Sự phát triển của con người luôn gắn liền với sự đổi mới và sáng tạo. Để có thể đạt được tới trình độ sáng tạo như ngày nay, khi mà trí tuệ nhân tạo có thể học hỏi và tiến bộ mỗi ngày thì con người cũng đã từng bắt đầu từ những sáng tạo đơn giản nhất. Để nhằm mục đích tạo ra sự ghi nhận và khuyến khích sự đổi mới sáng tạo, việc bảo vệ tài sản trí tuệ được đặt gia ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới. Các loại tài sản trí tuệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Việc định giá tài sản trí tuệ cũng rất được quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về tài sản trí tuệ:
Ta hiểu về tài sản trí tuệ như sau:
Với tư cách là khách thể quyền sở hữu đã được Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 xác định với nội dung cụ thể như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Đại từ điển tiếng Việt đưa ra định nghĩa về tài sản như sau: “Tài sản là của cải vật chất để sản xuất hoặc tiêu dùng”.
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản trí tuệ như sau:
“Tài sản trí tuệ là tài sản được hình thành qua quá trình hoạt động trí tuệ của con người. Tài sản trí tuệ là một bộ phận của tài sản vô hình, khác với khả năng không thể hoặc khó có thể tái tạo của tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ lại có khả năng tái tạo”.
Tài sản trí tuệ về bản chất được hiểu là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.
Tài sản trí tuệ hiện nay cũng bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phầm mềm máy tính…
Đặc điểm của tài sản trí tuệ:
– Tài sản trí tuệ chính là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Khoa học trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Công nghệ trong trường hợp này được hiểu là công nghệ có thể chuyển giao độc quyền (ví dụ công nghệ lên men bia) hoặc công nghệ không thể chuyển giao độc quyền (ví dụ công nghệ đào tạo).
– Tài sản trí tuệ hiện nay có khả năng tái tạo và phát triển.
– Tài sản trí tuệ có khả năng bị hao mòn vô hình. Một tài sản trí tuệ có thể được coi là có giá trị lớn ở thời điểm này, nhưng sẽ có những tài sản trí tuệ khác có giá trị cao hơn ở những thời điểm sau đó.
– Tài sản trí tuệ tồn tại ở dạng thông tin và có khả năng lan truyền vô tận, ví dụ một chương trình phát thanh, truyền hình được phát đi ở một quốc gia thì ngay lập tức nó có thể lan truyền đến tất cả mọi quốc gia trên thế giới.
– Tài sản trí tuệ dễ bị sao chép, ví dụ một tác phẩm văn học có thể bị sao chép thành nhiều bản, chất lượng thông tin của bản sao tương đương với chất lượng thông tin của bản gốc. Đây là đặc điểm đáng lưu ý, nhất là trong thời đại kĩ thuật số, qua đó cho thấy nếu không có cơ chế pháp luật hữu hiệu để bảo hộ tài sản trí tuệ thì không thể kiểm soát được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Trong cùng một thời điểm, tài sản trí tuệ cũng có thể nhiều người cùng sử dụng, mà việc sử dụng của người này có thể không hoặc có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng của người khác.
– Tài sản trí tuệ có thể được định giá bằng tiền và có thể được trao đổi trên thị trường, ví dụ cụ thể có thể mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sáng chế thông qua hợp đồng chuyển giao sáng chế, các chủ thể là các nhà xuất bản có thể mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một tác phẩm văn học.
– Việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
2. Định giá tài sản trí tuệ:
Trước hết chúng ta hiểu về định giá như sau:
Theo pháp luật Việt Nam đã quy định định giá như sau:
Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ
Định giá tài sản chính là việc xác định mức giá cụ thể cho từng loại tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định.
Như vậy, ta nhận thấy, không phải ngẫu nhiễn các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có một giá cả nhất định mà việc định giá phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc các tổ chức, cá nhân sản xuất ra loại mặt hàng đó quyết định giá cả. Việc định giá cho hàng hóa, dịch vụ là một việc rất quan trọng và góp phần ổn định giá cả theo một quy định chung nhất định.
Như đã phân tích ở trên, ta hiểu tài sản trí tuệ như sau:
Tài sản trí tuệ được hiểu cơ bản là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tài sản trí tuệ là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.
Khái niệm định giá tài sản trí tuệ:
Định giá tài sản trí tuệ được hiểu là việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ đó tại một điểm nhất định trong những điều kiện nhất định.
Khái niệm về giá trị của tài sản trí tuệ được xem xét trong khả năng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai, hoặc tiềm năng thương mại của tài sản trí tuệ đó mang lại, quy về thời điểm hiện tại. Nói cách khác, giá trị của tài sản trí tuệ chính là mục tiêu của việc định giá.
Định giá tài sản trí tuệ trong tiếng Anh là gì?
Định giá tài sản trí tuệ trong tiếng Anh là Valuation of Intellectual property.
Mục đích của định giá tài sản trí tuệ:
Mục đích chủ yếu của việc định giá tài sản trí tuệ đó chính là nhằm mục đích xác định chính xác, đầy đủ và khách quan giá trị của tài sản đó, từ đó giúp chủ sở hữu, người quản trị tài sản đó đưa ra quyết định tối ưu, trong đó có các quyết định về phương thức kinh tế hiệu quả nhất để sử dụng, bảo vệ hoặc trao đổi tài sản đó trên thị trường nhằm tối đa hóa giá trị của tài sản.
Đối với doanh nghiệp, có rất nhiều lí do để định giá tài sản trí tuệ mang lại lợi ích cho họ, cụ thể như sau:
– Việc định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp quản lí nội bộ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
– Việc định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng: xác định giá trị của hợp đồng chuyển giao.
– Việc định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp sáp nhập và mua lại: xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào tỉ trọng (mức độ đóng góp) của tài sản trí tuệ vào tổng giá thị trường của doanh nghiệp.
– Việc định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp góp vốn đầu tư, tham gia vào các hợp đồng liên doanh, thiết lập các liên minh chiến lược: xác định chính xác giá trị phần sở hữu (vốn góp) tương ứng của doanh nghiệp trong dự án đầu tư hoặc liên doanh, liên kết kinh doanh.
– Việc định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp huy động vốn, đầu tư phát triển hơn nữa tài sản trí tuệ.
– Việc định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí: xác định những tài sản trí tuệ có giá trị kinh tế tiềm năng để nhằm mục đích giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển, loại bỏ những tài sản không còn giá trị hoặc không mang lại lợi ích lớn hơn chi phí trong hoạt động kinh doanh.
– Việc định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu: xác định giá trị của doanh nghiệp và tài sản trí tuệ của doanh nghiệp khi tham gia cổ phần hóa hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
– Việc định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp hỗ trợ giải quyết tranh chấp: xác định mức độ, giá trị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với tài sản trí tuệ, xác định giá trị hàng xâm phạm, hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong trường hợp phá sản, vi phạm hợp đồng, thừa kế,…
– Việc định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp được hưởng thuế ưu đãi từ việc biếu tặng: Việc định giá tài sản trí tuệ được biếu tặng (thường là cho các tổ chức phi lợi nhuận) làm cơ sở để giúp các cơ quan thuế có thể tính toán được mức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp biếu tặng.