Định giá là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với các chủ thể trong hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Việc định giá là chiến thuật mà doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích là để tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận bằng cách bán hàng hóa và dịch vụ với mức giá phù hợp.
Mục lục bài viết
1. Định giá:
Thuật ngữ định giá đã có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, trong những năm gần đây, nghề định giá hiện cũng được phát triển rất nhanh chúng với nhiều loại hình doanh nghiệp cụ thể và tham gia thị trường với một đội ngũ cán bộ định giá chuyên nghiệp.
Định giá về cơ bản được hiểu chính là hoạt động định giá, định giá mang tính chất khách tồn tại trong đời sống kinh tế xã hội của mọi nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đặc biệt đối với những nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, có liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau.
Trên thực tế không có sự phân biệt rõ ràng giữa định giá và thẩm định giá bởi vì công việc của định giá và thẩm định giá đều là xác định giá trị để tìm ra giá cả của tài sản trong một tập hợp giả định các điều kiện trên thị trường nhất định. Công việc định giá sẽ cần được thực hiện bởi các nhà chuyên môn được đào tạo, có kiến thức, kinh nghiệm, có tính trung thực và tuân theo các tiêu chuẩn thẩm định giá do Nhà nước quy định. Kết quả của việc xác định giá cả do các thẩm định viên đưa ra là cơ sở để các tổ chức, cá nhân có tài sản định ra mức giá phù hợp trong quá trình các chủ thể thực hiện các giao dịch.
Khái niệm định giá:
Định giá được hiểu là quá trình phân tích xác định giá trị hiện tại (hoặc dự kiến) của một tài sản hoặc một công ty. Có nhiều kĩ thuật được sử dụng để thực hiện định giá. Một chủ thể là nhà phân tích gán một giá trị cho một công ty nhằm mục đích để xem xét sự quản lí của doanh nghiệp, thành phần cấu trúc vốn của công ty, triển vọng thu nhập trong tương lai và giá trị thị trường của tài sản của công ty, cùng nhiều số liệu khác.
Phân tích cơ bản thông thường được sử dụng trong định giá, mặc dù một số phương pháp khác cũng có thể được sử dụng như mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) hoặc mô hình chiết khấu cổ tức (DDM).
Phân tích cơ bản trong tiếng Anh được gọi là Fundamental Analysis. Phân tích cơ bản được hiểu cơ bản là việc phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố có tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm xác định giá trị nội tại của cổ phiếu trên trên thị trường. Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu theo cách đơn giản phân tích cơ bản đó chính là phương pháp phân tích đầu tư cố phiếu bằng cách xác định giá trị nội tại của cổ phiếu đó.
Định giá tiếng Anh là gì?
Định giá tiếng Anh là Valuation.
Vì sao phải định giá?
Việc định giá trong giai đoạn hiện nay có thể hữu ích khi một chủ thể là nhà đầu tư cố gắng xác định giá trị hợp lí của chứng khoán, được xác định bởi những gì người mua sẵn sàng trả cho người bán (giả sử cả hai bên tham gia giao dịch một cách tự nguyện). Khi một giao dịch chứng khoán được thực hiện trên một sàn giao dịch, người mua và người bán có thể xác định giá trị thị trường của một cổ phiếu hoặc trái phiếu cụ thể.
Tuy nhiên, khác với giá trị thị trường, khái niệm giá trị nội tại đề cập đến giá trị của chứng khoán dựa trên thu nhập trong tương lai hoặc một số đặc điểm khác của công ty, không liên quan đến giá thị trường của chứng khoán. Đây chính là lí do vì sao nhà đầu tư cần phải định giá chứng khoán. Các nhà phân tích thực hiện định giá để xác định xem một công ty hoặc tài sản được định giá quá cao hay quá thấp bởi thị trường.
Phân loại phương pháp định giá:
Các mô hình định giá tuyệt đối cố gắng tìm giá trị nội tại hoặc “thực” của khoản đầu tư dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Nhìn vào các nguyên tắc cơ bản đơn giản có nghĩa là bạn sẽ chỉ tập trung vào những yếu tố như cổ tức, dòng tiền và tốc độ tăng trưởng cho một công ty, và không quan tâm đến bất kì công ty nào khác. Các mô hình định giá thuộc danh mục này bao gồm mô hình chiết khấu cổ tức, mô hình chiết khấu dòng tiền, mô hình thu nhập còn lại và mô hình dựa trên tài sản.
Ngược lại, các mô hình định giá tương đối hoạt động bằng cách so sánh công ty đang được đề cập với các công ty tương tự khác. Các phương pháp này bao gồm các phép nhân và tỉ lệ, ví dụ như phép nhân giá với thu nhập và so sánh nó với phép nhân của các công ty tương tự.
Ví dụ: nếu P/E của một công ty thấp hơn P/E của một công ty tương đương, thì công ty đầu tiên có thể được coi là bị định giá thấp. Thông thường, mô hình định giá tương đối dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với mô hình định giá tuyệt đối, đó là lí do tại sao nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích bắt đầu phân tích với mô hình này.
Hạn chế của việc định giá:
Khi các chủ thể quyết định sử dụng phương pháp định giá để thực hiện việc định giá cổ phiếu lần đầu tiên, nhiều nhà đầu tư sẽ dễ bị choáng ngợp bởi số lượng các kĩ thuật định giá có sẵn. Có những phương pháp định giá khá đơn giản, trong khi lại có những phương pháp khác phức tạp hơn.
Tuy nhiên, hiện nay không có một phương pháp nào phù hợp nhất cho mọi tình huống. Mỗi cổ phiếu đều khác nhau, và mỗi ngành hoặc lĩnh vực có những đặc điểm riêng cụ thể và có thể yêu cầu những phương pháp định giá khác nhau. Bên cạnh đó, các phương pháp định giá khác nhau sẽ tạo ra các giá trị khác nhau cho cùng một tài sản hoặc công ty, có thể khiến các nhà phân tích quyết định sử dụng phương pháp cho ra kết quả hợp lí nhất.
2. Định giá tương đối:
2.1. Định nghĩa định giá tương đối:
Định giá tương đối trong tiếng Anh được gọi là Relative Valuation.
Định giá tương đối được hiểu cơ bản là phương pháp xác định giá trị của một tài sản có tính đến giá trị của các tài sản tương tự. Điều này trái ngược với định giá tuyệt đối, chỉ nhìn vào giá trị nội tại của một tài sản và không so sánh nó với các tài sản khác.
Hệ số giá trên thu nhập (hay còn gọi là hệ số P/E) được xem là một phương pháp định giá phổ biến có thể được sử dụng để đo lường giá trị tương đối của cổ phiếu.
Các chủ thể là các nhà đầu tư giá trị kiểm tra báo cáo tài chính của các công ty trước khi quyết định đầu tư tiền vào đâu. Họ xem xét các bản thuyết minh có liên quan, bình luận quản lí và dữ liệu kinh tế để đánh giá giá trị của cổ phiếu so với các công ty cùng ngành.
2.2. Ví dụ về định giá tương đối:
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) cho phép các nhà phân tích xác định mức giá mà một cổ phiếu nên giao dịch dựa trên các công ty cùng ngành.
Ví dụ như: nếu P/E trung bình cho ngành bán lẻ đặc biệt là 20 lần, điều đó có nghĩa là giá cổ phiếu trung bình của các công ty trong ngành giao dịch ở mức 20 lần EPS của nó.
Cụ thể như khi công ty A giao dịch với giá 50 đô la trên thị trường và có EPS là 2 đô la. Hệ số P/E sẽ được tính bằng cách lấy 50 chia cho 2, được kết quả là 25 lần. Con số này cao hơn mức trung bình của ngành, có nghĩa là công ty A được định giá cao.
Nếu trong trường hợp công ty A giao dịch ở mức trung bình ngành thì cổ phiếu hiện đang giao dịch ở mức 40 đô la. Nói cách khác, dựa trên mức trung bình của ngành, công ty A đang giao dịch ở mức giá cao hơn 10 đô la so với mức cần thiết, đại diện cho một cơ hội để bán.
Lưu ý: Để tính toán chuẩn xác giá trị trung bình ngành, điều quan trọng là chỉ so sánh các công ty trong cùng ngành và có mức vốn hóa thị trường tương đương.
2.3. Định giá tương đối và định giá nội tại:
– Định giá tương đối về bản chất được hiểu là một trong hai phương pháp quan trọng giúp nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư vào một công ty hay không; phương pháp còn lại là định giá nội tại.
– Các chủ thể là các nhà đầu tư có thể quen thuộc với phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) để xác định giá trị nội tại của một công ty. Trong khi định giá tương đối kết hợp nhiều bội số, mô hình DCF sử dụng dự báo dòng tiền tự do trong tương lai của công ty và chiết khấu chúng về hiện tại. Điều đó đạt được bằng cách sử dụng một tỉ lệ lợi nhuận đòi hỏi hàng năm.
– Cuối cùng, các chủ thể là các nhà phân tích sẽ ước tính giá trị hiện tại cho dòng tiền đó và kết quả cuối cùng được sử dụng để đánh giá tiềm năng đầu tư. Nếu giá trị DCF cao hơn chi phí đầu tư, phương án đầu tư được đánh giá là một cơ hội tốt.