Hiện nay, bất kể doanh nghiệp nào sản xuất hay kinh doanh cũng đều phải sử dụng đến nguồn vốn. Trong đó chúng ta phải kể tới loại vốn lưu động, loại vốn này khá phổ biến trên thị trường và nó được dùng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp được thường xuyên và liên tục hơn. Vậy định mức vốn lưu động là gì? Ý nghĩa và nguyên tắc xác định?
Mục lục bài viết
1. Định mức vốn lưu động là gì?
Định mức vốn lưu động tạm dịch trong tiếng Anh là Working capital norms.
Định mức vốn lưu động là xác định số vốn chiếm dùng cần thiết, tối thiểu trên các giai đoạn luân chuyển vốn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường liên tục.
2. Ý nghĩa và nguyên tắc xác định của định mức vốn lưu động:
2.1. Ý nghĩa:
Định mức vốn lưu động hợp lí là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lí, tiết kiệm.
Định mức vốn lưu động là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lí vốn của doanh nghiệp, nhằm củng cố chế độ hạch toán kinh tế.
Định mức vốn là căn cứ xác định mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác và với ngân hàng.
2.2. Nguyên tắc xác định:
Nguyên tắc xác định định mức vốn lưu động:
– Phải đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh một cách hợp lí tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Định mức vốn phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm.
– Đảm bảo cân đối với các bộ phận kế hoạch trong doanh nghiệp (vì vốn lưu động là một bộ phận cấu thành nguồn tài chính của doanh nghiệp).
2.3. Phương pháp xác định định mức vốn lưu động:
– Phương pháp trực tiếp
– Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp căn cứ vào số dư bình quân vốn lưu động và doanh thu tiêu thụ kì báo cáo, đồng thời xem xét tình hình thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng khâu dự trữ – sản xuất – lưu thông năm kế hoạch.
Thuật ngữ liên quan
– Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Vốn lưu động thuần hay vốn lưu động thường xuyên là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
– Kết cấu vốn lưu động là tỉ trọng giữa từng bộ phận vốn lưu động trên tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.
3. Hướng dẫn xác định hạn mức vốn lưu động:
Như chúng ta đã biết thì vay vốn lưu động theo hạn mức là giải pháp tín dụng ngắn hạn, không quá 1 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn thường xuyên trong một giai đoạn nhất định để ổn định nguồn tài chính và tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó việc vay vốn này được đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên: trong cả một chu kỳ kinh doanh của khách hàng, từ đó giúp ổn định nguồn tài chính và tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Hạn mức tín dụng được tính toán theo công thức:
CF SX cần thiết
trong năm KH Vốn tự có Các khoản
Hạn mức TD = ——————- – và coi như – huy động
Vòng quay VLĐ tự có khác
Chi phí SX = Tổng giá trị sản lượng – Khấu hao – Thuế – Lợi nhuận
Cần thiết (doanh thu thuần) theo KH cơ bản định mức
– Vòng quay vốn lưu động được tính toán dựa vào báo cáo quyết toán của năm trước và tính theo công thức:
Doanh thu thuần
Vòng quay VLĐ = ————————————–
Tài sản lưu động dự trữ bình quân
+ Doanh thu thuần: Bằng Tổng doanh thu loại trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản thuế phải nộp.
+ Tài sản lưu động dự trữ bình quân: Được tính trên cơ sở nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá đang tiêu thụ, thành phẩm hàng hoá tồn kho…. Có thể tính bằng bình quân tài sản lưu động các quý.
Có thể xác định vốn lưu động tự có theo công thức sau: Vốn lưu động tự có = Vốn chủ Sở hữu + Vay dài hạn – TSCĐ và ĐTDH.
Xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động, dòng tiền của doanh nghiệp để xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp. Đối với cho vay thường xuyên thì mức trả nợ được xác định dựa vào mức độ luân chuyển, chu kỳ sản xuất, và do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận với nhau.
Chú ý: Trong thẩm định hạn mức vốn lưu động cần lưu ý tính khả thi của các hợp đồng đã ký (tránh tình trạng hợp đồng có thể là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu từng phần hay hợp đồng đã hết thời hạn hiệu lực, hoặc không có khả năng triển khai.
Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc cần phải xem xét hoạt động, tình hình quan hệ tín dụng của pháp nhân (công ty mẹ) để tránh cho vay trùng lắp; kiểm tra văn bản uỷ quyền vay vốn (nội dung, thời hạn uỷ quyền), uỷ quyền thực hiện bảo đảm nợ vay.
4. Vai trò của vốn lưu động:
Vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp phải ứng ra để tạo nên tài sản lưu động, giúp doanh nghiệp tiếp tục các hoạt động kinh doanh. Ngoài tài sản cố định thì mỗi doanh nghiệp khi vận hành còn cần phải có các tài sản lưu động khác nhau. Cơ cấu của số tài sản lưu động này sẽ tùy theo loại hình doanh nghiệp nhưng nhìn chung có hai bộ phận chính là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông. Doanh nghiệp phải đảm bảo lượng tài sản lưu động ở một mức nhất định để việc kinh doanh được tiến hành liên tục và thường xuyên.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục, được lặp lại theo chu kỳ kinh doanh. Việc này cũng được ghi chép cẩn thận trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh đều phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Thông qua công thức tính vốn lưu động, bạn có thể xác định được doanh nghiệp có thể đáp ứng được nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và mất bao nhiêu lâu để đáp ứng được nghĩa vụ đó.
Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra.