Nếu bạn là học sinh lớp 9 đang chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kỳ 2 môn GDCD, hoặc là giáo viên đang tìm tài liệu tham khảo để giảng dạy, đề thi cuối học kỳ 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023 với đáp án chi tiết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
Mục lục bài viết
1. Lưu ý khi ôn thi môn GDCD lớp 9 để đạt điểm cao:
– Tìm hiểu chương trình học của môn giáo dục công dân: Để học tốt môn học này, bạn cần nắm vững chương trình học và các yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá của môn học này. Bạn có thể đọc sách giáo khoa, giáo án để hiểu rõ hơn về chương trình học.
– Thường xuyên lên lớp và học bài: Giáo dục công dân là môn học liên quan đến kiến thức về chính trị, đạo đức, pháp luật và xã hội, bạn cần biết các khái niệm và cơ sở lý thuyết của môn học này. Thường xuyên lên lớp và học bài để có cơ hội thảo luận và đặt câu hỏi với giáo viên.
– Đọc thêm tài liệu bổ sung: Để hiểu rõ hơn về môn giáo dục công dân, bạn nên đọc thêm các tài liệu bổ sung như sách, báo, tạp chí liên quan đến các chủ đề trong môn học này.
– Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Tham gia các hoạt động ngoại khóa như đi tham quan, hội thảo, đối thoại với các chuyên gia và nhân vật trong các lĩnh vực liên quan đến môn học này. Điều này sẽ giúp bạn cập nhật thông tin mới nhất về các vấn đề xã hội và pháp luật.
– Làm bài tập và ôn tập thường xuyên: Để học tốt giáo dục công dân, các em cần thường xuyên làm bài tập và ôn tập kiến thức. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ học tập, tìm đến các giáo viên hoặc bạn bè để cùng học và ôn tập.
– Tự tìm hiểu và tư duy phản biện: Bộ giáo dục công dân yêu cầu học sinh có khả năng tự tìm hiểu và tư duy phản biện. Bạn cần đọc và nghiên cứu các vấn đề xã hội, luật pháp và đạo đức để phát triển khả năng tư duy phản biện của mình.
2. Đề thi cuối học kì 2 môn GDCD lớp 9 có đáp án – Đề số 1:
2.1. Đề thi:
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Nhà nước ta xác định quyền nào là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Câu 2. Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?
A. Đủ 16 tuổi trở lên
B. Đủ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 20 tuổi trở lên
D. Đủ 21 tuổi trở lên.
Câu 3. Quyền nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tô chức xã hội.
C. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
D. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
Câu 4. Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt?
A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Tình trạng pháp lý.
C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
Câu 5. Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
A. Bầu cử đại biểu Quốc hội.
B. Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân.
C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước.
D. Biểu quyết khi được nhà nước trưng câu ý dân.
Câu 6. Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang bị quản thúc.
B. Người đang bị tạm giam.
C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.
D. Người mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 7. Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?
A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội.
B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình.
C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội.
D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.
Câu 8. Công dân nam giới trong độ tuổi nào thì phải nhập ngũ?
A. Từ đủ 16 tuổi đến hết 30 tuổi.
B. Từ đủ 17 tuổi đến hết 50 tuổi.
C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi.
Câu 9. Biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược là?
A. quốc phòng toàn dân.
B. chiến tranh nhân dân.
C. tổng động viên.
D. chiến tranh toàn diện.
Câu 10. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và?
A. an ninh xã hội.
B. bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
C. trật tự an ninh xã hộị.
D. bảo vệ xã hội.
Câu 11. Anh Minh có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ anh đã nhờ người xin cho anh ở lại nhưng anh Minh đã động viên bố mẹ yên tâm để anh thực hiện nghĩa vự quân sự. Em học tập ở anh Minh điều nào dưới đây thông qua việc làm này?
A. Rèn luyện thân thể.
B. Ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự.
C. Ý thức bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
D. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
Câu 12. Hãy lựa chọn đáp án không đúng dưới đây nói về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của học sinh hiện nay?
A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, thể chất.
B. Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh.
C. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người khác tham gia.
D. Gia đình dùng tiền, mối quan hệ để không tham gia nghĩa vụ quân sự.
Câu 13. Chọn đáp án bên dưới điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là ……..….., bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?
A. xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự
B. bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
C. bảo vệ trật tự an ninh xã hội, thực hiện chính sách hậu phương quân đội
D. bảo vệ biên giới quốc gia, biên giới lãnh hải
Câu 14. Người sống có đạo đức là người tự nguyện tuân theo những qui định?
A. có tính ràng buộc. B. của bản thân.
C. của pháp luật. D. rất hà khắc.
Câu 15. Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của?
A. cộng đồng. B. pháp luật.
C. cơ quan công an. D. xã hội.
Câu 16. Em tán thành với quan điểm nào sau đây để rèn luyện đạo đức và tuân thủ pháp luật?
A. Cần rèn luyện đạo đức và ý thức pháp luật ngay từ khi còn nhỏ.
B. Chỉ những người lớn mới phải rèn luyện phẩm chất này.
C. Chỉ cần cư xử tốt với mọi người mình quen biết là đủ.
D. Sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người mới tránh được những sai phạm.
Câu 17. Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người?
A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau.
B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc.
C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình
D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật
Câu 18. Thắng sinh ra trong một gia đình giàu có. Nhà chỉ có một mình nên cậu được nuông chiều. Chính vì vậy mà Thắng không quan tâm đến ai và thường xuyên đòi hỏi bố mẹ phải làm theo ý mình. Việc làm của bạn Thắng cho thấy cậu ta là người như thế nào?
A. Người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ.
B. Người sống thiếu tình cảm gia đình.
C. Biết làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của người con.
D. Con người có cá tính, thích độc lập.
Câu 19. Em đồng ý với nhận định nào sau đây khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật?
A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lý xã hội.
B. Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lý được xã hội.
C. Thực hiện đúng đạo đức và pháp luật làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.
D. Chỉ cần đạo đức tốt là quản lý được xã hội.
Câu 20. Hành vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mục đạo đức?
A. Nói tục chửi thề.
B. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
C. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt.
D. Lễ phép kính trọng thầy cô.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Lâm là một học sinh lớp 9 lười học và vô kỉ luật. Ở lớp, Lâm hay nói chuyện riêng, làm mất trật tự trong giờ học. Khi thầy cô giáo nhắc nhở, Lâm hay cãi lại và có những lời lẽ, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo. Các bạn góp ý thì Lâm phản ứng lại và cho rằng các bạn thành kiến với mình. Lâm ngày càng xa rời tập thể lớp. Trong một lần trốn tiết đi chơi lang thang, Lâm gặp 3 người thanh niên, 3 người này làm quen với Lâm, rủ Lâm đi chơi xa với họ. Đang không muốn học, Lâm liền nhận lời đi theo họ. Thực chất 3 thanh niên này là một nhóm trộm cắp, họ rủ rê Lâm tham gia các “phi vụ” cùng họ. Thế là từ một học sinh, Lâm trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp.
a. Vì sao Lâm đang là một học sinh lại trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp?
b. Theo em, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo có phải là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật không? Vì sao?
Câu 2. (3 điểm)
Thanh (14 tuổi – Học sinh lớp 9) Đã mượn xe máy của bố để đi chơi. Qua ngã ba gặp đèn đỏ, Thanh không dừng lại, phóng qua và đâm vào bác Lâm – người đi đúng phần đường của mình, làm bác Lâm bị ngã và bị thương nặng.
a. Nhận xét hành vi của Thanh?
b. Nêu các vi phạm mà Thanh đã mắc và trách nhiệm của Thanh trong sự việc này?
2.2. Đáp án:
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | B | A | B | B | A | D | C | A | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | D | B | C | B | A | D | A | C | A |
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a. Lâm sống xa rời tập thể, không chịu nghe lời thầy cô, bố mẹ và các bạn. Chính vì vậy mà Lâm đã trở thành đồng bọn của trộm cắp.
b. Hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật. Bởi vì, đó là minh chứng của việc vô lễ, vô phép, thiếu lịch sự, không tôn sư trọng đạo và xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Câu 2 (3 điểm)
a. Nhận xét hành vi của Thanh
+ Chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy.
+ Không có giấy phép lái xe.
+ Vượt đèn đỏ.
+ Gây tai nạn.
b. Thanh vi phạm luật giao thông. Phải chịu trách nhiệm hành chính, ngoài ra Thanh còn phải xin lỗi bác Lâm và bồi thường sức khỏe cho bác.
3. