Di sản mang đến các giá trị trong tính phản ánh lâu đời của nó. Di sản văn hóa mang đến các giá trị phản ánh trong nền kinh tế, văn hóa hay xã hội. Tại Việt nam, các di sản thiên nhiên thế giới được công nhận mang đến các niềm tự hào và tiềm năng nhất định.
Mục lục bài viết
1. Di sản tự nhiên là gì?
Di sản tự nhiên là di sản với các tiêu chí phản ánh trong tính chất nổi bật thế giới về tự nhiên. Khái niệm thường được dùng để phân biệt với di sản văn hoá. Tính chất nổi bật thế giới mang đến các giá trị phản ánh riêng biệt và cần được vinh danh, bảo tồn. Giá trị của tự nhiên làm nên các giá trị, nhưng qua thời gian cần có những tác động và sự bảo tồn của con người. Đảm bảo cho những giá trị ấy được giữ với thời gian. Di sản tự nhiên không do con người tạo ra, thể hiện với tính chất tự nhiên. Nhưng con người luôn đóng vai trò quyết định trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của nó.
Các di sản này muốn được thế giới công nhận phải đáp ứng được tiêu chí cụ thể. Mang đến giá trị đó phản ánh tính chất đặc biệt so với phần còn lại của thế giới. Tuỳ thuộc vào giá trị đặc biệt có tầm cỡ quốc tế về phương diện khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên. Di sản tự nhiên có thể được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản tự nhiên thế giới. Khi đó, các giá trị được công nhận với phạm vi lớn nhất. Mang đến trách nhiệm trong bảo tồn và gìn giữ dành cho cả nhân loại.
Thuật ngữ pháp lý:
Với tư cách là thuật ngữ pháp lí, di sản tự nhiên có tên gọi đầu tiên là di sản chung của loài người. Từ đó mà có thể thấy được các giá trị mang đến cho con người. Có thể phản ánh với những cảm nhận trong đời sống tinh thần. Hay các giá trị được khẳng định trong lợi thế và tiềm năng trong đời sống vật chất. Đảm bảo cho nhu cầu trong phát triển từ kinh tế, chính trị hay xã hội, văn hóa.
Khái niệm này được xây dựng vào cuối thập kỉ 60 thế kỉ XX. Mang đến các công nhận đối với vai trò của con người, cũng như giá trị phản ánh từ các di sản đó. Nhằm xác lập một chế độ pháp lí quốc tế mới đối với tài nguyên của đáy biển ngoài phạm vi thềm lục địa. Khi đó, tiêu chí cũng chưa được mở rộng và gồm nhiều những yêu cầu đặt ra cần đáp ứng cho một di sản thiên nhiên thế giới. Sau đó, thuật ngữ di sản tự nhiên được hình thành mang đến những giá trị tiến bộ và toàn diện hơn:
– Để chỉ các cấu trúc địa chất học, địa lí tự nhiên và các khu vực có ranh giới đã được xác định là nơi cư trú của các giống động vật và thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt. Có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học hoặc bảo tồn.
– Các cảnh vật tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới đã được xác định. Có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học hoặc bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên.
Tất cả đều nhấn mạnh các thừa nhận trong giá trị quốc tế. Mang đến trách nhiệm của con người trong bảo tồn, gìn giữ và cải tạo phù hợp. Giúp các giá trị lịch sử còn mãi với thời gian.
Di sản tự nhiên tiếng anh là: Natural Heritage
2. Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam:
Giá trị pháp lý thể hiện.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 109/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 10/11/2017. Di sản thiên nhiên thế giới được khái niệm cụ thể như sau:
“Di sản thiên nhiên thế giới là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về thiên nhiên được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới”.
Khái niệm này mang đến các đặc điểm của một di sản muốn được các công nhận. Đáp ứng các tiêu chí đối với di tích lịch sử – văn hóa. Các giá trị này gắn với nhau mang đến các phản ánh và tác động của thời gian. Bên cạnh những giá trị nổi bật toàn cầu về thiên nhiên. Mang đến sự phản ánh khác biệt so với di sản văn hóa với những nổi bật toàn cầu về văn hóa. Các di sản thiên nhiên hiện có ở nước ta không nhiều. Nó phản ánh những giá trị thực tế trong tính nổi bật và mang đến các giá trị được quốc tế công nhận.
Các giá trị pháp lý đưa ra quy định, mang đến nhìn nhận khách quan đối với vai trò và trách nhiệm của mỗi người. Phản ánh với các thành phần kinh tế, các nhóm đối tượng và từng cá nhân. Ai cũng có trách nhiệm trong giữ ý thức bảo vệ, bảo tồn các di sản đó, các nét đẹp tự hào của thế giới.
3. Tính chất đáp ứng tiêu chí di sản thiên nhiên thế giới:
Trong đó, giá trị nổi bật toàn cầu là sự biểu hiện những ý nghĩa thiên nhiên đặc biệt của di sản thiên nhiên thế giới. Mang đến các công nhận cũng như trách nhiệm của con người. Có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế đối với các thế hệ hiện tại và tương lai. Khi nhìn nhận và mang đến sự tôn trọng với lịch sử, nhìn lại các vết tích của thời gian và những đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng con người. Không chỉ có vậy, còn cần thiết có bàn tay của con người trong gìn giữ các giá trị đó với các thế hệ tương lai. Đây là tiêu chí quan trọng để xác định một di sản có thể được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới hay không.
Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Trong đó 5 di sản là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là những di sản thiên nhiên. Với những nét đặc biệt trong giá trị phản ánh. Đảm bảo cho tiêu chí trong nét nổi bật mà thế giới công nhận và tự hào.
Các công nhận của quốc tế.
Những Di sản thế giới được công nhân trong hoạt động của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Khi đó, các di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Nó đảm bảo cho tính chất quản lý hiệu quả, để các giá trị được phản ánh tốt nhất với thời gian. Vừa mang đến các giá trị chung cho nhân loại trong các niềm tự hào.
Di sản thế giới tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận có đủ cả ba loại hình: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Thể hiện những nét đa dạng và niềm tự hào của người Việt nam khi nhìn lại lịch sử và truyền thống dân tộc. Bên cạnh những điều tuyệt vời được tạo hóa ban tặng. Qua đó càng phải thúc đẩy các ý chí và ý thức trong giữ gìn các nét đẹp đó. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.
Vịnh Hạ Long
Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 với tính chất của một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ. Gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung ở hai vùng chính. Đó là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Với hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động. Với các đặc điểm thể hiện khác biệt đó, con người đặt ra những cái tên như hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương… Vừa phản ánh những nét riêng biệt, vừa tạo ra sự gần gũi với thiên nhiên.
Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tiêu chí khi đó được đáp ứng bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị về địa chất, địa mạo. Các giá trị được phản ánh càng thể hiện những nét độc đáo và đặc biệt trong giá trị tự nhiên. Bên cạnh các cải tạo, gìn giữ và bảo tồn của con người qua thời gian.
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam. Đây là vườn quốc gia với tổng diện tích 343.300 ha. Các nét đặc biệt mang đến phản ánh giá trị nổi bật và đặc biệt trên thế giới. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ, tiêu biểu. Đặc biệt phải kể đến hang Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Các giá trị mang đến đáp ứng cho tiêu chí để công nhận trên thực tế.
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003. Sau đó được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015. Thể hiện những giá trị đa dạng trong các đặc điểm mà thiên nhiên ban tặng. Cùng với các tính chất vai trò bảo tồn và gìn giữ của con người.