Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác. Tác động của di cư đến nền kinh tế thị trường?
Mục lục bài viết
1. Di cư là gì?
Di cư là một thuật ngữ rất quen thuộc khi nói về dân số di chuyển từ quốc gia này qua một quốc gia khác để sinh sống và cư trú tại đó, Việc dân cư di chuyển ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế thị trường của cả quốc gia dân rời đi và cả quốc gia dân tới cư trú.
“Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.”
Những người di cư sang các nước khác được gọi là dân di cư. Từ thời xưa trong chiến tranh hay khi có thiên tai, việc thay đổi chỗ ở đến nơi an toàn hơn còn gọi là tản cư và người dân di chuyển kiểu này còn được gọi là dân tản cư và theo đó thì việc thay đổi chỗ ở này là tạm thời, khi hết chiến tranh hoặc thiên tai đã qua thì thường họ lại trở về chỗ ở cũ.
Dựa trên thực tế chúng ta thấy người di cư trong trường hợp phải chạy trốn ra một xứ khác để thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một quyền lực ở chốn cư ngụ còn được gọi là người tỵ nạn. Người di cư khi đã vượt biên giới sang nước khác thì gọi là người tỵ nạn, họ được Tổ chức Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn bảo vệ và giúp đỡ. Việc vi phạm Luật Nhân đạo được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến người dân phải di tản.
Kết luận: Di cư là sự di dời của người dân từ một quốc gia sang cư trú ở một quốc gia khác. Người dân ở một quốc gia di cư vì nhiều lí do như tăng cơ hội việc làm hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống. Di cư ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia liên quan theo cả hai cách tích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của nền kinh tế của các quốc gia. Khi người dân rời khỏi một quốc gia, lực lượng lao động và chi tiêu tiêu dùng của quốc gia đó cũng giảm xuống. Nếu quốc gia họ sắp rời đi có sự quá bão hòa của lực lượng lao động, điều này có thể dẫn đến hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỉ lệ thất nghiệp. Mặt khác, các quốc gia tiếp nhận người di cư có xu hướng được hưởng lợi từ những người lao động sẵn có hơn. Họ cũng đóng góp cho nền kinh tế bằng cách tiêu tiền. Hầu hết các quốc gia qui định chặt chẽ về số lượng người di cư và tạo ra các qui tắc và giao thức nghiêm ngặt để di cư.
2. Tác động của di cư đến nền kinh tế thị trường:
2.1. Tác động tài chính của di cư:
Khi người dân di cư đến một quốc gia mới, họ trả thuế cho quốc gia mới dựa trên thu nhập và các yếu tố khác. Họ cũng phải trả thuế thương vụ khi mua hàng. Những người này cũng có thể đủ điều kiện nhận các dịch vụ xã hội do quốc gia đó cung cấp. Chẳng hạn như giáo dục cho trẻ em chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác, tùy thuộc vào quốc gia. Mỗi quốc gia cần đảm bảo các khoản thu thuế mới phù hợp với các chi phí bổ sung cho các dịch vụ xã hội cung cấp cho người di cư và gia đình họ.
Ví dụ cụ thể như từ góc độ nơi xuất cư, người di cư vào Hà Nội chủ yếu từ nông thôn, các địa phương lân cận. Quá trình đô thị hóa khiến đất nông nghiệp bị thu hẹp, người dân ở nông thôn thiếu việc làm, hoặc việc làm mang lại thu nhập thấp và hậu quả đó là không có đất để làm ruộng, hoặc thu nhập từ làm nông nghiệp quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống, tăng thời gian nông nhàn. Các công trình hạ tầng, như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí,…ở nông thôn ít và chất lượng chênh lệch so với Hà Nội. Không có hoặc thiếu cơ sở đào tạo, thiếu cơ hội việc làm cho những người đã được đào tạo ở các bậc học sau đại học. Hiện nay có rất nhiều lao động di cư chấp nhận làm những việc không phù hợp với nguyện vọng để tìm cơ hội kiếm được việc làm phù hợp và có mức thu nhập cao hơn. Người lao động di cư làm các công việc phổ thông hiện nay được coi là thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội và thường dễ bị lạm dụng hơn.
2.2. Tác động của di cư đến thị trường việc làm và tiền lương:
Khi một nhóm lớn người di cư tham gia vào thị trường việc làm ở một quốc gia mới, sẽ có ảnh hưởng đến số lượng công việc có sẵn và mức lương người ta có thể yêu cầu cho một công việc cụ thể. Quốc gia mới phải có đủ cơ hội việc làm để hỗ trợ di cư mà không làm mất cơ hội của lực lượng lao động bản địa tìm việc làm. Ngoài ra, nếu một người di cư nhận một công việc với mức lương thấp hơn so với lực lượng lao động bản địa, thì có thể dẫn tới sự giảm lương cho cả người di cư và người dân bản địa.
Di cư chúng ta có thể thấy nêu xét trên nhiều khía cạnh ta thấy di cư sẽ tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực cho cả nơi đến và nơi đi. Trong đó, tác động tích cực đối với nơi đi là giải quyết được các vấn đề lao động dư thừa, giảm tỷ lệ thất nghiệp xóa đói giảm nghèo, đóng góp phát triển quê hương. Bên cạnh đó việc tạo nguồn lao động có chất lượng khi họ trở về, bởi người di cư đi làm việc ở nơi khác sẽ học được các kỹ năng, nâng cao tay nghề và đặc biệt là kỹ năng mềm trong mọi lĩnh vực. Đối với nơi đến, hiện tượng di cư sẽ bù đắp được sự thiết hụt lao động có kỹ năng cho quá trình cơ cấu lại nền kinh tế phát triển dịch vụ bởi lao động nhập cư chi tiêu tại nơi đến kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ khác.
Di cư cũng tạo ra những tác động tiêu cực cho thị trừng như đối với nơi đi sẽ làm thiếu hụt lao động ở một số ngành, nghề, làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế của nơi đi, tạo ra các hệ lụy xã hội. Đối với nơi đến, tình trạng di cư sẽ tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng:cụ thể như đối với điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục và tài nguyên môi trường. Gánh nặng an sinh xã hội và phá vỡ các quy hoạch của địa phương.
Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy đối với nguồn lao động di cư đi nơi khác cũng tạo ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng, như gia đình thiếu vắng người mẹ, người bố, việc chăm sóc trẻ em phụ thuộc vào ông bà cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý trẻ em, làm tăng nguy cơ bị xâm hại tình dục ở trẻ em. Thêm vào đó việc chăm sóc người già ở nơi đi cũng là một vấn đề, do thiếu người chăm sóc lúc ốm đau, khiến người già trở nên cô đơn.
Như vậy từ những ảnh hưởng chúng tôi đưa ra như trên thì các địa phương cần lồng ghép yếu tố giới nói chung và vấn đề đối với giới trong lao động trong di cư nói riêng vào kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội của mình. Theo đó có thể thấy đối với các địa phương tiếp nhận nhiều lao động di cư, cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít lao động, đồng thời đẩy mạnh các phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng cứng và mềm cho người lao động di cư. Nhất là chúng ta cần có các kế hoạch phân bổ nguồn thu có được nhờ phân bổ lại đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho người di cư để đảm bảo tính bền vững của phát triển. Bên cạnh đó cần có giải phá để lồng ghép các yếu tố giới trong di cư vào quá trình đảm bảo tính bền vững của phát triển. Lồng ghép các yếu tố giới trong di cư vào quá trình lập chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -và xã hội trung hạn và hàng năm của các địa phương.
Theo yếu tố này thì đối với các địa phương có nhiều người xuất cư, nghiên cứu khuyến nghị cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, nhằm mục đích để thúc đẩy phát triển kinh tế và có thể giúp tạo việc làm cho lao động địa phương. Theo đó trước mắt chúng ta cần chú trọng tạo lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mềm, bao gồm các cơ chế, chính sách và kế hoạch thực hiện hướng tới bảo vệ và chăm sóc trẻ em, người già, người cô đơn và xây dựng tốt hành trang cho người di cư để không ai bị bỏ lại phía sau.