Môn Giáo dục công dân giúp học sinh hiểu về kỹ năng sống, ý thức kinh tế, pháp luật và ứng dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 2 GDCD 6 năm 2023 - 2024 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 GDCD 6 năm 2023 – 2024:
Đây là đề cương ôn thi môn Giáo dục công dân lớp 6 – Học kì 2, với 3 chủ đề chính: Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật. Đây là những chủ đề quan trọng trong chương trình học GDCD lớp 6, giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết về vấn đề giáo dục, kinh tế và pháp luật, cũng như khuyến khích phát triển tư duy, ý thức công dân trong cộng đồng.
– Giáo dục kỹ năng sống (Dự kiến 3-4 tiết)
+ Các kỹ năng sống cơ bản: giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, tự quản lý, hợp tác, giải quyết xung đột.
+ Ứng dụng kỹ năng sống trong việc ứng phó với tình huống nguy hiểm hoặc khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, trong môi trường học tập, gia đình và xã hội.
– Giáo dục kinh tế (Dự kiến 2-3 tiết)
+ Khái niệm về tiết kiệm, ý nghĩa của tiết kiệm, lợi ích của tiết kiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Các phương tiện tiết kiệm: tiết kiệm tiền bạc, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Ý thức tiết kiệm và cách tiết kiệm trong các hoạt động hàng ngày, trong môi trường học tập, gia đình và xã hội.
– Giáo dục pháp luật (Dự kiến 2-3 tiết)
+ Khái niệm về công dân, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của công dân.
+ Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, quy trình tạo pháp luật và vai trò của pháp luật trong xã hội.
+ Nội dung cơ bản của Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: quyền và nghĩa vụ của công dân, tôn trọng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
+ Cách áp dụng các nguyên tắc pháp luật và ý thức công dân trong cuộc sống hàng ngày, trong môi trường học tập, gia đình và xã hội.
+ Hiểu về quy trình giải quyết vấn đề, tranh chấp, xử lý tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, trong môi trường học tập, gia đình và xã hội theo quy định pháp luật.
2. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 6 năm 2023 – 2024 có đáp án:
2.1 Đề thi thứ nhất:
I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0đ).
Hãy chọn 01 đáp án đúng nhất trong các đáp án đã cho sau: (Mỗi câu đúng, đạt 0,25đ)
Câu 1: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau:
“Tình huống nguy hiểm từ…là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình, làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của cá nhân và xã hội”.
A. con người
B. thiên nhiên
C. động vật.
D. máy móc.
Câu 2: Phương án nào dưới đây thể hiện là một tình huống nguy hiểm do con người gây ra?
A. Bão
B. Sấm sét
C. Bạo lực học đường
D. Động đất
Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về hành vi tiết kiệm?
A. Qua cầu rút ván
B. Năng nhặt chặt bị
C. Có chí thì nên
D. Ở hiền gặp lành
Câu 4: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có Quốc tịch tại
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Nga.
D. Việt Nam.
Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?
A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.
B. Xả nước uống để rửa tay.
C. Tranh thủ thời gian học để chơi game.
D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp học.
Câu 6: Khi đang di chuyển trên đường mà gặp sấm, sét em sẽ:
A. Tiếp tục di chuyển xem như không có chuyện gì.
B. Dừng xe lại chỗ có gốc cây to để trú vì đó là nơi an toàn.
C. Chạy nhanh đến nhà gần nhất xin trú, chờ hết sấm sét mới di chuyển tiếp.
D. Đứng giữa đường chờ hết sấm, sét rồi đi tiếp vì đó cũng là cách an toàn.
Câu 7: Mỗi sáng mẹ cho em mười ngàn ăn sáng, em ăn hết năm ngàn, còn năm ngàn em bỏ vào heo đất là biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Ngoan ngoãn.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Lười biếng.
Câu 8: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công dân ở các tình thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì để phòng, chống dịch?
A. Tránh tiếp xúc ít nhất 3 ngày đầu để phòng ngừa.
B. Kỳ thị, xa lánh họ vì sợ lây dịch.
C. Đến nhà họ chơi vì lâu ngày rất nhớ.
D. Gọi chính quyền địa phương xử lí.
Câu 9: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em thường làm việc nào dưới đây?
A. Chơi game.
B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
C. Đi chơi với bạn bè.
D. Học bài, làm bài tập, giúp đỡ gia đình.
Câu 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?
A. Những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
B. Những người có quốc tịch Việt Nam.
C. Những người Việt Nam dù sinh sống ở nước nào.
D. Những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định.
Câu 11: Tình huống nào sau đây không phải là tình huống nguy hiểm?
A. Mưa, gió, bão.
B. Sấm, sét.
C. Sạt, lở đất.
D. Nhật thực, nguyệt thực.
Câu 12: Anh T có bố là người Việt, mẹ là người Nga, anh T khai sinh và mang Quốc tịch Việt Nam nhưng bố mẹ lại cho anh sang Nhật Bản du học và đến Anh làm việc. Theo em anh T là công dân nước nào?
A. Việt Nam
B. Nước Nga
C. Anh
D. Nhật Bản
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13: (2,0đ): Theo em, đức tính tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm.
Câu 14: (2,0đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng gì? Em cần ghi nhớ những số điện thoại của ai?
Câu 15: (1,0đ). Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
Câu 16: Tình huống: (2,0đ)
Trời nắng nóng, sau khi chơi đá bóng xong, các bạn rủ nhau xuống sông tắm.
Hỏi: a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống nguy hiểm không? Vì sao?
b. Nếu em cùng đi đá bóng với các bạn, em nên làm gì trong tình huống trên?
Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6
I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0đ). Học sinh trả lời đúng 0.25đ/câu.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | C | B | D | D | C | B | A | D | B | D | A |
II: TỰ LUẬN (7,0đ).
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 13 2,0 điểm | – Học sinh trình bày được ý nghĩa của tiết kiệm. + Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công. – Nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm. + Mẹ cho mười ngàn ăn sáng, em đòi thêm năm ngàn để ăn hàng. + Em chưa biết tranh thủ thời gian rảnh rỗi để học bài và làm bài tập. |
1,0
0,5 0,5 |
Câu 14 2,0 điểm | – Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng sau: – Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. – Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại khẩn cấp: + 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em + 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc +113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, trật tự +114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. |
0,5đ
0,5đ
0,25đ 0,25đ 0,25đ
0,25đ |
Câu 15 1,0 điểm | – HS nêu được khái công dân. + Công dân là người dân của một nước. – Căn cứ để xác đinh công dân của một nước. + Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân của nước đó. |
0,5đ
0,5đ |
Câu 16 2,0 điểm | a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống rất nguy hiểm. Vì các bạn đi tắm mà không có người lớn đi cùng, không mặc áo phao nên nguy cơ đuối nước rất cao. b. Nếu em cùng đi với các bạn, em sẽ can ngăn không có các bạn tự ý xuống sông tắm. – Nếu các bạn không nghe, em sẽ báo với người lớn ở gần đó hoặc chạy về báo với bố mẹ để ngăn chặn kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra. | 1,0
0,5đ
0,5đ |
2.2 Đề thi thứ hai:
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là
A. tình huống sư phạm.
B. tình huống nguy hiểm.
C. tình huống vận động.
D. tình huống phát triển.
Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ
A. tự nhiên.
B. tin tặc.
|C. con người.
D. lâm tặc.
Câu 3: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin để thoát khỏi
A. nguy hiểm
B. người tốt.
C. bản thân.
D. bố mẹ.
Câu 4: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta có thái độ như thế nào khi ứng phó với tình huống nguy hiểm trong cuộc sống?
A. Lo sợ và hoảng loạn
B. Lo sợ và rụt rè.
C. Bình tĩnh và tự tin.
D. Âm thầm chịu đựng.
Câu 5: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức
A. của cải vật chất, thời gian, sức lực.
B. các truyền thống tốt đẹp.
C. các tư tưởng bảo thủ
D. lối sống thực dụng.
Câu 6: Sống tiết kiệm không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.
B. Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc.
C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
D. Bị người khác khinh bỉ và xa lánh.
Câu 7: Đối lập với tiết kiệm là
A. xa hoa, lãng phí.
B. cần cù, chăm chỉ.
C. cẩu thả, hời hợt.
D. trung thực, thẳng thắn.
Câu 8: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta
A. làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
B. sống có ích.
C. yêu đời hơn
D. tự tin trong công việc.
Câu 9: Công dân là người dân của
A. một làng.
B. một nước.
C. một tỉnh.
D. một huyện.
Câu 10: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do
A. pháp luật quy định.
B. người khác trao tặng.
C. mua bán mà có.
D. giáo dục mà có.
Câu 11: Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào
A. Quốc tịch.
B. chức vụ.
C. tiền bạc.
D. địa vị
Câu 12: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người
A. có Quốc tịch Việt Nam
B. sinh sống ở Việt Nam.
C. đến Việt Nam du lịch.
D. hiểu biết về Việt Nam
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (4 điểm): Thế nào là tiết kiệm? Nêu biểu hiện của tiết kiệm. Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu một số việc làm thể hiện tính tiết kiệm của em?
Câu 2 (3 điểm): Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã đưa em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuôi và đặt tên cho bé là Bình An.
Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao?
Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
ĐA | B | C | A | C | A | D | A | A | B | A | A | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (4 điểm) | – Tiết kiệm là: biết sử dụng 1 cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. – Tiết kiệm biểu hiện ở việc: chi tiêu hợp lí; tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng; sắp xếp thời gian làm việc khoa học; sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,…); bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng; bảo vệ của công;… – Ý nghĩa: + Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác. + Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công. – HS liên hệ bản thân
| 0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | – Theo em, bé Bình An được mang quốc tịch Việt Nam. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. 1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. |
2 điểm
1 điểm
|
3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 GDCD 6 năm 2023 – 2024 có đáp án:
Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT | Mạch nội dung | Chủ đề | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục KNS | Ứng phó với tình huống nguy hiểm. | 2 câu |
| 2 câu |
|
|
|
|
| 4 câu |
| 1,0 |
2 | Giáo dục kinh tế | Tiết kiệm | 2 câu |
| 2 câu | 1/2 câu |
| 1/2câu |
|
| 4 câu | 1 câu | 5,0 |
3 | Giáo dục pháp luật | Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 2 câu |
| 2 câu |
|
| 1/2 câu |
| 1/2 câu | 4 câu | 1 câu | 4.0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
Tổng | 6 |
| 6 | 1/2 |
| 1,0 |
| 1/2 | 12 | 2 |
10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |