Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 8 năm 2023 - 2024 có đáp án với các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận từ mức độ cơ bản đến nâng cao, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Vật lý 8 năm 2023 – 2024:
Đây là một đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 8 về các chủ đề cơ bản trong định luật về công, công suất, cơ năng và cấu tạo chất. Sau đây là một mô tả chi tiết về các chủ đề này:
I. Định luật về công:
– Khái niệm về công trong vật lý: công là năng lượng chuyển đổi từ một dạng sang dạng khác hoặc từ một vị trí sang vị trí khác của vật thể.
– Công thực hiện công bởi lực, công thực hiện công bởi ma sát, công tổng hợp và công tiêu hao.
– Công cơ học: công là tích của lực và quãng đường di chuyển theo hướng của lực đó.
– Định luật bảo toàn công: tổng công của một hệ thống không đổi trong quá trình không có lực ngoài tác động.
II. Công suất:
– Khái niệm về công suất: công suất là đại lượng đo lường tốc độ thực hiện công, được tính bằng tỉ lệ giữa công thực hiện và thời gian thực hiện công.
– Đơn vị đo công suất: watt (W) và các đơn vị liên quan.
– Công suất trung bình và công suất đỉnh.
III. Cơ năng:
– Khái niệm về cơ năng: cơ năng là năng lượng mà một vật thể có do vị trí của nó trong trường lực.
– Công thực hiện bằng cơ năng: công thực hiện bằng sự chuyển động của vật thể do cơ năng của nó thay đổi.
– Định luật bảo toàn cơ năng: tổng cơ năng của một hệ thống đóng vai trò là đại lượng bảo toàn trong quá trình không có lực ngoài tác động.
IV. Cấu tạo chất:
– Khái niệm về cấu tạo chất: cấu tạo chất là cách sắp xếp và tổ chức của các hạt nhỏ nhất trong chất.
– Cấu tạo nguyên tử, phân tử, tinh thể của chất.
– Đặc điểm của các dạng cấu tạo chất khác nhau như chất rắn, chất lỏng, chất khí.
– Sự chuyển động của các phân tử trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và ảnh hưởng của sự chuyển động này đến tính chất của các chất.
2. Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 8 năm 2023 – 2024 có đáp án:
2.1 Đề thứ nhất:
Câu 1. (2 điểm)
a) Khi nào thì có công cơ học?
b) Nêu định luật về công.
Câu 2. (2 điểm)
a) Khi nào vật có cơ năng? Thế năng, động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b) Lấy ví dụ về vật có thế năng đàn hồi? Lấy ví dụ về vật có động năng?
Câu 3. (2 điểm)
a) Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị của chúng.
b) Nêu điều kiện để vật nổi, vật lơ lửng, vật chìm?
Câu 4. (4 điểm)
a) Một vật có dạng hình hộp chữ nhật kích thước 30cm x 20cm x 10cm. Tính lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật khi thả nó chìm hoàn toàn vào một chất lỏng có trọng lượng riêng 12 000N/m3.
b) Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe di chuyển một quãng đường 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lý 8
Câu | Lời giải | Điểm | |
Câu 1 (2 điểm) | a) Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời | 1 | |
| b) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. | 1 | |
Câu 2 (2 điểm) | a) Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. – Thế năng phụ thuộc vào độ cao của vật so với vị trí khác hoặc phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. – Động năng của vật phụ thuộc vào chuyển động của vật. | 1 | |
| b) Ví dụ về vật có thế năng đàn hồi: khi dây cao su bị kéo dãn Ví dụ về vật có động năng: Chiếc xe đạp đang trên dốc. | 1 | |
Câu 3 (2 điểm) | a) Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac si met: FA = d.V Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) | 1 | |
| b) Khi một vật bị nhúng ngập hoàn toàn trong chất lỏng thì bao giờ cũng có hai lực tác dụng lên vật, đó là: – Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. (P) – Lực đẩy Ácsimet có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. (FA) * Vật chìm xuống dưới đáy khi: P >FA. * Vật nổi lên khi: P < FA. * Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng khi: P = FA | 1 | |
Câu 4 (4 điểm) | a) Cho biết d = 12 000N/m3 FA = ? | Thể tích của vật hình hộp chữ nhật là: V = 30.20.10 = 6000(cm3) = 0,006 (m3) Lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật là: FA = d.V = 12 000.0,006 = 72 (N) |
|
| b) Cho biết F = 5000N S = 1000m A = ? | Công của lực kéo của đầu tàu là: A = F.s = 5000.1000 = 5 000 000 (J) | 1,5 |
2.2 Đề thứ hai:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Thác nước đang chảy từ trên cao xuống, có những dạng năng lượng nào?
A. Động năng và thế năng.
B. Động năng
C. Thế năng
D. Động năng và nhiệt năng
Câu 2. Công thức tính công suất là:
A. P= A.t.
B. P =t/A
C. P= A/t
D. P = F.s.
Câu 3. Để đưa một vật lên cùng một độ cao thì dùng tấm ván dài 6m sẽ được lợi về lực khi dùng tấm ván dài 2m, vậy được lợi hơn bao nhiêu lần về lực?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 4. Hai cần cẩu cùng nâng một vật nặng 2000N lên cao 2m. Cần cẩu thứ nhất làm trong 3 phút, cần cẩu thứ hai làm trong vòng 120 giây. So sánh công suất của 2 cần cẩu:
A. P1>P2
B. P1C.
C. P1=P2
D. Không đủ dữ kiện
Câu 5. Yếu tố quyết định quá trình khuyếch tán xảy ra nhanh hay chậm.
A. Thể tích
B. Trọng lượng
C. Môi trường
D. Nhiệt độ.
Câu 6. Vật có cơ năng khi:
A. Vật có khối lượng lớn.
B. Vật có khả năng sinh công.
C. Vật có tính ì lớn.
D. Vật có đứng yên.
Câu 7. Đơn vị của cơ năng là:
A. W
B. J/s
C. kW
D. J
Câu 8. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
B. Chiếc lá đang rơi.
C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
D. Quả bóng đang bay trên cao.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9 ( 2 điểm): Phát biểu định luật về công? Viết công thức tính công, nêu tên đơn vị và các đại lượng có mặt trong công thức?
Câu 10 ( 1 điểm): Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?
Câu 11 (2 điểm): Một công nhân dùng ròng rọc cố định để mang gạch lên tầng trên. Biết người công nhân phải dùng lực kéo là 2500N mới đem được bao gạch lên cao 6m trong thời gian 1/2 phút. Tính :
a) Công của lực kéo người công nhân đó ?
b) Công suất của người công nhân đó ?
Câu 12 (1 điểm): Người ta kéo vật khối lượng 24kg lên cao bằng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m và độ cao 1,8m. Lực cản do ma sát trên đường là 36N. Hãy tính công của người kéo, coi vật chuyển động thẳng đều.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Lí 8
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | C | C | B | D | B | D | A |
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
9 (2 điểm) | – Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. – Công thức tính công: A = F.s Trong đó: A là công của lực F (J) F là lực tác dụng vào vật (N) S là quãng đường vật dịch chuyển(m) | 1đ
1đ |
10 (1 điểm) | – Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía và giữa chúng có khoảng cách. – Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn. | 0,5đ
0,5d |
11 (2 điểm) | Tóm tắt : F= 2500N t = ½ phút = 30 giây. s = 6m a. A = ? b. P = ? Bài giải a. Công của lực kéo người công nhân A = F.S = 2500.6 = 15000 (J) b. Công suất của người công nhân là: P = 500 (W) |
0,5đ
0,5đ
1đ |
12 ( 1 điểm) | Tóm tắt : Fms= 36N m = 24kg s = 15m h = 1,8m A = ? Bài giải Công cùa người kéo: A = P.h + Fms.S = 240.1,8 + 36.15 = 972 (J) Vậy công của người kéo là 972 J |
0,25đ
0,5đ 0,25đ |
3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 Vật lý 8 năm 2023 – 2024 có đáp án:
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
|
|
| Cấp độ thấp | Cấp độ cao |
| ||||
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
|
1. Định luật về công | – Nêu được định luật về công và viết được công thức tính công. | – Hiểu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. | – Tính được công lực kéo của người công nhân | – Tính công của người kéo |
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
| 1 2đ 20% | 1 0,5đ 5% |
|
| ½ 1đ 10% |
| 1 1đ 10% | 7/2 4,5đ 45% |
2. Công suất | – Nhận biết được công thức tính công suất | – So sánh được công suất làm việc của hai cần cẩu. | – Tính được công suất lực kéo của người công nhân |
|
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0,5đ 5% |
| 1 0,5đ 5% |
|
| ½ 1đ 10% |
|
| 5/2 2đ 20% |
3. Cơ năng | – Nhận biết vật có cơ năng – Nhận biết được đơn vị của cơ năng. | – Sự xuất hiện động năng và thế năng khi thác nước chảy từ trên cao xuống. – Tìm được trường hợp có thế năng so với mặt đất |
|
|
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 1đ 10% |
| 2 1đ 10% |
|
|
|
|
| 4 20đ 20% |
4. Cấu tạo chất | – Nhận biết được yếu tố quyết định quá trình khuyếch tán | – Giải thích được hiện tượng nhỏ giọt nước mực vào cốc nước |
|
|
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0,5đ 5% |
|
| 1 1đ 10% |
|
|
|
| 2 1,5đ 15% |
Tổng số câu TS điểm Tỉ lệ % | 5 4đ 40% | 5 3đ 30% | 1 2đ 20% | 1 1đ 10% | 12 10đ 100% |