Bài viết dưới đây là danh sách các đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 11 có đáp án và biểu điểm chi tiết. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp các bạn luyện tập và đạt điểm cao trong các bài thi Vật lý 11.
Mục lục bài viết
1. Cách đạt điểm cao môn Vật lý:
Thứ nhất: Khi làm bài, học sinh phải đọc lướt toàn bộ câu hỏi, phân biệt câu khó, câu dễ. Đối với câu dễ thì làm ngay, để tiết kiệm thời gian làm đi làm lại, hãy dành thời gian tập trung cho câu khó.
Thứ hai: Bạn nên biết một số chi tiết quan trọng trong từng phần để không mất thời gian phán xét.
Thứ ba: Có một số đề ra để thử khả năng phán đoán của thí sinh, tức là có những đáp án đưa ra con số sai hoàn toàn. Thí sinh có 2 cách để tìm đáp án đúng.
Giải bài toán đầu tiên và tìm đáp án xem có trùng với đáp án không thì sử dụng đáp án đó. Cách 2: Ta dùng đáp án đó để đưa vào công thức mà em biết thì đáp án nào đưa vào công thức có kết quả hợp lý là đáp án đúng.
Khi 2 kết quả bị loại. Các kết quả còn lại bạn đưa vào công thức, tìm ra kết quả đúng sẽ nhanh hơn.
Nhược điểm lớn nhất của học sinh khi làm bài thi Vật lý là thường hiểu sai hiện tượng, cho kết quả sai.
2. Ma trận đề thi giữa kì học kì 1 môn Vật lý năm học 2023 – 2024:
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức, kĩ năng | Số câu hỏi theo các mức độ | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||
Số CH | Thời gian (ph) | |||||||||||||
Số CH | Thời gian (ph) | Số CH | Thời gian (ph) | Số CH | Thời gian (ph) | Số CH | Thời gian (ph) | TN | TL | |||||
1 | Điện tích- điện trường | 1.1. Định luật Cu-lông | 2 | 1.5 | 1 | 2 | 1 | 4.5 | 1 | 6 | 3 | 3 | 26 | 47.5% |
1.2. Thuyết êlectron – Định luật bảo toàn điện tích | 1 | 0.75 | 1 | 1 | 0 | 0 | 2 | |||||||
1.3. Công của lực điện – Hiệu điện thế | 3 | 2.25 | 3 | 3 | 1 | 6 | 6 | |||||||
1.4. Điện trường – Cường độ điện trường- Đường sức điện | 2 | 1.5 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 4 | 0 | 3.5 | 10% | ||
1.5. Tụ điện | 2 | 1.5 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | 0 | 2.5 | 7.5% | ||
2 | Dòng điện không đổi | 2.1. Dòng điện không đổi – Nguồn điện | 4 | 3.0 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 5.0 | 15% |
2.2. Điện năng – Công suất điện | 2 | 1.5 | 2 | 2 | 1 | 4.5 | 0 | 0 | 4 | 1 | 8.0 | 20% | ||
Tổng |
| 16 | 12 | 12 | 12 | 2 | 9 | 2 | 12 | 28 | 4 | 45 |
| |
Tỉ lệ (%) |
| 40% | 30% | 20% | 10% | 70% | 30% |
| 100% | |||||
Tỉ lệ chung (%) |
| 70% | 30% | 100% |
| 100% |
3. Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 11 năm 2023 – 2024:
3.1. Bộ đề số 1:
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Hai quả cầu A và B có khối lượng m1 và m2 được treo vào một điểm O bằng hai sợi dây cách điện OA và OB như hình vẽ. Tích điện cho hai quả cầu. Lực căng T của sợi dây OA sẽ thay đổi như thế nào so với lúc chúng chưa tích điện?
Đề thi Giữa học kì 1 Vật Lí 11 có đáp án (Đề 1)
A. T tăng nếu hai quả cầu tích điện trái dấu.
B. T giảm nếu hai quả cầu tích điện cùng dấu.
C. T thay đổi.
D. T không đổi.
Câu 2: Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?
A. Ba điện tích cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.
B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.
D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
Câu 3: Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
A. Không khí khô.
B. Nước tinh khiết.
C. Thủy tinh.
D. Dung dịch muối.
Câu 4: Chỉ ra công thức đúng của định luật Cu-lông trong chân không.
Đề thi Giữa học kì 1 Vật Lí 11 có đáp án (Đề 1)
Câu 5: Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
A. Electron chuyển động từ thanh êbônit sang dạ.
B. Electron chuyển động từ dạ sang thanh êbônit.
C. Proton chuyển động từ dạ sang thanh êbônit.
D. Proton chuyển từ thanh êbônit sang dạ.
Câu 6: Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.
B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019 C.
C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.
D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.
Câu 7: Môi trường nào sau đây không chứa điện tích tự do?
A. Nước biển. B. Nước sông.
C. Nước mưa. D. Nước cất
Câu 8: Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.
A. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion dương tự do.
B. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion âm tự do.
C. Trong muối ăn kết tinh có nhiều electron tự do.
D. Trong muối ăn kết tinh hầu như không có ion và electron tự do.
Câu 9: Trong trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện hưởng ứng?
Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một
A. Thanh kim loại không mang điện tích.
B. Thanh kim loại mang điện tích dương.
C. Thanh kim loại mang điện tích âm.
D. Thanh nhựa mang điện tích âm.
Câu 10: Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do
A. Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
B. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
C. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
D. Cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.
Câu 11: Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra?
A. Cả hai quả cầu đều nhiễm điện do hưởng ứng.
B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.
C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.
D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.
Câu 12: Đưa một thanh kim loại trung hòa về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanhkim loại
A. Có hai nửa điện tích trái dấu.
B. Tích điện dương.
C. Tích điện âm.
D. Trung hòa về điện.
Câu 13: Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi dây dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi dây chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau (xem hình vẽ). Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ ở trạng thái nào đây?
Đề thi Giữa học kì 1 Vật Lí 11 có đáp án (Đề 1)
A. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.
B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.
C. Hai quả cầu không nhiễm điện.
D. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.
Câu 14: Đặt hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên mặt một tấm phẳng kim loại, nhẵn, nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi thì chúng chuyển động
A. Lại gần nhau rồi dừng lại.
B. Ra xa nhau.
C. Lại gần nhau chạm nhau rồi đẩy nhau ra.
D. Ra xa nhau rồi lại hút lại gần nhau.
Câu 15: Đặt hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên mặt một tấm phẳng thủy tinh, nhẵn, nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi thì chúng chuyển động
A. Lại gần nhau rồi dừng lại.
B. Ra xa nhau.
C. Lại gần nhau chạm nhau rồi đẩy nhau ra.
D. Ra xa nhau rồi lại hút lại gần nhau.
Câu 16: Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?
A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.
B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.
C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.
D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.
Câu 17: Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
A. Tăng lên 3 lần. B. Giảm đi 3 lần.
C. Tăng lên 9 lần. D. Giảm đi 9 lần.
Câu 18: Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp ba thì lực tương tác giữa chúng
A. Tăng lên gấp đôi. B. Giảm đi một nửa.
C. Giảm đi 4 lần. D. Không thay đổi.
Câu 19: Đồ thị nào trong hình vẽ có thể biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách giữa chúng?
Đề thi Giữa học kì 1 Vật Lí 11 có đáp án (Đề 1)
A. Hình 1. B. Hình 2.
C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 20: Lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân nguyên tử heli với một electron trong vỏ nguyên tử có độ lớn 0,533μN. Khoảng cách electron này đến hạt nhân là
A. 2,94.10-11 m. B. 2,84.10-11 m.
C. 2,64.10-11 m. D. 1,94.10-11 m.
Câu 21: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10 cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực 36.10-3N. Xác định độ lớn điện tích của hai quả cầu đó.
A. 0,1 μC B. 0,2 μC
C. 0,15 μC D. 0,25 μC
Câu 22: Một thanh êbônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai không mang điện tích cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích -3.10-8C. Tấm dạ sẽ có điện tích
A. -3.10-8 C B. -1,5.10-8 C
C. 3.10-8 C D. 0.
Câu 23: Một quả cầu tích điện 6,4.10-7C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hòa về điện?
A. Thừa 4.1012 electron.
B. Thiếu 4.1012 electron.
C. Thừa 25.1012 electron.
D. Thiếu 25.1013 electron.
Câu 24: Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau một khoảng r. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng 1,44.10-7 N. Tính r.
A. 1 cm. B. 4 cm.
C. 2 cm. D. 3 cm.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Tụ phẳng đặt trong không khí có điện dung C = 500pF, được tích đến hiệu điện thế U = 300V
a. Tính điện tích Q của tụ điện
b. Ngắt tụ điện khỏi nguồn. Nhúng tụ điện vào trong chất lỏng có ε = 2. Tính điện dung C1, điện tích Q1 và hiệu điện thế lúc đó
c. Vẫn nối tụ với nguồn. Nhúng tụ vào chất lỏng có ε = 2. Tính C2, Q2 và U2 khi đó.
Câu 2: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-8C và q2 = 5.10-9C được đặt tại hai điểm A, B cách nhau 12cm trong chân không. Tại đó có điện trường không
a. Tìm điểm C mà ở đó cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích gây ra bằng 0. Tại đó có điện trường không?
b. Nếu đặt điện tích q = 4.10-8C tại điểm C thì lực tác dụng lên q có độ lớn bằng bao nhiêu.
Đáp án & Hướng dẫn giải
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn D.
Từ T = (mA + mB)g không phụ thuộc vào điện tích các vật.
Câu 2: Chọn D.
Hợp lực: các điện tích nằm trên đường thẳng và không cùng dấu.
Câu 3: Chọn D.
Dung dich muối không phải là điện môi nên không thể nói về hằng số điện môi.
Câu 4: Chọn A.
Trong chân không:
Câu 5: Chọn B.
Vật tích điện âm là do được truyền thêm electron.
Câu 6: Chọn C.
Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích của proton mà điện tích của proton bằng điện tích nguyên tố.
Câu 7: Chọn D.
Nước tinh khiết là chất điện môi nên không chứa các điện tích tự do.
Câu 8: Chọn D.
Chất điện môi chứa các điện tích tự do.
Câu 9: Chọn D.
Thanh nhựa là chất điện môi nên không có hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
Câu 10: Chọn B.
Các vật cọ xát sẽ bị nhiễm điện và gây ra tiếng nổ lách tách.
Câu 11: Chọn A.
Hai quả cầu kim loại nên sẽ có hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
Câu 12: Chọn D.
Đưa một thanh kim loại trung hòa về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương sẽ có hiện tượng nhiễm điện do dưởng ứng. Khi đưa ra xa thanh kim loại trở về trung hòa.
Câu 13: Chọn A.
Hai quả cầu đẩy nhau chứng tỏ chúng tích điện cùng dấu.
Câu 14: Chọn B.
Khi tích điện cho một hòn bi thì điện tích sẽ truyền bớt sang hòn bi còn lại và hai hòn bi bị nhiễm điện dùng dấu nên sẽ đẩy nhau.
Câu 15: Chọn C.
Khi tích điện cho một hòn bi và hòn bi còn lại sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng và hai hòn bi sẽ đẩy nhau. Sau khi tiếp xúc với nahu, điện tích sẽ phân bố lại cho hai hòn bi và chúng sẽ đẩy nhau.
Câu 16: Chọn C.
Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta khảo sát.
Câu 17: Chọn C.
Câu 18: Chọn D.
Câu 22: Chọn C.
Lúc đầu cả hai vật không mang điện, sau đó thanh ê-bô-nit mang điện -3.10-8C tì tấm dạ mang điện tích dương +3.10-8 C.
Câu 23: Chọn B.
Vật mang điện tích dương Q = 6,4.10-7 C, số electron thiếu:
Phần II: Tự luận
Câu 1:
a. Điện tích của tụ khi nối vào nguồn là: Q = CU = 500.10-12.300 = 15.10-8 C
b. Khi ngắt tụ ra khỏi nguồn thì điện tích Q không thay đổi nên: Q1 = Q = 15.10-8 C
Khi đó C1 = 2C = 2.500.10-12 = 10-9 F
c. Khi vẫn nối tụ vào nguồn thì hiệu điện thế U không đổi nên: U2 = U = 300V
Khi đó C2 = 2C = 10-9 F
→ Q2 = C2.U2 = 10-9.300 = 3.10-7 C
Câu 2:
a. Gọi lần lượt là điện trường do các điện tích q1 và q2 gây ra tại điểm C
Theo bài ta có:
Do đó C phải nằm trên AB.
Mà q1q2 > 0 suy ra C nằm giữa AB → r1 + r2 = 12cm
Ta có: E1 = E2
→ r1 = 8cm; r2 = 4cm
Vậy C trên AB và nằm giữa AB, cách A cm và cách B 4cm
Tại đó có điện trường nhưng điện trường tổng hợp bằng 0b. Nếu đặt điện tích q = 4.10-8C thì điện tích này nằm cần bằng vì lực tác dụng rổng hợp lên C bằng 0: F = qE = 0
1.2. Bộ đề số 2:
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Câu phát biểu nào sau đây sai?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức từ.
B. Các đường sức điện trường không cắt nhau.
C. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.
D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.
Câu 2: Hai điện tích q1 < 0 và q2 > 0 với |q2| > |q1| lần lượt đạt tại A và B như hình vẽ (I là trung điểm của AB). Điểm M có độ lớn điện trường tổng hợp do hai điện tích này gây ra bằng 0 nằm trên
A. AI. B. IB.
C. By. D. Ax.
Câu 3: Đặt hai điện tích tại hai điểm A và B. Để cường độ điện trường do hai điện tích gây ra tại trung điểm I của AB bằng 0 thì hai điện tích này
A. cùng dương.
B. cùng âm.
C. cùng độ lớn và cùng dấu.
D. cùng độ lớn và trái dấu.
Câu 4: Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = qEd. Trong đó d là
A. Chiều dài MN.
B. Chiều dài đường đi của điện tích.
C. Đường kính của quả cầu tích điện.
D. Hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.
Câu 5: Trong công thức tính công của lực điện tác dụng lên một điện tích di chuyển trong điện tường đều A = qEd thì d là gì? Chỉ ra câu khẳng định không chắc chắc đúng.
A. d là chiều dài của đường đi.
B. d là chiều dài hình chiếu của đường đi trên một đường sức.
C. d là khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên một đường sức.
D. d là chiều dài đường đi nếu điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức.
Câu 6: Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do
A. Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
B. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
C. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
D. Cả ba hiện tường nhiễm điện nêu trên.
Câu 7: Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra?
A. Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.
B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.
C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.
D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.
Câu 8: Đưa một thanh kim loại trung hòa về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại
A. có hai nửa điện tích trái dấu.
B. tích điện dương.
C. tích điện âm.
D. trung hòa về điện.
Câu 9: Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau (xem hình vẽ). Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào đây?
A. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.
B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.
C. Hai quả cầu không nhiễm điện.
D. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.
Câu 10: Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. ta thấy nhanh nhựa hút cả hai vật M và N. tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra?
A. M và N nhiễm điện cùng dấu.
B. M và N nhiễm điện trái dấu.
C. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện.
D. Cả M và N đều không nhiễm điện.
Câu 11: Tua giấy nhiễm điện q và tua giấy khác nhiễm điện q’. Một thước nhựa K hút cả q lẫn q’. Hỏi K nhiễm điện thế nào?
A. K nhiễm điện dương.
B. K nhiễm điện âm.
C. K không nhiễm điện.
D. Không thể xảy ra hiện tượng này.
Câu 12: Hãy giải thích tại sao các xe xitec chở dầu người ta phải lắp một chiếc xích sắt chạm xuống đất? Khi xe chạy vỏ thùng nhiễm điện, có thể làm nảy sinh tia lửa điện và bốc cháy. Vì vậy, người ta phải làm một chiếc xích sắt nối vỏ thùng với đất.
A. Điện tích xuất hiện sẽ theo sợi dây xích truyền xuống đất.
B. Điện tích xuất hiện sẽ phóng tia lửa điện theo sợi dây xích truyền xuống đất.
C. Điện tích xuất hiện sẽ đốt nóng thùng và nhiệt theo sợi dây xích truyền xuống đất.
D. Sợi dây xích đưa điện tích từ dưới đất lên làm cho thùng không nhiễm điện.
Câu 13: Treo một sợi tóc trước màn hình của một máy thu hình (tivi) chưa hoạt động. Khi bật tivi thì thành thủy tinh ở màn hình
A. Nhiễm điện nên nó hút sợi dây tóc.
B. Nhiễm điện cùng dấu với sợi dây tóc nên nó đẩy sợi dây tóc.
C. Không nhiễm điện nhưng sợi dây tóc nhiễm điện âm nên sợi dây tóc duỗi thẳng.
D. Không nhiễm điện nhưng sợi dây tóc nhiễm điện dương nên sợi dây tóc duỗi thẳng.
Câu 14: Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm E = F/q thì F và q là gì?
A. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
B. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
C. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích thử.
D. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích thử.
Câu 15: Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm?
A. Điện tích Q.
B. Điện tích thử q.
C. Khoảng cách r từ Q đến q.
D. Hằng số điện môi của môi trường.
Câu 16: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Niutơn. B. Culông.
C. vôn nhân mét. D. vôn trên mét.
Câu 17: Đồ thị nào trong hình vẽ phản ánh sự phụ thuộc của độ lớn cường độ điện trường E của một điện tích điểm vào khoảng cách r từ điện tích đó đến điểm mà ta xét?
A. Hình 1. B. Hình 2.
C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 18: Những đường sức điện nào vẽ ở hình dưới là đường sức của điện trường đều?
A. Hình 1. B. Hình 2.
C. Hình 3. D. không hình nào.
Câu 19: Hình ảnh đường sức điện nào ở hình vẽ ứng với các đường sức của một điện tích điểm âm?
A. Hình 1. B. Hình 2.
C. Hình 3. D. không hình nào.
Câu 20: Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn kết luận đúng
A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.
B. A là điện tích âm, B là điện tích dương.
C. Cả A và B là điện tích dương.
D. Cả A và B là điện tích âm.
Câu 21: Ba điện tích điểm q1 = +2.10-8 C nằm tại điểm A, q2 = +4.10-8 C nằm tại điểm B và q3 = -0,684.10-8C nằm tại điểm C. Hệ thống nằm cân bằng trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang. Độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A, B và C lần lượt là EA, EB và EC. Chọn phương án đúng.
A. EA > EB = EC. B. EA > EB > EC.
C. EA < EB = EC. D. EA = EB
Câu 22: Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích. Các điện tích đó là
Câu 23: Cho một hình thoi tâm O, cường độ điện trường tại O triệt tiêu khi tại bốn đỉnh của hình thoi đặt.
A. Các điện tích cùng độ lớn.
B. Các điện tích ở các đỉnh kề nhau khác dấu nhau.
C. Các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn.
D. Các điện tích cùng dấu.
Câu 24: Tính cường độ điện trường do một điện tích điểm +4.10-9C gây ra tại một điểm cách nó 5 cm trong chân không.
A. 144 kV/m. B. 14,4 kV/m.
C. 288 kV/m. D. 28,8 kV/m.
Phần II: Tự luận
Câu 1:
Cho ba tụ được mắc như hình vẽ, với C1 = 4μF, C2 = 2μF, C3 = 4μF, UAB = 60V. Tính
a. Tính điện dung tương đương của bộ tụ
b. Tính điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ
c. Tính năng lượng của mỗi tụ và bộ tụ
Câu 2: Một vật hình cầu, có khối lượng riêng của dầu là D1 = 8(kg/m3), có bán kính R = cm, tích điện q, nằm lơ lửng trong không khí trong đó có một điện trường đều. Vectơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có độ lớn E = 500 V/m. Khối lượng riêng của không khí là D1 = 1,2(kg/m3). Gia tốc trọng trường là g = 9,8(m/s2)
Đáp án & Hướng dẫn giải
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn C.
Đường sức của điện trường đều, của một điện tích điểm là các đường thẳng.
Đường sức của hệ điện tích là đường cong.
Câu 2: Chọn D.
Các điện trường thành phần phải cùng phương ngược chiều và cùng độ lớn (điều này chỉ có thể trên khoảng Ax).
Câu 3: Chọn C.
Các điện trường thành phần phải cùng phương ngược chiều và cùng độ lớn (điều này chỉ có thể hai điện tích cùng độ lớn và cùng dấu).
Câu 4: Chọn D.
Hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.
Câu 5: Chọn A.
Hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.
Câu 6: Chọn B.
Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát nên tóc và áo nhiễm điện trái dấu.
Câu 7: Chọn A.
Hai vật dẫn điện nên đều có điện tích tự do, hai vật tích điện khi ta đưa lại gần nhau thì sẽ xuất hiện hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
Câu 8: Chọn D.
Đưa ra xa không còn nhiễm điện do hưởng ứng nên nó trung hòa về điện.
Câu 9: Chọn A.
Hai quả cầu tích điện cùng dấu thì đẩy nhau.
Câu 10: Chọn B.
Nếu hai vật nhiễm điện trái dấu thì sẽ có một vật bị hút và một vật bị đẩy.
Câu 11: Chọn C.
Nếu K nhiễm điện thì chắc chắn một trường hợp hút và trường hợp đẩy.
Câu 12: Chọn A.
Điện tích xuất hiện theo sợi dây xích truyền xuống đất.
Câu 13: Chọn A.
Thành thủy tinh ở màn hình nhiễm điện nên nó hút sợi dây tóc.
Câu 14: Chọn D.
F là tổng hợp lực điện tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích thử.
Câu 15: Chọn B.
Cường độ điện trường không phụ thuộc vào điện tích thử.
Câu 16: Chọn D.
Đơn vị đo cường độ điện trường là V/m.
Câu 17: Chọn D.
Câu 18: Chọn C.
Điện trường đều có các đường sức từ song song cách đều nhau.
Câu 19: Chọn B.
Đường sức của điện tích điểm âm hướng về điện tích đó.
Câu 20: Chọn D.
Đường sức của điện tích điểm âm hướng về điện tích đó.
Câu 21: Chọn D.
Vì hệ cân bằng nên điện trường tổng hợp tại A, B và C đều bằng 0.
Câu 22: Chọn C.
Đường sức của điện tích điểm âm hướng về điện tích đó còn điện tích dương hướng ra khỏi điện tích đó.
Câu 23: Chọn C.
Để E0 = 0 thì các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn
Câu 24: Chọn B.
Câu 2:
Lực đẩy Asimet hướng lên và có độ lớn: FA = D2Vg
Trọng lực hướng xuống và có độ lớn: P = mg = D1Vg > FA
⇒ Muốn vật cân bằng thì F hướng lên ⇒ q < 0, sao cho: mg = FA + |q|E