Trong quá trình mua hàng hóa và dịch vụ sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu dùng quá mức và hiện tượng này ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống. Chính vì thế mà cần phải có các biện pháp để khắc phục, có thể kể đến định suất đồng đều. Vậy định suất đồng đều là gì? Vai trò, nội dung của định suất đồng đều?
Mục lục bài viết
1. Định suất đồng đều là gì?
Định nghĩa của định suất đồng đều:
Định suất đồng đều được hiểu cơ bản chính là hình thức cung cấp một lượng hàng hóa cá nhân đồng đều như nhau cho tất cả mọi người và việc thực hiện cung cấp lượng hàng hóa cá nhân này sẽ không căn cứ vào cầu cụ thể của người được nhận lượng hàng hoá đó.
Trong thời kì bao cấp ở Việt Nam giai đoạn trước, định suất đồng đều đã được thực hiện thông qua chế độ tem phiếu hoặc chế độ phân chia khẩu phần.
Tìm hiểu về định suất đồng đều thông qua chế độ tem phiếu ở Việt Nam thời kì bao cấp:
Tại Việt Nam ở thời kì bao cấp, việc phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày cho những chủ thể là người dân sẽ được thực hiện thông qua chế độ tem phiếu. Tem phiếu sẽ được dành cho các đối tượng là những người cán bố công nhân viên khi các chủ thể này làm việc trong cơ quan, xí nghiệp quốc doanh. Hàng hóa được sử dụng thông qua chế độ tem phiếu trên thực té sẽ thường có giá thấp hơn rất nhiều khi so sánh với giá bán ở bên ngoài thị trường (hay chúng ta còn có thể gọi là chợ đen). Theo đó, lương của các chủ thể là những người lao động cung cấp một lượng hàng hóa cá nhân sẽ được quy ra hiện vật. Sổ gạo hay lúc đầu tên của sổ gạo là cuốn sổ lương thực. Chế độ sổ gạo này đã được ra đời và được áp dụng vào khoảng những năm 1960, đầu tiên là lương thực, sau đã đổi thành tem phiếu cụ thể bao gồm như là các loại mặt hàng, số lượng mà một gia đình sẽ được phép mua, dựa trên quy chuẩn như cấp bậc và niên hạn cụ thể. Cũng chính bởi vì thế mà có gia đình được ưu đãi mua, được ưu tiên mua hàng, có gia đình thì ngược lại không được ưu đãi mua. Tem phiếu được sử dụng để mua nhu yếu phẩm hàng ngày cũng sẽ được quy định và có chế độ riêng căn cứ cụ thể vào vị trí công việc, nghề nghiệp mà chủ thể là những cán bộ công chức nhà nước và các đối tượng là những người dân lao động được phát. Việc phát lương thực cho những cán bộ công chức nhà nước và các đối tượng là những người dân lao động cũng được thực hiện theo cách và chế độ khác nhau. Theo đó, ở thời kì bao cấp thì tem phiếu được phân chia cho những cán bộ viên chức cấp cao cụ thể với nội dung như sau: Tiêu chuẩn đặc biệt A1 dành cho cán bộ cao cấp; Phiếu A dành cho bộ trưởng; Phiếu B dành cho thứ trưởng; Phiếu C là trưởng các vụ, cục, viện. Những người khi thuộc vào đối tượng cụ thể này thì sẽ đều có các cửa hàng riêng phục vụ ở phố Nhà Thờ, Tông Đản và Vân Hồ ở thủ đô. Ở tại thời kì bao cấp cũng có rất nhiều loại tem phiếu, trong đó có những loại tem phiếu quan trọng nhất cụ thể như sau đây: – Gạo: Từ năm 1955, Nhà nước tạm thời sẽ bán gạo theo định lượng cho các hộ gia đình ở thành phố. Và, ở mỗi thành phố khác nhau thì cũng sẽ cần phải áp dụng một tiêu chuẩn khác nhau. Bắt đầu từ ngày 1/3/1957, Nhà nước ta thực hiện chế độ cung cấp gạo ăn hàng tháng cho tất cả các chủ thể là những bộ đội, cán bộ, công nhân viên chức, học sinh các trường chuyên nghiệp, học sinh trường phổ thông hưởng học bổng toàn phần, bệnh nhân tại các bệnh viện, trạm điều dưỡng và nhiều đối tượng cụ thể khác. Giá thống nhất và ổn định cho gạo đó là 0,4 đ/kg. – Vải: Từ 1962, định lượng phân phối đối với vải cụ thể như sau: + Từ 1962, định lượng phân phối vải đối với cán bộ công nhân viên chức là 5m/người, năm. + Từ 1962, định lượng phân phối vải đối với nhân dân thành phố, thị xã 4m/người, năm + Từ 1962, định lượng phân phối vải đối với nhân dân nông thôn 3m/người, năm.
Các loại phiếu vải cũng được quy định sẽ chia ra hai loại nam và nữ. Phiếu vải nữ có quyền được mua mỗi năm 2m lụa đen hay các loại vải có phần giống như vậy để may quần. – Các mặt hàng thực phẩm (thịt, đường, sữa cũng như nhiều loại thực phẩm khác): Cần lưu ý rằng, đối với sữa thì đây thực chất chủ là mặt hàng chỉ dành cho trẻ em và người ốm.
Chất đốt (cụ thể là dầu, than, củi): + Các hộ gia đình sinh sống ở ở thành phố, thị xã từ 4 người trở lên thì sẽ được cấp than là chủ yếu và các hộ gia đình sinh sống ở ở thành phố, thị xã từ 4 người trở sẽ được mua 10kg củi/hộ (để nhóm lò). + Đối với các hộ dưới 4 người được dùng dầu hoàn toàn. + Đối với diện đối tượng được cung cấp tem phiếu chất đốt ở miền núi thì sẽ chỉ được mua củi. + Đối với diện đối tượng được cung cấp tem phiếu chất đốt ở các nơi khác thì được mua than. – Sổ cung cấp phụ tùng xe đạp: Từ năm 1965, Nhà nước quy định tiêu chuẩn của mỗi cán bộ công nhân viên chức nhà nước là được phân phối 1 chiếc xe đạp trong cả đời công tác. Các cán bộ công nhân viên chức đã có xe đạp thì được đăng ký để có thể xin sổ mua phụ tùng. Thực tế thì việc phân phối này khá phức tạp. – Bìa mua hàng gia đình: Các hộ gia đình (kể cả thành thị và nông thôn) tại thời kỳ bao cấp đều sẽ đều được cấp bìa mua hàng để nhằm có thể được mua các mặt hàng cụ thể như: chiếu, xà phòng, diêm, kim chỉ… và trong các dịp lễ tết thì các hộ gia đình (kể cả thành thị và nông thôn) đó sẽ được mua các loại chè, thuốc, bánh, mứt, kẹo… Vào ngày Quốc khánh (2/9), các bìa được cung cấp bánh, kẹo, thuốc lá, chè. Vào ngày tết Trung thu, được cung cấp bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết Nguyên đán được cung cấp phong phú hơn cả đó là: Mỗi hộ được mua 1 túi hàng Tết. Ngoài các loại tem phiếu được nêu cụ thể ở bên trên, còn có nhiều thứ giấy tờ khác được sử dụng để có thể mua hàng: giấy giới thiệu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy báo tử, bệnh tật… Tất cả các loại giấy tờ này cũng có giá trị để xét cho hưởng chế độ cung cấp định lượng. Định suất đồng đều trong tiếng Anh là: Equal rate.
2. Vai trò và nội dung cơ chế định suất đồng đều:
Sự vận hành của cơ chế định suất đồng đều đã được mô tả một cách khá cụ thể qua hình 2-16 được nêu dưới đây:
Ta nhận thấy rằng, nếu không hạn chế việc sử dụng thì các chủ thể là những cá nhân sẽ thực hiện việc tiêu dùng cho đến khi MB bằng với MC mà các chủ thể là những cá nhân đó phải bỏ ra. Nhưng khi hàng hóa được cung cấp một cách miễn phí thì MC của việc cung cấp sẽ bằng 0, nên tiêu dùng sẽ đạt ở Qm.
Tuy nhiên, bởi vì MC của việc sản xuất hàng hóa cá nhân là dương (chứ không bằng 0), nên tiêu dùng ở Qm thực chất cũng sẽ gây ra tổn thất cụ thể bởi vì hoạt động tiêu dùng quá mức. Để nhằm mục đích có thể tránh tổn thất này, Chính phủ cũng có thể ban hành quy định rằng mỗi cá nhân chỉ được sử dụng Q*/2 đơn vị hàng hóa, và cũng vì thế mà tổng lượng hàng hóa tiêu dùng trên thị trường chỉ là Q* thay vì Qm như trước.
Để nhằm mục đích có thể đảm bảo tất cả các cá nhân đều được cung cấp đúng lượng hàng hóa đã định suất cụ thể, Chính phủ nước ta thông thường sẽ sử dụng một hệ thống tem phiếu, trong đó thì tất cả các cá nhân đều sẽ được cấp một lượng tem phiếu trong đó ghi rõ lượng hàng hóa mà các cá nhân đó sẽ được phép mua.
3. Những hạn chế cơ bản của biện pháp định suất đồng đều:
Tuy rằng, định suất đồng đều về bề ngoài sẽ có vẻ khắc phục được tổn thất khi chúng ta xét trên tổng thể, nhưng nếu nhìn sâu vào lợi ích của từng cá nhân khác nhau thì giải pháp định suất đồng đều này thực chất cũng đã gây ra tổn thất do tiêu dùng quá nhiều cho các cá nhân thứ nhất (diện tích tô đậm trong hình 2-16) và tổn thất do tiêu dùng quá ít cho những cá nhân thứ hai (diện tích chấm chấm trong hình 2-16).
Và chúng ta nhận thấy rằng, trên thực tế, cũng không có gì chắc chắn tà tổng hai diện tích tổn thất đó có nhỏ hơn tổn thất khi tiêu dùng tại Qm hay không.
Bên cạnh đó thì giải pháp định suất đồng đều này còn có nhiều nguy cơ thất bại khi các chủ thể là những cá nhân có mức định suất nhiều hơn cầu của họ sẵn sàng trao đổi bên ngoài thị trường chính thức với các cá nhân có mức định suất thấp hơn mức cầu.
Và từ đó thì dẫn đến kết quả, một thị trường chợ đen đã xuất hiện và cái mà chính phủ cung cấp miễn phí thông qua giải pháp định suất đồng đều thì sẽ lại có giá thị trường như bình thường trong các giao dịch chợ đen thâm chí là cao hơn rất nhiều.