Xây dựng thành công tâm trạng của Ông Hai chính là một trong những thành công của tác giả Kim Lân, ghi dấu ấn với độc giả. Để có thể hiểu rõ hơn về tâm trạng hay phân tích nghệ thuật về nhân vật ông Hai, mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Diễn biến tâm trạng Ông Hai khi nghe tin làng theo giặc siêu hay:
Nhà văn Kim Lân sinh năm 1920 quê ở Bắc Ninh, ông được mệnh danh là nhà văn nông thôn với nhiều tác phẩm viết về nông thôn xuất sắc ấn tượng. Kim Lân viết không nhiều nhưng tác phẩm nào cũng ấn tượng rất tốt với người đọc. Làng – tác phẩm viết về nông thôn xuất sắc được sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính là ông Hai, ông yêu Làng vô cùng vì thế khi Pháp đánh chiếm ông đã ở lại Làng làm du kích, đánh giặc dù tuổi đã cao.
Với mỗi người chúng ta, ai cũng đều có quê hương và chan chứa tình yêu quê hương nhưng ở mỗi mức độ khác nhau. Có người thì yêu đến nỗi không thể rời xa, có người thì yêu đó nhưng vì kế sinh nhai vẫn phải rời đi. Dù là ở một mức độ nào thì tình yêu đó đều đáng được trân trọng. Ông Hai – người nông dân hiền lành nhưng một tình yêu Làng tha thiết không thể rời xa.
Ông yêu Làng nhưng vì vợ con, ông phải theo vợ con tản cư. Đi xa nhưng lòng luôn hướng về làng, nghe ngóng tin tức hàng ngày là niềm vui cho ông, đâu ai chữ ngờ nghe tin làng theo giặc ông đã bàng hoàng ngang ngửa sắp chết. Ông yêu làng thế vậy mà làng lại theo Tây? Hoàn cảnh éo le mà tác giả muốn thử ông Hai thì nhận ra ông có một sự giằng xé đau đớn, dằn vặt giữa yêu hay bỏ làng? Kể từ khi nghe tin, nó đã ám ảnh day dứt đến đâu cũng sợ nói về mình, nghe mỗi tiếng chửi bọn Việt Gian mà ông đã cúi gằm mặt rồi không dám ngẩng lên. Về nhà thì nằm vật ra tủi thân nước mắt trào ra vì nghĩ nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra…
Niềm tự hào về Làng dường như đã không còn, đó chính là sĩ diện là tình yêu của ông. Ông luôn tự hào khoe làng thế nhưng mà giờ lại là niềm xấu hổ với ông, chỉ sợ người ta nói chuyện là ông đã sợ họ bàn tán về mình. Tâm trạng ông giằng xé đau đớn, ông đã ấp ủ nỗi niềm niềm khuyên nhủ, khon gitn vào sự thật đó nhưng mà không có lửa sao có khói được “Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì”.
Kim Lân đã tả cụ thể hóa lên nỗi ám ảnh nặng nề trở thành sợ hãi thường xuyên trong ông, cùng với nỗi tủi hổ đau xót khi nghe tin làng theo giặc. Ông không còn dám nhìn ai mà khoe khoang, lôn cúi đầu chỉ sợ ai nói về mình Làng mình. Đã suốt mấy ngày ông không ra khỏi nhà, không dám sang nhà bạn nữa, thái độ ông ucngx thay đổi thất thường, thỉnh thoảng ngó ngó nghe ngóng chuyện gì, họ cười ông cũng chột dạ. Luôn lo người ta đang bàn tàn về “cái chuyện ấy”.
Đọc kĩ mới thấy tình yêu của ông có sự xung đột, trước đó tình yêu của ông chỉ là bản năng, bảo vệ yêu cái làng ấy thôi nhưng khi nghe tin làng theo giặc thì ông thấy sụp đổ hoang mang mới ý thức ra được tình yêu quê hương, phải vệ cái Tổ Quốc đất nước này. Nhất là sau khi ông dằn vặt mình “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ… ”. Ông yêu Làng tha thiết như thế đấy ngoài cái tình yêu cố hữu thì còn là tinh thần kháng chiến, vì cụ Hồ. Tình yêu đất nước, tinh thần kháng chiến của ông đã và cao hơn cả tình yêu Làng trước nay. Làng mà theo Tây thì phải thù. Làng mà trước kia ông đã yêu tha thiết, không muốn rời xa, nghe ngóng tin mọi lúc, lúc nào cũng muốn trở về vậy mà vì tin dữ ấy mà ông thù làng, quyết không về, về để làm nô lệ à?
