Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long? Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long? Điều kiện kinh tế và xã hội đồng bằng sông Cửu Long?
Ở miền Nam Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long là nơi có vô số điểm đến hấp dẫn và hệ sinh thái độc đáo đáng để du khách hơn một ngày từ Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Cửu Long hợp lưu thành chín con sông, tạo nên vùng châu thổ phì nhiêu như ngày nay. Cuộc sống hàng ngày ở vùng châu thổ trôi theo dòng nước luôn thay đổi, những cánh đồng lúa được đào khi nước rút và nghề cá phát triển mạnh trong trận lũ lụt hàng năm. Được ví như “vựa lúa” của Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long mang trong mình những điều kỳ diệu bên trong làm say lòng tất cả những ai từng đặt chân đến vùng đất bao la này.
Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn tập trung xung quanh nước, điều này giải thích tại sao cách duy nhất để điều hướng khu vực này là bằng thuyền. Bạn sẽ thấy những cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái và chợ nổi, những ngôi chùa Phật giáo và những ngôi đình nằm dọc theo bờ sông. Vậy điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đồng bằng sông Cửu Long có nội dung như thế nào? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long?
Đồng bằng sông Cửu Long được coi là “vựa lúa của Việt Nam”. Nó mang lại một lượng lớn sản phẩm tươi sống cho đất nước. Trong chuyến du lịch đến vùng này, bạn sẽ thấy giao thương nông sản nở rộ tại một trong những chợ nổi nổi tiếng nhất – Cái Răng. Khu chợ nổi này là một thỏi nam châm hút khách du lịch bằng máy ảnh. Đồng thời thở ở Đồng bằng sông Cửu Long chợ nổi Cái Răng được xác định là một trong những chợ nổi lớn nhất Việt Nam, cách Cần Thơ khoảng 6km. Những chiếc thuyền chở đầy dưa hấu, những chiếc xuồng nhỏ chở lợn, và những chiếc xà lan chở đầy dứa. Những người bán hàng rong địa phương đội nón lá trên đầu hét giá trong khi đóng gói những gói giấy bạc đầy dầu mỡ. Một Cái Răng hiện ra trước mắt du khách một cách chân thực như thế.
Đến đây vào sáng sớm sẽ giúp bạn có cơ hội ngắm nhìn khu chợ tốt nhất. Để có vị trí thuận lợi nhất, bạn có thể sử dụng một chiếc thuyền truyền thống để đi qua chợ và xem người dân địa phương mua bán sản phẩm với nhau.
Đồng bằng sông Cửu Long là một mạng lưới các phụ lưu ở Tây Nam Việt Nam, giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia. Bản thân sông bắt đầu từ dãy Himalaya và đi qua Trung Quốc, Myanma, Thái Lan và Campuchia trước khi đến Việt Nam, điều này phần nào giải thích tại sao nước lại rất âm u.
Hơn một nửa lượng gạo và cá của Việt Nam đến từ vùng đồng bằng, vì vậy bạn có thể thấy nó quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế và chế độ ăn uống của Việt Nam. Cuộc sống trong khu vực xoay quanh sông nước, từ những khu chợ nổi nổi tiếng đến những ngành nông nghiệp rộng lớn; nhiều loại trái cây, hoa và chăn nuôi phát triển trong vùng.
2. Đồng bằng sông Cửu Long có tên được dịch sang tiếng Anh là gì?
Đồng bằng sông Cửu Long có tên được dịch sang tiếng Anh là: “Mekong Delta”.
3. Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long:
Để hiểu biết về điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long thì cần dựa trên các tiêu chí như: địa hình, nhiệt độ, mùa, đất đai, nguồn nước, tài nguyên và khoáng sản của vùng. Cụ thể:
– Địa hình: ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển, do đó, đồng bằng sông Cửu Long được nhận định là có địa hình khá thấp,.
– Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng nằm tại đồng bằng sông Cửu Long từ 24 đến 27 độ C, biên độ nhiệt từ 2 đến 3 độ/ năm.
– Mùa: ở đồng bằng sông Cửu Long bị chia rõ 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 ->10, mùa khô từ tháng 12 -> 4 năm sau. Là một vùng tiếp giáp trước tiếp với biển và có địa hình thấp nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn.
– Đất đai: ở đồng bằng sông Cửu Long có các loại đất vô cùng phong phú, với đất mặn , đất phèn có độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ và đất phù sa có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Diện tích đất tự nhiên chiếm 12,2% trên tổng diện tích đất cả nước, và chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn.
– Nguồn nước: Đồng bằng sông Cửu Long được nhận định là một bộ phận của sông Mê Công. Chính vì vậy mà đồng bằng sông Cửu Long đã được cung cấp nguồn nước vô cùng dồi dào từ sông Mê Công, khi vào mùa mưa thì nước sẽ dâng cao, vào màu khô nước sẽ có hiện tượng nhiễm mặn.
– Tài nguyên: Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là vùng có nguồn cung cấp thuỷ hản sản phong phú. Đồng thời, với nguồn dầu khí lớn có trên vùng biển giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển lĩnh vực khai thác, chế biến.
– Khoáng sản: Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là nổi tiếng là đá vôi, cát sỏi, than bùn…. Nói chung ở vũng Đồng bằng sông Cửu Long thì có trữ lượng khoáng sản không đáng kể so với các vùng khác ở đất nước ta.
Điều kiện thuận lợi để phát triển đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước:
– Đất, rừng chiếm diện tích lớn. Rừng chiếm 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha.
– Khí hậu nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều. Cây trồng phát triển nhanh.
– Hệ thống sông Cửu Long cung cấp nước ngọt và phù sa cho sản xuất nông nghiệp.
– Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
– Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
– Nhà nước đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
4. Điều kiện kinh tế và xã hội đồng bằng sông Cửu Long:
Được biết đến là vựa lương thực của cả nước đó chính là Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và được biết đến với sản xuất lúa thâm canh từ hai đến ba vụ mỗi năm. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang bị sụt lún đất và mặn hóa do tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội và đó chính là những thách thức mà đồng bằng này đang phải gánh chịu. Để có một vùng đồng bằng bền vững, giải pháp lâu dài là rõ ràng:
– Thay thế sản xuất lúa bằng rau và hoa quả
– Tập trung vào chất lượng cây trồng hơn là số lượng. Để đạt được thay đổi bền vững, Việt Nam đang xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi Nông nghiệp (ATP).
Trên thực tế, để Đồng bằng sông Cửu long có thể phát triển về kinh tế xã hội thì cần phải có những giải pháp phù hợp trong phát triển kinh tế và xã hội, để có thể đưa ra các giải pháp thì cần phải đánh giá đúng các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Đồng bằng này. Nói đến Đồng bằng sông Cửu long là nói đến vùng đất phì nhiêu, ruộng đồng thẳng cánh cò bay, thời tiết khí hậu vô cùng thuận lợi, không hạn hán, không bão lũ,… đó là sự ưu đãi của mẹ thiên nhiên đối với người dân ở đây. Tuy nhiên, khi khí hậu này càng biến đổi thì chính nơi này đang phải chịu sự khác nghiệt của thiên nhiên với các thách thức về đất nhiêm mặn, xụt lún. Phải thấy rằng, Đồng bằng sông Cửu long cũng gặp khá nhiều khó khăn trong sự phát triển đó là:
Đồng bằng sông Cửu long có số dân đông chỉ sau Đồng bằng sông Hồng và đa dạng, gồm nhiều dân tộc khác nhau như: dân tộc Kinh, Chăm, Khơ -me, Hoa… Không ít nơi ở Đồng bằng sông Cửu long đã trở thành nơi đất chật, người đông gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế_xã hội, cải thiện đời sống nhân dân khi sự phát triển nhanh của dân số đối với vùng này. Khi dân số tăng nhanh mà nhu cầu kinh tế xã hội không đáp ứng kịp thời dẫn đến số người nghèo đói ở Đồng bằng sông Cửu long ngày càng tăng. Nó góp phần giải thích rõ ràng hơn một trong những nguyên nhân của đói nghèo là người làm thì ít mà người ăn theo thì nhiều.
Đồng bằng sông Cửu long được xác định là có cơ sở hạn tầng kém, nó đặc biệt được thể hiện như: giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống trường học và trạm y tế. Bởi sự thấp kém của cơ sở hạ tầng làm hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của vùng, nhất là khi triển khai công nghiêp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời cũng làm cho vùng khó chống chọi được với những biến cố do thiên tai gây ra làm cho người dân đã vất vả mưu sinh nay lại càng vất vả hơn trước.
Một trong những điều đáng lo ngài cho sự phát triển nền kinh tế xã hội của Đồng bằng sông Cửu long nữa đó chính là trình độ dân trí ở đây khá thấp. Trình độ dân trí thấp được thể hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khơmer. Trình độ dân chí thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ, cách tổ chức đời sống và cách làm ăn của người dân và ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế- xã hội của vùng cả hiện tại đến tương lai.
Bên cạnh đó thì Đồng bằng sông Cửu long có:
+ Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.
+ Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi
+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn .