Trong cuộc sống hiện nay có thể thấy kinh tế phát triển và tài sản dư thừa của con người nhiều lên thì đi kèm với đó sẽ là các nhu cầu gìn giữ và truyền lại cho đời sau thụ hưởng. Có rất nhiều hình thức để chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác trong đó có hình thức lập di chúc hay trong cuộc sống chúng ta hay nhắc tới cụm từ di chúc và di ngôn.
Mục lục bài viết
1. Di chúc và di ngôn là gì?
Di chúc và di ngôn trong tiếng Anh là Last Will and Testament.
Theo đó việc để lại di chúc và di ngôn với mục đích để truyền đạt những mong muốn của họ đên người khác hay có thê hiểu tâm nguyện của họ và chuyển giao tài sản bằng hình thức pháp lý cho một người khác. Hiện nay pháp luật Việt Nam cũng có quy định về di chúc hợp pháp. Di chúc và di ngôn là gì? Đặc điểm, tại sao phải lập di chúc và di ngôn?
Di chúc và di ngôn là một tài liệu pháp lí truyền đạt mong muốn cuối cùng của một người liên quan đến tài sản và người phụ thuộc trước khi người đó qua đời. Di chúc và di ngôn của một người liệt kê những việc cần làm với tài sản, ví dụ như trao lại tài sản cho ai hay quyên góp cho tổ chức từ thiện, và những gì xảy ra với những việc mà người đó đang chịu trách nhiệm, ví dụ như quyền nuôi dưỡng người phụ thuộc, và quản lí tài khoản và lợi ích.
2. Đặc điểm của Di chúc và di ngôn:
Một người viết di chúc khi người đó còn sống và các hướng dẫn trong di chúc đó được thực hiện khi cá nhân đó chết. Người qua đời sẽ chỉ định một người còn sống là người thực hiện di chúc và người đó chịu trách nhiệm quản lí di sản để lại. Tòa án quản chế thường giám sát người thi hành để đảm bảo rằng họ thực hiện chính xác các mong muốn được qui định trong di chúc.
Di chúc và di ngôn là một yếu tố quan trọng của một kế hoạch phân chia bất động sản và là công cụ chính được sử dụng để đảm bảo rằng di sản được giải quyết theo cách mà người chết mong muốn. Hiện nay có nhiều cách để phân chia bất động sản ngoài di chúc, nhưng đó là tài liệu chính mà tòa án quản chế sử dụng để hướng dẫn quá trình giải quyết bất động sản. Bất kì tài sản nào chưa được chỉ định bởi người thụ hưởng, ví dụ như chính sách bảo hiểm nhân thọ hoặc chương trình hưu trí đủ điều kiện, sẽ không được đưa vào làm tài sản chứng thực và được chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng.
Cụ thể, một bản di chúc và di ngôn sẽ hướng dẫn tòa án trong việc xử lí tất cả các tài sản, bao gồm cả việc ai sẽ nhận chúng và với số tiền là bao nhiêu. Nó đưa ra các thỏa thuận giám hộ cho những người phụ thuộc còn sống và giải quyết bất kì trường hợp đặc biệt nào, có thể bao gồm việc chăm sóc một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt hoặc cha mẹ già.
3. Tại sao phải lập di chúc và di ngôn?
Khi một người chết mà không có di chúc hợp lệ, điều đó có nghĩa là nhà nước trở thành người thi hành di sản. Trong việc giải quyết di sản, pháp luật quyết định cách phân phối tài sản và ai sẽ nhận được khoản thanh toán trước, mà không cân nhắc dựa trên hoàn cảnh gia đình thực tế.
Bất kì người có quan hệ huyết thống đều có thể yêu cầu bồi thường cho di sản. Tòa án thậm chí có thể đưa ra các thỏa thuận giám hộ dựa trên quyết định của mình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (nếu trẻ em là người phụ thuộc). Nếu một tòa án xác định di chúc được soạn thảo không đúng, thì di chúc đó không hợp lệ. Việc giải quyết di sản sau đó phải tuân theo pháp luật nhà nước.
4. Di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt nam:
Căn cứ theo quy định tại điều 630. Di chúc hợp pháp Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này để di chúc hợp pháp cần phải đúng theo các điều kiện theo quy định như trên. Các văn bản pháp quy nêu trên đều có quy định về di chúc hợp pháp. Theo đó có thể thấy di chúc cũng là một loại giao dịch dân sự và các giao dịch một bên)nên phải tuân theo nguyên lý về một giao dịch hợp pháp. Nư vậy nên, các giao dịch đều phải hợp pháp về 4 yếu tố là: Chủ thể và ý chí nội dung hình thức. Bên cạnh đó, hiện nay trong hệ thống pháp luật thừa kế nêu trên, quy định của các văn bản pháp quy có khác nhau, đặc biệt là quy định về hình thức.
Để di chúc hợp pháp pháp luật quy định về số tuổi cụ thể đó là người thành niên cụ thể là từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và người lập di chúc phải minh mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Người dưới 15 tuổi không phải là chủ thể để lập di chúc. Đặc biệt phai lưu ý về nội dung di chúc nhu ngày tháng năm lập di chúc đây là một nội dung hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định tính hiệu lực của di chúc, vì thông qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ xác định được tại thời điểm đó người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt hay không…
Hiện nay với một số trường hợp thì di chúc của người chưa đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi; Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ và di chúc không có công chứng chứng thực và di chúc miệng thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên thì được coi là hợp pháp. Ngoài việc lập di chúc bằng văn bản pháp luật cũng chấp nhận di chúc bằng miệng. Tuy nhiên mỗi loại đều phải tuân thủ những hình thức của một di chúc. Hiện nay theo quy định thì tất cả các di chúc được thể hiện bằng hình thức văn bản phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, đồng thời mỗi hình thức cụ thể của di chúc viết phải tuân theo một trình tự tương ứng. Theo đó để bản di chúc thể hiện dưới hình thức bằng văn bản có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể, người lập di chúc cần phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết như sau:
Căn cứ vào quy định chúng tôi nêu trên nếu chủ thể và nội dung di chúc đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 630 bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể thì di chúc đó sẽ coi là di chúc hợp pháp và có hiệu lực của pháp luật. Người lập di chúc cần lưu ý quy định trên để đáp ứng đầy đủ điều kiện để di chúc có hiệu lực, đảm bảo ý chí của người lập di chúc được thực hiện, tránh những tranh chấp không đáng có xẩy ra. Bên cạnh đó khi công bố di chúc, thì nội dung của di chúc có thể có giá trị pháp lý hoàn toàn hoặc chỉ có hiệu lực một phần. Trong trường hợp này sẽ chia di sản theo phần nội dung hợp pháp. Những tài sản còn lại được chia thừa kế theo pháp luật.