Tình yêu của ông càng bị thách thức, ngay cả khi bị chủ nhà tính đuổi khéo nói quân Việt gian, nhưng mà nội tâm ông dằn xéo phải đắn đo, không thể quay về theo giặc được. Ở tuổi này rồi nhưng mà phải đắn đo nước mắt lưng tròng suy nghĩ Làng đánh mất danh dự rồi ông còn có thể nhìn ai. Đây cũng là suy nghĩ thường tình khi Làng chính là quê hương nơi để trở về, một nơi để nương tựa. Ở hoàn cảnh này ông Hai đáng thương biết bao nhiêu, đến quê hương cũng không thể trở về.
Đến khi có tin tức đó chỉ là tin giả, ông như trảy hội mừng khôn siết. Nhà bị đốt cháy mà như được thưởng vàng vì điều đó chứng minh Làng ông không theo giặc, tình yêu của ông vẫn còn, niềm hãnh diện với cụ Hồ vẫn còn đó. “Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên cải chính, ông ấy cho biết… Cải chính làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. Qua đây ta càng hiểu, ông Hai yêu Làng chính là yêu cái Làng kháng chiến, yêu người đồng lòng theo cách mạng chứ không phải yêu cái giàu, cái đẹp mà ông hay khoe. Vậy nên khi mà Làng bị đốt sạch, đốt nhẵn, nhà của ông cũng bị đốt ông vẫn thấy vui vẻ và hạnh phúc vô cùng.
Truyện đã khắc họa thành công ông Hai, một người yêu làng, yêu kháng chiến và yêu nước. Hơn hết khi nhân vật bị đẩy vào tình huống gay cấn càng lộ rõ tình yêu nước. Sử dụng nghệ thuật ngôn ngữ, độc thoại, đậm chất nông thôn nhưng hết sức gợi cảm, rất nhiều cảm xúc đan xen thể hiện lên bức chân dung sống động của người nông dân thời kì đầu kháng chiến.
2. Diễn biến tâm trạng Ông Hai khi nghe tin làng theo giặc chọn lọc hay nhất:
Kim Lân – nhà văn có sở trường về truyện ngắn với các tác tác phẩm viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. “Làng” là tác phẩm tiêu biểu của ông. Được viết vào năm 1948 thuộc thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. “Làng” nhà văn Kim Lân đã thể hiện sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai kể từ khi nghe tin làng theo giặc đến khi tin đó được cải chính.
Tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đã đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước tin dữ, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. “Cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. “Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin”. Tâm trạng ông Hai như bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội kể từ khi nghe tin. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi. Về nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn thấy đàn con thơ. “Nước mắt ông lão cứ giàn ra”. “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” Ông giận lây và trách cứ những người trong làng đxa phản bội Tổ quốc. Ong Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, tủi thân mà thương thân mình mang tiếng là dân làng Việt gian.
Suốt mấy ngày sau đó, ông không dám đi đâu, nghe ngóng tình tình bên ngoài chỉ sợ chúng nó chửi hay nói gì đến mình. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại nhục nhã “lủi ra một góc nhà nín thít”.
Ông Hai tiếp tục vào tình thế thử thách căng thẳng khi mà nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu tản cư. Ông nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ con đường sinh sống: “Biết đi đâu bây giờ”. Vào đường cùng, tâm trạng đấu tranh, cũng tính về làng nhưng: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu làng to thể nhưng yêu đất nước còn to hơn, sự phản bội này ông không thể theo. Ông chỉ còn biết tâm sự với những đứa con, nói là thế thực ra ông đnag nói với chính bản thân mình. Khi mà nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc,là tin giả, ông như lên tiên. Cái nét mặt, cái thái độ của ông rạng rỡ khác hẳn ngày thương, nhà bị đốt nhưng như nhặt được vàng. Ông biết nghĩ đặt tình yêu nước lên trên cả tình cảm cá nhân của mình. Đây cũng là nét đẹp trong con người ông Hai và những người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Truyện ngắn “Làng” của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể tâm trạng nhân vật ông Hai trong từng phân đoạn vô cùng chân thật. Nhờ yếu tố nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ hành vi, càng thể hiện rõ độ sâu sắc của tác giả. Qua đó, ta thấy tình yêu làng yêu nước tha thiết luôn gắn liền với tinh thần kháng chiến. Ông Hai cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
3. Diễn biến tâm trạng Ông Hai khi nghe tin làng theo giặc ngắn gọn nhất:
Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, tác giả đã thể hiện rõ một cách tinh tế và sinh động từng diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi mà nghe tin làng Dầu theo giặc.
Mở đầu tác giả giới thiệu ông Hai là một con người có tính hay khoe làng, là người rất yêu làng Chợ Dầu của mình, đi đến đâu ông cũng khoe được. Bên cạnh tình yêu làng của ông còn thể hiện rõ về tình yêu kháng chiến mãnh liệt của ông Hai luôn theo cụ Hồ. Khi đi làm ông đã nghe được tin làng Dầu của ông đã theo giặc do những người tản cư đồn đại. Bằng cách nào đó tác giả miêu tả sinh động: da mặt ông thì tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại, nước mắt như tuôn trào ra. Tác giả Kim Lân đã nói lên được cái tình yêu làng mãnh liệt và cũng là tinh thần kháng chiến cao cả của ông. Về đến nhà, ông nằm bẹp ngay trên giường suy nghĩ, lũ trẻ thấy vậy cũng tự giác lầm lũi ra ngoài chơi sầm chơi sụi với nhau. Khi vợ về gặp ông, bà hỏi về tin dữ ấy, ông đã thái độ cáu gắt giận lây lên bà để thể hiện cái nỗi bực của mình. Cả tâm trí của ông đang diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Một bên là tình yêu làng, một bên là tình yêu kháng chiến, tổ quốc. Rồi kể cả khi nghe người ta nói về gì hay cái gì thì ông lại lo sợ rằng người ta đang nói đến chuyện đó và chửi rủa làng ông. Đỉnh cao là lúc bà chủ nhà muốn đuổi hết dân tản cư từ làng chợ dầu khiến ông phải đăn đo, đấu tranh gay gắt. Lúc sau, ông gọi đứa con út và ôm vào lòng tâm sự. Ông hỏi: làng của con là gì? Đứa con ngây thơ trả lời là làng Chợ Dầu. Rồi ông lại hỏi:
– Thế Con có muốn về làng Chợ Dầu không?
– Có ạ
– Con là con của ai nào?
– Là con thầy mấy lị….
Ông Hai hỏi thử đứa con rằng gia đình mình sẽ phải theo kháng chiến như thế nào? Đứa con giơ tay cao lên trời và trả lời to rõ ràng tất cả sẽ theo Cụ Hồ… Những câu nói ngây thơ đó đã làm sáng rõ, soi rõ tấm lòng của ông Hai. Cuộc đối thoại giữa đứa con và ông như hcinhs tâm trạng của ông đấu tranh: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tác giả cho thấy sự tinh tế khi mà diễn tả tâm trạng ông Hai qua cuộc đối thoại ngắn đó: Cái lòng của ông nó là vậy đấy, có bao giờ dám nói sai. Hôm sau, lúc nghe tin cải chính từ chủ tịch xã rằng làng Chợ Dầu khóng phải theo giặc, đó là tin tức giả, làng Dầu vẫn là làng kháng chiến, nhà của ông cũng đã bị Tây đốt nhẵn. Ông Hai mừng rỡ, lòng ông cứ rối cả lên, nhà bị cháy nhẵn nhưng ông vui như mở hội. Ông về nhà, chia cho từng đứa con những cái bánh, ông sang nhà bác Thứ khoe luôn chuyện đó, vui mừng mở mày mở mặt.
Câu chuyện diễn tả cụ thể, rất sinh động, chân thật, cho thấy được sự thống nhất trong tình yêu làng, yêu nước của ông, sự chung thuỷ với cách mạng với cụ Hồ của ông. Nhà văn Kim Lân đã rất thành công trong đoạn miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai.