Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 1 năm 2023 – 2024 có đáp án

  • 30/01/202430/01/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    30/01/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Giai đoạn lớp 1 là giai đoạn đầu tiên bé bước vào bậc học. Đây là giai đoạn quan trọng để bé làm quen với các cấp học và cuộc thi học kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 1 năm 2023 - 2024 có đáp án cung cấp mẫu đề thi chuẩn cho các bậc phụ huynh và giáo viên tham khảo. 

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Giúp bé làm quen với tiếng Việt lớp 1 hiệu quả:
      • 2 2. Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 1 năm 2023 – 2024 có đáp án:
        • 2.1 2.1. Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 1 năm 2023 – 2024:
        • 2.2 2.2. Đáp án Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 1 năm 2023 – 2024:
      • 3 3. Phân phối chương trình tiếng việt lớp 1:



      1. Giúp bé làm quen với tiếng Việt lớp 1 hiệu quả:

      Dưới đây là một số cách giúp bé học và làm quen với môn tiếng Việt lớp 1 hiệu quả:

      – Tạo hứng thú cho bé bằng cách đọc truyện, thơ, ca dao, tục ngữ… cho bé nghe và thảo luận về nghĩa, ý nghĩa của chúng.

      – Giới thiệu các bảng chữ cái, chữ viết tay cho bé để bé quen với các kí tự và cách viết chữ.

      – Dạy bé đọc và viết các từ đơn giản, từ vựng liên quan đến cuộc sống hàng ngày của bé.

      – Sử dụng các hoạt động thực tế trong đời sống để giúp bé học tốt hơn, ví dụ như đọc các thông tin trên các sản phẩm trong siêu thị, đọc các tên đường, tên các địa điểm.

      – Sử dụng các trò chơi, câu đố, đố vui, bài tập… để giúp bé học và làm quen với tiếng Việt một cách vui nhộn và thú vị.

      – Khuyến khích bé tham gia các hoạt động đọc sách, viết bài tập, tự sáng tác các câu chuyện, bài thơ… để bé có thể tự tin hơn về khả năng sử dụng tiếng Việt của mình.

      – Tạo điều kiện cho bé để tiếp xúc với các tài liệu và sách vở tiếng Việt phù hợp với độ tuổi và trình độ của bé.

      – Luôn tạo cho bé một môi trường học tập tích cực, tạo sự động viên và khuyến khích cho bé khi bé làm tốt và hướng dẫn bé sửa sai những lỗi chính tả, cú pháp, ngữ pháp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

      2. Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 1 năm 2023 – 2024 có đáp án:

      2.1. Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 1 năm 2023 – 2024:

      I. Kiểm tra đọc (10 điểm)

      1. Đọc đúng đoạn văn sau:

      BÀN TAY MẸ

      Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc.

      Đi làm về, mẹ lại đi chợ, nấu cơm. Mẹ còn tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.

      Bình yêu mẹ lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.

      2. Em hãy tìm trong bài và đọc tên những chữ có dấu ngã.

      3. Mẹ làm những việc gì trong gia đình Bình?

      4. Bàn tay mẹ như thế nào?

      II. Kiểm tra viết (10 điểm)

      1. Chép đúng chính tả đoạn văn sau:

      HOA NGỌC LAN

      Ở ngay đầu hè nhà bà em có một cây hoa ngọc lan. Thân cây cao to, vỏ bạc trắng. Lá dày, cỡ bằng bàn tay, xanh thẫm.
      Hoa lan lấp ló qua kẽ lá. Nụ hoa xinh xinh trắng ngần. Khi hoa nở, cánh xòe ra duyên dáng. Hương lan ngan ngát, tỏa khắp vườn, khắp nhà.

      2. Điền vào chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?

      a) ve tranh

      b) sạch se

      c) cửa sô

      d) vưng vàng

      3. Điền vào chỗ trống ng hay ngh?

      a) ……ỉ ngơi

      b) ……ẫm nghĩ.

      2.2. Đáp án Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 1 năm 2023 – 2024:

      I. Kiểm tra đọc (10 điểm)

      1. Đọc đúng, lưu loát toàn bài, tốc độ khoảng 30 tiếng/phút (6 điểm)

      Đọc sai hoặc không đọc được (dừng quá 5 giây/từ ngữ): trừ 0,5 điểm.

      2. Nêu đúng những chữ có dấu ngã (1điểm)

      Những chữ có dấu ngã trong bài là: tã

      3. Trả lời đúng câu hỏi đơn giản về nội dung bài tập đọc (1,5 điểm)

      Câu trả lời đúng là: đi làm, đi chợ, nấu cơm, giặt giũ…

      4. Trả lời đúng câu hỏi (1,5 điểm)

      Câu trả lời đúng là: bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.

      II. Kiểm tra viết (10 điểm)

      1. Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, tốc độ viết khoảng 30 chữ/15 phút (4 điểm).

      – Viết sai mẫu chữ hoặc sai chính tả mỗi chữ: trừ 0,5 điểm.

      – Viết sạch, đẹp, đều nét (2 điểm).

      – Viết bẩn, xấu, không đều nét mỗi chữ: trừ 0,2 điểm.

      2. Làm đúng bài tập chính tả điền dấu thanh (2 điểm – đúng mỗi từ được 0,5 điểm).

      Những chữ in nghiêng được điền dấu thanh đúng như sau:

      a) vẽ tranh

      b) sạch sẽ

      c) cửa sổ

      d) vững vàng.

      3. Làm đúng bài tập điền âm (2 điểm, đúng mỗi câu được 1 điểm).

      Bài tập làm đúng là:

      a) nghỉ ngơi

      b) ngẫm nghĩ.

      3. Phân phối chương trình tiếng việt lớp 1:

      Phân phối chương trình tiếng Việt 1 là nội dung cần thiết phải biết để có thể nắm vững phần kiến thức mà trẻ cần đạt được khi hoàn thành chương trình tiếng Việt 1:

      Tuần

      Tên bài dạy

      Yêu cầu cần đạt

      Ghi chú

      1

      Bài 1: e

      – Nhận biết được chữ và âm e

      – Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

      – HS khá, giỏi luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK

       

      Bài 2: b

      – Nhận biết được chữ và âm b.

      – Đọc được: be.

      – Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

       

       

      Bài 3:

      Dấu sắc

      – Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.

      – Đọc được: bé

      – Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

       

      2

      Bài 4:

      Dấu hỏi

      Dấu nặng

      – Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.

      – Đọc được: bẻ, bẹ

      – Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

      – Từ tuần 2-3 trở đi, GV cần chú ý rèn tư thế đọc đúng cho HS

       

      Bài 5:

      Dấu huyền

      Dấu sắc

      – Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã.

      – Đọc được: bè, bẽ.

      – Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

       

       

      Bài 6:

      be, bè, bé,

      bẻ, bẽ, bẹ

      – Nhận biết được các âm, chữ e, b và dấu thanh: dấu sắc / dấu hỏi / dấu nặng / dấu huyền / dấu ngã /.

      – Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ

      – Tô được e, b, bé và các dấu thanh

       

       

      Bài 7

      ê, v

      – Đọc được ê, v, bê, ve; từ và dấu ứng dụng

      – Viết được ê, v, bê, ve (viết được 1/2 số dòng qui định trong vở tập viết, tập một)

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: bế, bé

      HS khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng qui định ở vở tập viết 1 tập một.

       

      Tập viết tuần 1: Tô các nét

      cơ bản

      – Tô được các nét cơ bản theo vở Tập viết 1, tập một

      – HS khá, giỏi có thể viết được các nét cơ bản

       

      Tập viết tuần 2: Tập tô e, b, bé

       

      – Tô và viết được các chữ: e, b, bé theo vở Tập viết 1, tập một

       

      3

      Bài 8:

      l, h

      – Đọc được l, h, lê, hè; từ và các câu ứng dụng

      – Viết được l, h, lê, hè (viết được ½ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một)

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: le, le

      – HS khá,giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh họa ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.

       

      Bài 9:

      O, C

      – Đọc được o, c, bò, cỏ; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: o, c, bò, cỏ

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: vó bè.

       

       

      Bài 10:

      Ô, Ơ

      – Đọc được ô, ơ, cô, cờ; từ và câu ứng dụng.

      – Viết được: ô, ơ, cô, cờ.

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: bờ hồ

      * GDMT: GD HS tình cảm yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.

       

       

      Bài 11

      Ôn tập

      – Đọc được ê, v, l, h, o, c, ô, ơ: các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11.

      – Viết được: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ:; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11

      – Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh kể: hổ.

       

       

      Bài 12:

      I, a

      – Đọc được i, a, bi, cá; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: i, a, bi, cá

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: lá cờ

       

      4

      Bài 13

      n, m

      – Đọc được: n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng

      – Viết được: n, m, nơ, me

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba má

      Từ tuần 4 trở đi, HS khá, giỏi biết đọc trơn

       

      Bài 14:

      d, đ

      – Đọc được: d, đ, dê, đò; từ và các câu ứng dụng

      – Viết được:d, đ, dê, đò

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa

       

       

      Bài 15

      t, th

      – Đọc được: t, th, tổ, thỏ; từ và các câu ứng dụng

      – Viết được: t, th, tổ, thỏ

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: ổ, tổ

       

       

      Bài 16:

      Ôn tập

       

      – Đọc được: i, a, n, m, d, đ, t, th; các từ ngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.

      Viết được: i, a, n, m, d, đ, t, th; các từ ngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.

      – Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: cò đi lò dò

       

      – HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh

      4

      Tập viết

      tuân 3

      Lễ, cọ

      bờ, hổ

      – Viết đúng các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1.

      HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một

       

      Tập viết

      tuân 4

      mơ, do

      ta, thơ

      – Viết đúng các chữ: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1.

      HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một

      5

      Bài 17

      u, ư

      – Đọc được: u,ư,nụ,thư; từ và các câu ứng dụng

      – Viết được: u,ư,nụ,thư

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: thủ đô

       

       

      Bài 18

      x, ch

      – Đọc được: x,ch,xe,chó từ và các câu ứng dụng

      – Viết được: x,ch,xe,chó

      – Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô

       

       

      Bài 19

      s,r

      – Đọc được: s, r, sẽ, rễ; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: s, r, sẽ, rễ

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: rỗ cá

       

       

      Bài 20

      k, kh

      – Đọc được: k, kh, kẻ, khế; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: k, kh, kẻ, khế

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.

       

      6

       

      Bài 21

      Ôn tập

      – Đọc được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.

      – Viết được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.

      – Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: thỏ và sư tử

      HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh

       

      Bài 22

      p, ph, nh

      – Đọc được p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và các câu ứng dụng

      – Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

       

       

      Bài 23

      g, gh

      – Đọc được: g, gh, gà ri, ghề gỗ; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: g, gh, gà ri, ghề gỗ

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô

       

       

      Bài 24

      q, qu, gi

      – Đọc được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: quà quê

       

       

       

      Bài 25

      ng, ngh

      – Đọc được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng.

      – Viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bế.

       

       

      Bài 27

      y, tr

      – Đọc được: y, tr, y tá, tre ngà: từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: y, tr, y tá, tre ngà

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ

       

      7

      Bài 27

      Ôn tập

      – Đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 đến bài 27.

      – Viết được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr; các từ ngữ và câu ứng dụng

      – Nghe hiểu và kể lại một đoạn câu truyện theo tranh truyện kể: tre ngà.

      HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh

       

      Bài 28

      Chữ thường chữ hoa

      – Bước đầu nhận diện được chữ in hoa.

      – Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: ba vì.

       

       

      Bài 29

      ia

      – Đọc được: ia, lá tía tô; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: ia, lá tía tô

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Chia quà.

       

       

      Tập viết

      tuần 5

      của tự

      thợ xẻ…

      – Viết đúng các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

      HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một

       

      Tập viết

      tuần 6

      nho khô

      nghé ọ

      – Viết đúng các chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

      HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một

      8

       

      Bài 30

      ua, ưa

      – Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa

       

       

       

      Bài 31

      Ôn tập

      – Đọc được: ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.

      – Viết được: ia, ua, ưa; các từ ngữ ứng dụng.

      – Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và rùa.

       

      HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.

       

      Bài 32

      oi, ai

      – Đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái; từ và các câu ứng dụng

      – Viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.

       

       

       

      Bài 33

      ôi, ơi

      – Đọc được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Lễ hội

       

       

      Bài 34

      ui, ưi

      – Đọc được: ui, ưi, đồi núi, gởi thư; từ và các câu ứng dụng

      – Viết được:

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Đồi núi

       

      9

      Bài 35

      uôi, ươi

      – Đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ và câu ứng dụng.

      – Viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.

       

       

      Bài 36

      ay,â- ây

      – Đọc được: ay,â,ây, mấy bay, nhảy dây; từ và câu ứng dụng.

      – Viết được: ay,â,ây, mấy bay, nhảy dây

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.

       

       

      Bài 37

      Ôn tập

      – Đọc được các vần có kết thúc bằng I / y; từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.

      – Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.

      – Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh kể truyện: Cây khế

      HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh

       

      Bài 38

      eo,ao

      – Đọc được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao; từ và đoạn thơ ứng dụng.

      – Viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Gió, may, mưa, bảo,lũ

       

       

      Tập viết

      tuần 7

      xưa kia

      mùa dưa

      – Viết đúng các chữ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái, … kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

      HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.

       

      Tập viết

      tuần 8

      đồ chơi

      tươi cười

      – Viết đúng các chữ: đồ chơi, tươi cười ngày hội, vui vẻ, … kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

      HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một

      10

       

      Bài 39

      au, âu

      – Đọc được: au,âu,cây cau, cái cầu; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: au, âu, cây cau, cái cầu

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề:Bà cháu

       

       

      Bài 40

      iu, êu

      – Đọc được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu; từ và câu ứng dụng:

      – Viết được:

      – Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Ai chịu khó

       

       

      Ôn tập

      – Đọc được các âm, vần, các từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.

      – Viết được các âm, vần, các từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.

      – Nói được 2-3 câu theo chủ đề đã học.

      HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh

       

      Kiểm tra

      giữa

      học kì 1

      – Đọc được các âm, vần, các từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40, tốc độ 15 tiếng / phút.

      – Viết được các âm, vần, các từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 40, tốc độ 15 chữ / phút.

       

       

      Bài 41

      iêu, yêu

      – Đọc được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và câu ứng dụng.

      – Viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý

      – Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.

      Từ bài 41 ( nữa cuối HKI ) số câu luyện nói tăng từ 2-4 câu

      11

      Bài 42

      ưu, ươu

      – Đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao

      – Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.

       

       

      Bài 43

      Ôn tập

      – Đọc được các vần có kết thúc bằng u / o, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.

      – Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 40.

      – Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh kể truyện: Sói và Cừu

      HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh

       

      Bài 44

      on, an

      – Đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn; từ và các câu ứng dụng.

      – Viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn

      – Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Bé và bạn bè.

       

       

      Bài 45

      ân, ă, ăn

      – Đọc được: ân, ă, ăn, cái cân, con trăn; từ và câu ứng dụng.

      – Viết được: ân, ă, ăn, cái cân, con trăn

      – Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi

       

       

      Tập viết

      tuần 9 Cái kéo,trái đào

      – Viết đúng cái chữ: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo … kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một

      HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở

       

      Tập viết

      tuần 10

      chú cừu

      rau non

      – Viết đúng cái chữ: chú cừu, rau non, thợ hàn, dặn dò … kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một

      HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết