Mục lục bài viết
1. Nội dung cần ôn tập:
Chủ đề 3: Giới thiệu chung về tế bào
Bài 4. Khái quát về tế bào:
- Người phát hiện ra tế bào
- Nội dung học thuyết tế bào
Chủ đề 4: Thành phần hoá học tế bào
Bài 5.Các nguyên tố hoá học và nước
- Các nguyên tố hoá học trong tế bào ( đại lượng, vi lượng)
- Vai trò của nước
Bài 6. Các phân tử sinh học
- Cấu tạo các phân tử sinh học
- Liệt kê tên của từng loại phân tử sinh học, đơn phân của chúng
Chủ đề 5: Cấu trúc tế bào
Bài 7. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Cấu tạo chung tế bào nhân thực
Bài 8. Cấu trúc của tế bào nhân thực
- Cấu tạo chức năng của màng sinh chất, tế bào chất, lục lạp, ti thể, ribosome, peroxisome, lisosome, lưới nội chất
Chủ đề 6: Trao đổi và chuyển hoá năng lượng ở tế bào
Bài 9. Trao đổi chất qua màng sinh chất
- Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất (chất tan, nước)
- Các hình thức vận chuyển qua màng sinh chất
- Phân biệt các loại môi trường dung dịch của tế bào
Bài 10. Sự chuyển hoá năng lượng và enzim
- Các dạng năng lượng trong tế bào
- Cấu tạo và chức năng của ATP
2. Đề cương ôn tập:
Câu 1: Học thuyết tế bào có nội dung khái quát như sau:
(1) Tất cả sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiểu tế bào.
(2) Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.
(3) Các tế bào sinh ra từ các tế bào có trước.
(4) Tế bào là cấp tổ chức sống có cấu trúc ổn định.
(5) Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia.
A. 1, 2, 3, 5.
B. 2, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 4, 5
D. 1, 3, 4, 5.
Câu 2: Vào những năm 1670, người phát hiện ra vi khuẩn và động vật nguyên sinh dưới hình dạng tế bào là
A. Robert Hooke. B. Antonie van Leeuwenhoek.
C. Matthias Schleiden. D. Theodor Schwann.
Câu 3: Đơn vị cấu trúc của cơ thể sống là
A. mô. B. tế bào. C. cơ quan. D. hệ cơ quan.
Câu 4: Những sinh vật được cấu tạo từ một tế bào được gọi là
A. sinh vật đơn bào. B. sinh vật đơn giản. C. sinh vật đa bào. D. sinh vật tối giản.
Câu 5: Sinh vật đa bào là những sinh vật được cấu tạo từ
A. 1 tế bào. B. 2 tế bào
C. nhiều tế bào. D. các cấu trúc cơ thể phức tạp.
Câu 6: Virus được coi là dạng sống khi
A. kí sinh trong tế bào chủ. B. tồn tại ở ngoài môi trường.
C. sống độc lập với cơ thể chủ. D. sống hoại sinh.
Câu 7: Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của mọi sinh vật sống là vì tế bào thực hiện những hoạt động sống cơ bản gồm:
(1) trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
(2) sinh trưởng và phát triển.
(3) sinh sản.
(4) cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.
A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 1,2,3,4 D. 2,3,4
Câu 8: Các nguyên tố chiếm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể là
A. nguyên tố vi lượng. B. nguyên tố đa lượng.
C. nguyên tố hóa học. D. nguyên tố khoáng.
Câu 9: Các nguyên tố C, H, O, N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên
A. nước, carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. B. adenosine triphosphate (ATP).
C. monosaccharide, disaccharide, polysaccharide. D. glucose, vitamin.
Câu 10: Nguyên tử cấu tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất là
A. carbon. B. hydrogen. C. nitơ. D. photpho.
Câu 11: Những ý đúng về vai trò của nước trong tế bào là
(1) Nước là dung môi hòa tan nhiều hợp chất.
(2) Nước có nhiệt bay hơi thấp, sức căng bề mặt nhỏ hơn với nhiều dung môi hóa học khác.
(3) Làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển các chất.
(4) Tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học.
(5) Đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 12: Trong tế bào nước chiếm tỷ lệ
A. 70 – 90% B. 50 – 70% C. 40 – 60% D. 80 – 100%
Câu 13: Phân tử phân cực có khả năng hình thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác là
A. nước. B. DNA. C. carbohydrate. D. lipid.
Câu 14: Nguyên tố chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật và cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào là
A. C, H, O, N, P, S … B. C, H, O, N, P, Fe…
C. Zn, Ca, P, Mg, S… D. Zn, Ca, N, P, Fe…
Câu 15: Nguyên tố tham gia cấu tạo nhiều loại enzyme là
A. Cu. B. Fe. C. Al. D. S.
Câu 16: Trong các hợp chất, carbon có thể tạo nên loại liên kết gì?
A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết hydrogen.
C. Liên kết peptid. D. Liên kết glucose.
Câu 17: Phân tử sinh học là
A. hợp chất hữu cơ được tạo từ tế bào và cơ thể sinh vật.
B. chất hữu cơ được tạo từ các phân tử vô cơ.
C. hợp chất vô cơ được tạo từ tế bào và cơ thể sinh vật.
D. các chất phức tạp được tạo từ các chất đơn giản.
Câu 18: Những nhận định đúng khi nói về carbohydrate gồm:
(1) Hợp chất hữu cơ chứa C, H và O, trong đó tỉ lệ H :O là 2 :1.
(2) Gồm 3 loại chính là monosaccharide, disaccharide và polysaccharide.
(3) Hợp chất hữu cơ chứa C, H, O và N, trong đó tỉ lệ H :O là 2 :1.
(4) Tham gia cấu tạo nhiều hợp chất trong tế bào.
A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 1, 3,4 D. 2,3,4
Câu 19: Monosaccharide, đặc biệt là glucose, đóng vai trò
A. cung cấp năng lượng cho tế bào. B. dự trữ năng lượng trong tế bào.
C. thành phần chính của thành tế bào thực vật. D. truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 20 : Protein có đơn phân là
A. glucose. B. amino acid. C. nucleotide. D. acid béo.
3. Đề thi học kì 1 Sinh học 10 năm học 2023 – 2024 có đáp án:
3.1. Đề thi 1:
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đâu là cấp độ cơ bản của tổ chức sống?
A. Tế bào.
B. Quần xã.
C. Hệ sinh thái.
D. Cả 3 cấp độ trên.
Câu 2: Triglyceride là loại …. được cấu tạo từ …..
A. lipid, các acid béo và glucose.
B. lipid; sterol.
C. acid béo; cholesterol.
D. lipid; các acid béo và glycerol.
Câu 3: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào?
A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc của hệ enzyme trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 4: Điểm giống nhau về chức năng giữa lipid, protein và carbohydrate là?
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. Xây dựng cấu trúc màng tế bào.
C. Làm tăng tốc độ và hiệu quả của phản ứng trong tế bào.
D. Tiếp nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài tế bào.
Câu 5: Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?
A. Nhân.
B. Ti thể.
C. Plasmid.
D. Lưới nội chất.
Câu 6: Loại bào quan nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp protein?
A. Ribosome.
B. Lưới nội chất trơn.
C. Lưới nội chất hạt.
D. Peroxisome.
Câu 7: Quá trình nào dưới đây bao hàm tất cả các quá trình còn lại?
A. Thẩm thấu.
B. Khuếch tán.
C. Vận chuyển thụ động.
D. Vận chuyển một loại ion xuôi chiều gradient nồng độ.
Câu 8: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức?
A. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
C. Nhờ kênh protein đặc biệt.
D. Vận chuyển chủ động.
Câu 9: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Thẩm tách.
D. Thẩm thấu.
Câu 10: Trong truyền tin tế bào, thụ thể có thể là
A. các enzyme.
B. các protein kênh trên màng.
C. các loại proatein tham gia vào quá trình hoạt hóa gene.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11: Trình tự các giai đoạn trong con đường truyền tin trong tế bào là?
A. Tiếp nhận tín hiệu → Truyền tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu.
B. Tiếp nhận tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu.
C. Truyền tín hiệu → Tiếp nhận tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu.
D. Truyền tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu → Tiếp nhận tín hiệu.
Câu 12: Thuật ngữ được sử dụng để mô tả khi nồng độ của chất tan là như nhau trong tế bào là?
A. Ưu trương.
B. Nhược trương.
C. Đẳng trương.
D. Đồng đều.
Câu 13: Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua?
A. Kênh protein đặc biệt.
B. Các lỗ trên màng.
C. Lớp kép phospholipid.
D. Kênh protein xuyên màng.
Câu 14: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Trực tiếp qua màng tế bào mà không cần kênh và ATP.
B. Kênh protein và tiêu tốn ATP.
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Thẩm thấu là sự khuếch tán của chất tan ra, vào tế bào.
B. Khuếch tán là sự di chuyển của chất tan theo một hướng từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
C. Các phân tử nước khuếch tán qua kênh protein từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
D. Trong quá trình khuếch tán, các phân tử di chuyển theo mọi hướng, cuối cùng dẫn đến sự phân bố đồng đều các chất tan trong dung dịch.
Câu 16: Một tế bào có đáp ứng với một tín hiệu hay không phụ thuộc vào
A. thụ thể tế bào có tương thích với tín hiệu hay không.
B. tín hiệu có liên kết được với các trình tự DNA đích hay không.
C. con đường chuyển đổi tín hiệu trong tế bào có phù hợp hay không.
D. tín hiệu có đi vào được tế bào hay không.
Câu 17: Đáp ứng của tế bào đích khi nhận tín hiệu có thể là
A. thay đổi hoạt tính enzyme.
B. thay đổi sự biểu hiện của các gene.
C. đóng hay mở kênh vận chuyển ion trên màng tế bào.
D. cả A, B và C.
Câu 18: Năng lượng trong tế bào tồn tại ở hai dạng là
A. cơ năng và quang năng.
B. hóa năng và động năng.
C. thế năng và động năng.
D. hóa năng và nhiệt năng.
Câu 19: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. phân tử adenosine, đường ribose, 2 gốc phosphate.
B. phân tử adenosine, đường deoxiribose, 3 gốc phosphate.
C. phân tử adenine, đường ribose, 3 gốc phosphate.
D. phân tử adenine, đường deoxiribose, 1 gốc phosphate.
Câu 20: Chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng là
A. acid nucleic.
B. enzyme.
C. ATP.
D. cơ chất.
Câu 21: Hô hấp tế bào là
A. quá trình tế bào lấy O2 và giải phóng ra CO2.
B. quá trình phân giải đường glucose thành đường 3 carbon.
C. quá trình phân giải đường thành CO2 và nước với sự tham gia của O2.
D. quá trình tổng hợp đường từ CO2.
Câu 22: Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng quá trình hô hấp tế bào?
A. Đường phân → Chuỗi truyền điện tử → Chu trình Krebs.
B. Chuỗi truyền điện tử → Đường phân → Chu trình Krebs.
C. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền điện tử.
D. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền điện tử.
Câu 23: Quá trình hình thành hợp chất phức tạp từ những chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng là gọi là
A. tổng hợp.
B. hô hấp tế bào.
C. tích lũy năng lượng.
D. lên men.
Câu 24: Khẳng định nào dưới đây về ATP là đúng?
A. Các liên kết hóa học trong phân tử ATP là những liên kết rất bền vững.
B. ATP có thể được dự trữ trong tế bào để dùng cho các phản ứng hóa học khi cần.
C. Liên kết giữa các gốc phosphate trong ATP là những liên kết kém bền vững.
D. Khi giải phóng 2 nhóm phosphate thì ATP trở thành ADP.
Câu 25: Khi một enzyme trong dung dịch bão hòa cơ chất, cách tốt nhất để tạo ra được nhiều sản phẩm là
A. cho thêm enzyme.
B. giảm lượng cơ chất.
C. tăng nhiệt độ dung dịch lên càng cao càng tốt.
D. lắc dung dịch chứa enzyme và cơ chất để tăng khả năng kết hợp với enzyme với cơ chất.
Câu 26: Những nhận định nào dưới đây về các giai đoạn của hô hấp tế bào là đúng?
A. Đường phân tiêu tốn 2 ATP và tạo ra 6 ATP và 2 NADH.
B. Một phân tử glucose qua hô hấp tế bào có thể tạo ra khoảng 36 ATP đến 38 ATP.
C. Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 4 ATP.
D. Giai đoạn đường phân tạo ra lượng ATP nhiều nhất.
Câu 27: Nhận định nào dưới đây về quá trình quang hợp là đúng?
A. Pha sáng xảy ra ở chất nền lục lạp.
B. Pha tối xảy ra ở màng thylakoid.
C. Pha sáng xảy ra ở màng kép của lục lạp.
D. Pha tối xảy ra ở chất nền của lục lạp.
Câu 28: Quang hợp ở cây xanh chỉ xảy ra vào ban ngày khi có ánh sáng, còn hô hấp ở thực vật
A. chỉ xảy ra vào ban đêm.
B. xảy ra cả ngày lẫn đêm.
C. chỉ xảy ra ban ngày.
D. chỉ xảy ra khi nào tế bào có đủ ATP.
A. Phần tự luận
Câu 1: Trong tế bào có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là hai bào quan nào? Giải thích.
– Trong tế bào động vật có 2 loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là lysosome và peroxysome.
Giải thích:
– Lysosome: Có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipit.
– Peroxysome: Có chức năng phân giải H2O2, lipid và các chất độc nhằm bảo vệ tế bào.
Câu 2: Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm.
– Trong môi trường muối có nồng độ cao sẽ tạo ra môi trường ưu trương khiến nước từ trong tế bào vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến vi sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phẩm được. Điều đó giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.
Không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng, thực phẩm ướp muối còn có hương vị đặc trưng khi được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
3.2. Đề thi số 2:
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1:Các nhà sinh học nghiên cứu các sinh vật về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.
B. Sinh lí học và hóa sinh học.
C. Di truyền học và tiến hóa.
D. Tất cả các lĩnh vực trên.
Câu 2. Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?
A. enzyme của con đường chuyển hóa làm ức chế sản phẩm tạo ra.
B. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzyme xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
C. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại hoạt hóa tăng enzym xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
D. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzyme xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
Câu 3. Fructose thuộc loại?
A. Đường sữa
B. Đường mía.
C. Đường trái cây
D. Đường phức
Câu 4: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây không có nhân ?
A. Tế bào cơ tim. B. Tế bào gan.
C. Tế bào thần kinh. D. Tế bào hồng cầu
Câu 5: Bào quan tham gia tổng hợp protein là
A. ti thể. B. lục lạp. C. lưới nội chất. D. ribosome.
Câu 6. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là?
A. Phân tử dầu có chứa 2 phân tử glycerol
B. Trong mỡ có chứa 1 phân tử glixerol và 2 acid béo
C. Trong mỡ chứa nhiều acid béo no
D. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước.
Câu 7: Cho các ý sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 8. Thành tế bào thực vật có bản chất là:
A. Peptidoglycan.
B. Cellulose.
C. Phospholipid.
D. Chitin.
Câu 9: Cho các nhận định sau về không bào, nhận định nào sai?
A. Không bào ở tế bào thực vật có chứa các chất dự trữ, sắc tố, ion khoáng và dịch hữu cơ…
B. Không bào chứa dịch lỏng.
C. Không bào ở tế bào động vật lớn, chứa một số chất dự trữ.
D. Không bào tiêu hóa ở động vật nguyên sinh khá phát triển.
Câu 10. Vì sao lysosome được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?
A. Vì có cấu tạo một lớp màng
B. Vì bên trong lysosome có chứa enzyme thuỷ phân
C. Vì có cấu trúc dạng túi
D. Vì có các hạt ribosome đính trên màng
Câu 11. Glycoprotein là dấu chuẩn trên màng sinh chất. Nó được tổng hợp và hoàn thiện tại cấu trúc nào?
A. Màng sinh chất và ribosome.
B. Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
C. Lưới nội chất hạt và bộ máy golgi.
D. Lưới nội chất trơn và bộ máy golgi.
Câu 12. Sự khác nhau giữa cấu tạo của ty thể và lục lạp là:
A. Màng trong của ty thể thì gấp nếp còn màng trong của lục lạp thì trơn.
B. Ty thể có màng kép còn lục lạp có màng đơn.
C. Ty thể có enzyme còn lục lạp có hạt ribosome.
D. Ty thể có chất diệp lục còn lục lạp thì có enzyme hô hấp.
Câu 13. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:
A. Vùng nhân.
B. Ribosome.
C. Màng sinh chất.
D. Nhân tế bào.
Câu 14. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do?
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Đây là liên kết mạnh
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat
Câu 15: Các chất mà tế bào lông hút trao đổi với môi trường gồm:
A. nước, carbohydrate, lipid, protein.
B. nước và muối khoáng.
C. glucose, vitamin và muối khoáng.
D. muối khoáng và các chất hữu cơ.
Câu 16: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp là cơ chế
A. vận chuyển chủ động
B. vận chuyển thụ động.
C. thẩm tách.
D. thẩm thấu.
Câu 17: Bón phân quá nhiều, cây có thể bị chết vì:
A. Bón phân quá nhiều làm cho môi trường đất trở thành môi trường ưu trương, tế bào lông hút của cây sẽ không thể hấp thụ được nước dẫn đến cây bị thiếu nước, héo và chết.
B. Bón phân quá nhiều làm cho môi trường đất trở thành môi trường nhược trương, tế bào lông hút của cây sẽ không thể hấp thụ được ion khoáng dẫn đến cây bị thiếu ion khoáng và chết.
C. Bón phân quá nhiều làm cho môi trường đất trở thành môi trường ưu trương, tế bào lông hút của cây sẽ không thể hấp thụ được ion khoáng dẫn đến cây bị thiếu ion khoáng và chết.
D. Bón phân quá nhiều làm cho môi trường đất trở thành môi trường đẳng trương, tế bào lông hút của cây sẽ không thể hấp thụ được ion khoáng dẫn đến cây bị thiếu ion khoáng và chết.
Câu 18. Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. Vitamin C
B. Steroid
C. Vitamin A
D. Phospholipid
Câu 19: Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành
A. năng lượng hóa năng.
B. thế năng.
C. nhiệt năng.
D. động năng.
Câu 20: Enzyme không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hoạt tính xúc tác mạnh. B. Tính chuyên hoá cao.
C. Bị biến đổi sau phản ứng. D. Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.
Câu 21. Sự khác nhau trong cấu trúc màng của nhân với màng của bộ máy Golgi là:
A. Nhân có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn
B. Cấu trúc màng nhân có lipid, cấu trúc màng của bộ máy Golgi có protein
C. màng nhân có protein còn màng của bộ máy Golgi thì không có.
D. Nhân có màng đơn, bộ máy Golgi có màng kép
Câu 22. Một phân tử DNA có 2400 nucleotide. Tính độ dài của phân tử?
A. 5100
B. 10200
C. 4080
D. 8160
Câu 23: Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?
A. Có khả năng di chuyển.
B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.
C. Được cấu tạo từ tế bào.
D. Có cấu tạo phức tạp.
Câu 24: Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Màng tế bào.
B. Chất nguyên sinh.
C. Nhân tế bào.
D. Thành tế bào.
Câu 25: Bào quan có màng kép ở tế bào nhân thực là
A. nhân, ti thể, lục lạp. B. nhân, lục lạp, lưới nội chất.
C. ti thể, lục lạp, bộ máy Golgi. D. ti thể, nhân, lysosome.
Câu 26: Mẫu vật được thực hiện trong bài thực hành quan sát tế bào nhân sơ là
A. nước dưa chua. B. lá cây thài lài.
C. lá rong đuôi chồn. D. lá hành ta.
Câu 27. Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được cellulose?
A. Do cellulose cấu tạo nên thành tế bào thực vật có cấu trúc bền vững.
B. Do tinh bột là loại đường đôi, cellulose là loại đường đa.
C. Do ở người không có enzyme phân giải cellulose.
D. Do ở người không có enzyme amylase phân giải cellulose.
Câu 28. Sản phẩm tạo ra ở pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước.
B. sắc tố quang hợp.
C. sự giải phóng ôxi.
D. ATP, NADPH và O2.
B. Phần tự luận
Câu 1: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích?
Triglyceride là dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K → Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin này trong rau sống được tối đa.
Câu 2.Hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn có gì khác so với quang hợp ở thực vật?
– Điểm khác giữa hóa tổng hợp so với quang hợp ở thực vật là: Quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Còn hóa tổng hợp sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.
– Điểm khác giữa quang khử ở vi khuẩn so với quang hợp ở thực vật là:
+ Quang hợp có sử dụng H2O làm nguồn cung cấp H+ và electron. Còn quang khử dùng H2S, S, H2 và một số chất hữu cơ khác làm nguồn cung cấp H+ và electron.
+ Quang hợp có giải phóng O2. Còn quang khử thì không giải phóng O2
4. Ma trận đề thi học kì 1 Sinh học 10 năm học 2023 – 2024:
NỘI DUNG | CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ | Tổng cộng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||
TNKQ | TNKQ | TNKQ | TNKQ | ||
I. Giới thiệu chung về thế giới sống
| – Nắm được các cấp tổ chức sống. – Nắm được đặc điểm của các giới sinh vật. | – Chỉ ra được biểu hiện của đặc điểm của các cấp tổ chức sống. – So sánh được đặc điểm của các giới sinh vật. |
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu:3 Số điểm: 1đ
| Số câu:3 Số điểm: 1đ
| Số câu:0 Số điểm: 0đ | Số câu:0 Số điểm: 0đ | Số câu: 6 câu 2 điểm = 20% |
II. Thành phần hóa học của tế bào
| – Biết được nhóm các nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống. – Biết được đặc điểm của các nhóm đại phân tử hữu cơ cấu tạo nên chất sống. | – Giải thích được nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào trong tế bào. – So sánh được đặc điểm của các đại phân tử hữu cơ cấu tạo nên chất sống. | – Xác định được bậc cấu trúc của prôtêtin ít bị ảnh hưởng nhất khi các liên kết hidrô trong prôtêin bị phá vỡ. – Giải thích được tính đa dạng và đặc thù của các đại phân tử hữu cơ. | – Xác định được số Nu của phân tử ADN. – Giải thích được điều gì khiến cho con thạch sùng có thể bám và di chuyển trên trần nhà mà không bị rơi xuống đất. |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm:1/3đ | Số câu: 3 Số điểm:1đ | Số câu: 2 Số điểm:2/3đ | Số câu: 3 Số điểm:1đ | Số câu: 9 câu 3 điểm = 30% |
III. Cấu trúc của tế bào
| – Biết được bào quan tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ, nhân thực. – Biết được bào quan có cấu trúc màng đơn. | – Phân biệt được cấu trúc của tế bào nhân thực và nhân sơ, tế bào động vật và tế bào thực vật. – Phân biệt được vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. | – Giải thích được hiện tượng nòng nọc “cắt” đuôi thành ếch. – Giải thích được hiện tượng cho tế bào thực vật vào môi trường nhược trương. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 3 Số điểm:1đ | Số câu: 4 Số điểm:4/3đ | Số câu: 2 Số điểm:2/3đ |
| Số câu: 9 câu 3 điểm = 30% |
IV. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
| – Nêu được thành phần cơ bản, chức năng của enzim. – Nêu được cơ chế của quá trình hô hấp tế bào. | – Phân tích được tính đặc hiệu của enzim. – Giải thích tại sao ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào. | – Vận dụng kiến thức về enzim để giải thích hiện tượng thực tế. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 3 Số điểm: 1đ
| Số câu:2 Số điểm: 2/3đ
| Số câu:1 Số điểm: 1/3đ
|
| Số câu: 6 câu 2 điểm = 20% |
5. Cách ôn thi hiệu quả:
– Chuẩn bị kĩ về kiến thức và tinh thần trước khi thi
– Xem lại ghi chép bài giảng trên lớp
– Chủ động trao đổi kiến thức với giáo viên và bạn bè
– Tổ chức học nhóm
– Chú trọng đến giấc ngủ, ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng để tránh bị ốm đau, ảnh hưởng đến chất lượng ôn thi
– Chuẩn bị sẵn những đồ cần thiết để không bị vội khi đi thi