luôn tăng và ngược lại. Sự vận động cùng chiều giữa lượng cầu và thu nhập cho thấy, đối với các hàng hoá này eI là một số dương, lớn hơn 0. Tuy nhiên, bằng quan sát thực nghiệm, người ta nhận thấy rằng, trong các hàng hoá thông thường, có một nhóm hàng hoá, khi thu nhập tăng, tuy mức cầu về hàng hoá cũng tăng theo song tốc độ tăng của mức cầu lại nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập. Nói cách khác, khi thu nhập tăng, tỷ trọng chi tiêu của người tiêu dùng về nhóm hàng hoá này trong tổng chi tiêu có xu hướng giảm.
Để hiểu hơn về vấn đề này Luật Dương Gia xin đưa ra ví dụ như đối với nhóm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu ăn uống thuộc loại như vậy. Nhóm hàng này được gọi là hàng thông thường thiết yếu. Đối với chúng, eI tuy lớn hơn 0, song lại nhỏ hơn 1, vì %∆QD < %∆I.
Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của dân chúng tăng lên sẽ khiến cho họ thay đổi dần mô hình chi tiêu. Họ dần dần ít chi tiêu hơn cho những hàng thứ cấp và tăng nhanh phần chi tiêu cho những hàng hoá cao cấp hay “xa xỉ”. Những nghiên cứu thực nghiệm nhằm đo lường cụ thể eI có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp có những quyết định đầu tư hiệu quả.
2. Công thức xác định và ý nghĩa của độ co giãn của cầu theo thu nhập:
Như đã đưa ra các thông tin ở trên vì nó chính thước đo mức độ thay đổi của nhu cầu khi thu nhập thay đổi nên độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể cho chúng ta những thông tin hữu ích về triển vọng kinh doanh một loại hàng hoá trong tương lai.
Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của dân chúng tăng lên sẽ khiến cho họ thay đổi dần mô hình chi tiêu. Họ dần dần ít chi tiêu hơn cho những hàng thứ cấp và tăng nhanh phần chi tiêu cho những hàng hoá cao cấp hay xa xỉ. Những nghiên cứu thực nghiệm nhằm đo lường cụ thể EI có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp có những quyết định đầu tư hiệu quả.
Ví dụ: Chúng ta có số liệu điều tra về mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong năm và lượng cầu về máy giặt như sau:
Nhóm thu nhập | Mức thu nhập bình quân một năm (triệu đồng) | Lượng cầu về máy giặt (nghìn cái) |
---|---|---|
Thứ nhất | 56 | 20 |
Thứ hai | 60 | 24 |
Như vậy khi thu nhập của các hộ gia đình tăng lên 1% sẽ làm cho nhu cầu về máy giặt tăng 2,63%.
Hệ số co giãn của cầu khi thu nhập thay đổi đối với hàng hóa thứ cấp có kết quả là một số âm, với hàng hóa thông thường thì kết quả là số dương.
Nếu là hàng hóa thiết yếu thì hệ số co giãn nằm trong khoảng từ 0 đến 1; còn các hàng hóa cao cấp thì kết quả > 1.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số co giãn của cầu theo giá:
3.1. Sự sẵn có của hàng hóa thay thế:
Một hàng hoá càng có nhiều hàng hoá thay thế thì cầu về hàng hoá đó càng co giãn nhiều theo giá và ngược lại.
Hiêu hơn về vấn đề này như với sản phẩm dầu gội trên thị trường có nhiều loại có thể thay thế. Nếu giá dầu gội dove tăng thì người tiêu dùng sẽ mua các loại dầu gội khác và làm cầu của dầu gội dove giảm đi đáng kể, cầu sẽ co giãn tương đối. Gạo, xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, ít có khả năng thay thế nên khi giá gạo, xăng tăng thì vẫn không ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.
3.2. Khoảng thời gian giá thay đổi:
Thông thường trong dài hạn cầu co giãn nhiều hơn trong ngắn hạn.
Cụ thể về trường hợp này như khi giá xăng dầu tăng, người tiêu dùng không thể ngay lập tức thay thế xe máy chạy xăng bằng phương tiện gì khác. Do đó, độ co giãn của cầu về xăng trong một thời gian ngắn là thấp. Tuy nhiên, nếu giá xăng tiếp tục tăng cao trong dài hạn thì người tiêu dùng có thể sử dụng xe đạp điện để thay thế xe máy.
3.3. Tính chất của hàng hóa:
Nhìn chung hàng hóa xa xỉ có hệ số co giãn cao, các hàng hóa thiết yếu ít co giãn hơn.
Ví dụ nếu một chiếc ô tô được giảm giá một nửa thì người tiêu dùng sẽ mua ô tô nhiều hơn. Ngược lại, khi giá của gạo, xăng giảm giá một nửa thì lượng cầu về gạo, xăng hầu như không thay đổi.
3.4. Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa:
Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa càng lớn thì cầu về hàng hoá càng co giãn và ngược lại.
VD: Một người hàng tuần sử dụng100.000 VNĐ đi uống bia thì khi giá bia tăng 50% từ 4.000 VNĐ/cốc lên 6.000 VNĐ/cốc, người tiêu dùng này vẫn tiếp tục uống bia. Nhưng nếu người tiêu dùng này có ý định mua ô tô, khi giá ô tô tăng lên 50% thì dù có đủ tiền để mua ô tô, người tiêu dùng này vẫn sẽ cân nhắc xem có nên mua ô tô nữa không.