Ngân hàng được hiểu là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Tìm hiểu về định giá dựa trên mối quan hệ?
Hệ thống ngân hàng có đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như các nước trên thế giới. Ngành ngân hàng cũng đóng góp đáng kể vào việc phát huy nội lực, huy động các nguồn vốn trong nước cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực ngân hàng có những thuật ngữ được sử dụng để có thể nuôi dưỡng hơn nữa mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng hiện tại. Đó chính là cụm từ định giá dựa trên mối quan hệ. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
1. Tìm hiểu về ngân hàng:
Ta hiểu về ngân hàng như sau:
Như chúng ta đã biết ngân hàng được hiểu là một tổ chức kinh tế có đối tượng trong các giao dịch nghề nghiệp là tiền tệ.
Chúng ta cũng có thể hiểu ngân hàng được hiểu là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng cũng được hiểu là loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng chính là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì sẽ không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được làm dịch vụ thanh toán.
Hoạt động ngân hàng:
Hoạt động ngân hàng được hiểu là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
– Thứ nhất là hoạt động nhận tiền: Theo quy định pháp luật thì ta hiểu hoạt động nhận tiền gửi đó chính là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Việc các chủ thể nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại các ngân hàng, việc các chủ thể nhận tiền gửi được hiểu là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.
– Thứ hai là hoạt động cấp tín dụng: Theo quy định pháp luật thì ta hiểu hoạt động cấp tín dụng chính là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Hoạt động cấp tín dụng cũng chính là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, việc cấp tín dụng cho một tổ chức hay cá nhân được phép sử dụng được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách hàng và ngân hàng đó
– Thứ ba là hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Căn cứ theo quy định pháp luật thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
– Thứ tư là hoạt động cho vay: Theo quy định pháp luật thì hoạt động cho vay được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Vai trò của đổi mới hoạt động ngân hàng:
Trong từng thời kỳ cụ thể, đổi mới hoạt động ngân hàng cũng được coi là đột phá khẩu và đổi mới hoạt động ngân hàng cũng có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam, thể hiện ở những nội dung chính sau:
– Thứ nhất, đổi mới hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh;
– Thứ hai, đổi mới hoạt động ngân hàng đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây cũng chính là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh;
– Thứ ba, tín dụng ngân hàng cũng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục.
– Thứ tư, đổi mới hoạt động ngân hàng đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, từ đó đã góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách được tách bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm;
– Thứ năm, đổi mới hoạt động ngân hàng đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay, các tổ chức tín dụng cũng luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc tế và các qui định về bảo vệ môi trường.
2. Tìm hiểu về định giá dựa trên mối quan hệ:
Ta hiểu cơ bản về ngân hàng như sau:
Từ phân tích cụ thể bên trên thì ta hiểu ngân hàng chính là mộy loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng chính là ngân hàng và nó được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì sẽ không được nhận tiền gửi không kì hạn cũng như các tổ chức này cũng sẽ không được làm dịch vụ thanh toán.
Định nghĩa định giá dựa trên mối quan hệ:
Định giá dựa trên mối quan hệ ngày nay được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong ngành ngân hàng, các chiến lược định giá dựa trên mối quan hệ có thể được sử dụng để nhằm mục đích nuôi dưỡng hơn nữa mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng hiện tại. Theo đó, ngân hàng có thể định giá khác nhau phụ thuộc vào thời gian và số lượng dịch vụ khách hàng sử dụng. Không những thế, nhiều ngân hàng còn miễn phí một số dịch vụ khi khách hàng đã sử dụng trước đó.
Định giá dựa trên mối quan hệ trong tiếng Anh là gì?
Định giá dựa trên mối quan hệ trong tiếng Anh là Relationship-based pricing.
Cơ sở của chiến lược định giá dựa trên mối quan hệ:
Lập luận của những chủ thể là những nhà marketing lựa chọn chiến lược định giá dựa trên mối quan hệ là nhấn mạnh vào lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ. Lợi ích đó chính là lòng trung thành của khách hàng.
Một khi khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ và khách hàng đó đã gắn bó hơn với doanh nghiệp thì khách hàng cũng sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhiều hơn và theo đó, khả năng các khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp sang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh cũng là ít hơn.
Trên thực tế, chiến lược định giá được thực hiện dựa trên mối quan hệ ngày nay được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ.
Lý do nên sử dụng chiến lược định giá dựa trên mối quan hệ:
Hoffman & Bateson đã cho rằng chiến lược định giá định giá dựa trên mối quan hệ được áp dụng vì hai lí do chính cụ thể sau đây:
– Lí do thứ nhất mà chiến lược định giá định giá dựa trên mối quan hệ được áp dụng đó là vì doanh nghiệp dịch vụ luôn muốn có được khách hàng sử dụng dịch vụ trong một khoảng thời gian dài hạn với những cam kết nhất định (sử dụng dịch vụ theo hợp đồng kí kết dài hạn).
Nếu các chủ thể có được sự cam kết sử dụng dịch vụ liên tục lâu dài của khách hàng (nhiều khách hàng) doanh nghiệp dịch vụ có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô và giúp tiết kiệm chi phí (chi phí tiếp cận và truyền thông marketing nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ).
Qua đó, doanh nghiệp dịch vụ có thể có nhiều cơ hội để nhằm mục đích có thể cải thiện hiệu suất lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp dịch vụ cũng có thể khai thác những nguồn thu thêm từ việc có khách hàng lâu dài. Chẳng hạn cụ thể như khi khách hàng sử dụng dịch vụ lâu dài, doanh nghiệp dịch vụ có thể chào bán cho họ những dịch vụ mới.
– Lí do thứ hai mà các doanh nghiệp dịch vụ hay áp dụng chiến lược định giá này đó là các chủ thể này luôn cung cấp nhiều hơn một dịch vụ cho một khách hàng. Trong trường hợp cụ thể này, doanh nghiệp có thể định giá theo gói dịch vụ hay hỗn hợp dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Hay ta cũng có thể nói cách khác, đây là chiến lược mà theo đó, doanh nghiệp dịch vụ xác định ra một giá chung cho một gói gồm hai hay nhiều hơn các dịch vụ. Chiến lược này được áp dụng nhằm mục đích để bán kèm theo các dịch vụ.