Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử lớp 9 năm 2023 - 2024 có đáp án hay nhất chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 9 giữa học kì 2. Mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Chủ đề ôn tập trong môn Lịch sử 9 giữa học kỳ 2:
– Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh: Học sinh cần hiểu về các nền văn minh thế giới cổ đại như nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, và tầm quan trọng của họ đối với lịch sử nhân loại .
– Trung đại châu Âu: Học sinh cần tìm hiểu về thời Trung đại châu Âu, về chế độ phong kiến và tầm quan trọng của giáo dục.
– Cuộc cách mạng công nghiệp: Học sinh cần hiểu về những đổi mới công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp, cách chúng tác động đến nền kinh tế và xã hội của thế giới.
– Sự cắt xén của châu Phi: Học sinh cần tìm hiểu về sự cắt xén của châu Phi và tầm quan trọng của họ đối với lịch sử và hiện tại của châu lục này.
– Cuộc cách mạng xã hội và phong trào giải phóng dân tộc: Học sinh cần hiểu về cuộc cách mạng xã hội và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, bao gồm cuộc cách mạng Pháp, cuộc cách mạng Nga và cuộc cách mạng mạng Trung Quốc.
– Thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai: Học sinh cần tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến và kết thúc của Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai cũng như tầm quan trọng của họ đối với thế giới và Việt Nam.
Trên đây là một số chủ đề quan trọng trong môn Lịch sử lớp 9 để ôn tập giữa học kỳ 2. Tuy nhiên, để ôn tập và hiểu sâu hơn, các em cần đọc và tìm hiểu các tài liệu tham khảo và học lại các bài học trên.
2. Nội dung cần lưu ý theo chủ đề môn Lịch sử 9 giữa học kỳ 2:
* Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh:
– Nền văn minh Ai Cập: sự hình thành và phát triển của đất nước Ai Cập cổ đại, những vị vua triều đại đầu tiên của Ai Cập, văn hóa và đời sống dân gian của người Ai Cập cổ đại.
– Nền văn minh Hy Lạp: sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, tầm quan trọng của triết học, khoa học, văn hóa và nghệ thuật đối lập với lịch sử thế giới.
– Nền văn minh La Mã: sự hình thành và phát triển của nền văn minh La Mã cổ đại, tầm quan trọng của luật La Mã, văn hóa và nghệ thuật đối lập với lịch sử thế giới.
* Thời kỳ Trung đại châu Âu:
– Chế độ phong kiến và tầm quan trọng của giáo dục thời Trung đại châu Âu.
– Cuộc thập tự chinh và cuộc thập tự chinh thứ nhất của nước Pháp.
– Cuộc hành quân thập tự chinh của châu Âu đến khu vực Trung Đông, tầm quan trọng của cuộc Thập tự chinh thời kỳ.
* Cuộc cách mạng công nghiệp:
– Sự phát triển và ứng dụng các đổi mới công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp.
– Sự kiện thay đổi trong nền kinh tế và xã hội của các nước Châu Âu và Bắc Mỹ sau cuộc Cách mạng Công nghiệp.
* Sự cắt xén của châu Phi:
– Sự việc cắt xén và bị cai trị của châu Phi bởi các công dân châu Phi thực hiện.
– Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa thực dân của người dân Châu Phi.
* Các cuộc cách mạng xã hội và phong trào giải phóng dân tộc:
– Cuộc cách mạng Pháp: nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc cách mạng Pháp.
– Con đường mạng Nga: nguyên nhân, diễn biến
3. Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử 9 năm 2023 – 2024 có đáp án:
3.1. Đề thi:
I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Tháng 7/1928, Hội Phục Việt đổi tên thành
A. An Nam Cộng sản đảng.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 2: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Dân chủ Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 3: Sự kiện nào dưới đây là một trong những cơ sở dẫn đến sự bùng nổ của phong trào dân chủ ở Đông Dương trong những năm 1936 – 1939?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
B. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
D. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại.
Câu 4: Dựa vào nguồn viện trợ của Mĩ, tháng 12/1950, thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch quân sự nào ở Việt Nam?
A. Kế hoạch Na-va.
B. Kế hoạch Va-luy.
C. Kế hoạch Rơ-ve.
D. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi
Câu 5: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập
A. Việt Nam Quang phục hội.
B. Hội Liên hiệp thuộc địa.
C. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu 6: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
A. cuộc tập dượt lần thứ hai cho Cách mạng tháng Tám (1945).
B. tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
C. hình thành mặt trận dân tộc thống nhất cho cách mạng Việt Nam.
D. chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
Câu 7: Nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là gì?
A. Phát xít Đức, Nhật bị Đồng minh đánh bại.
B. Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước.
C. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Việt Nam xây dựng được khối liên minh công – nông vững chắc.
Câu 8: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1940 – 1945 là mâu thuẫn giữa
A. nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột.
B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
C. toàn thể nhân dân với Pháp, Nhật và phản động tay sai.
D. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
Câu 9: Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946 – 1947) đã
A. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài” với Việt Nam.
B. khiến Pháp mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
C. buộc Pháp phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam.
D. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Câu 10: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?
A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.
B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.
C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Mặt trận Việt Minh ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
Câu 2 (2,0 điểm): Phát biểu ý kiến của em về nhận định:“Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17”.
3.2. Hướng dẫn đáp án:
I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1-B | 2-D | 3-B | 4-D | 5-B | 6-D | 7-A | 8-C | 9-D | 10-D |
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
* Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh:
– Đầu năm 1941, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng:
+ Ở châu Âu, Đức mở cuộc tấn công Liên Xô (tháng 6/1941);
+ ở châu Á, quân phiệt Nhật đang ráo riết chuẩn bị gây chiến tranh Châu Á Thái Bình Dương,…
+ Trên thế giới đã hình thành hai trận tuyến: một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản.
– Dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam vô cùng khổ cực, phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng dâng cao ở nhiều nơi.
– Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng
=> Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập ở Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh => Ngày 19/5/1945, Mặt trận Việt Minh được thành lập.
* Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám:
– Tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất, rộng rãi, qua đó củng cố khối đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng chính trị quần chúng cho Cách mạng tháng Tám.
– Có vai trò lớn trong việc đề ra đường lối, chủ trương xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng; xây dựng các căn cứ địa cách mạng (Bắc Sơn – Võ Nhai, Cao – Bắc – Lạng,…); thực hiện thí điểm các chính sách của chính quyền cách mạng mới nhằm đem lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân.
– Lãnh đạo cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” => tạo tiền đề trực tiếp cho sự bùng nổ, phát triển và giành thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
– Tiến hành thành công Đại hội Quốc dân (Tân Trào, tháng 8/1945); huy động và tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
– Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Việt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới,…
Câu 2 (2,0 điểm)
* Phát biểu ý kiến: “Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17” là nhận định không chính xác, không phản ánh đúng thực tiễn lịch sử, trái với nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ, phủ nhận những kết quả mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong Hiệp định Giơ-ne-vơ.
* Chứng minh:
– Hiệp định Giơ-ne-vơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Việt Nam là “độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”, (không “chia Việt Nam thành hai quốc gia”)
– Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, ví tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời, để thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực (vĩ tuyến 17 không phải là “đường biên giới” quốc gia)
– Hiệp định Giơ-ne-vơ đã xác định rõ, Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.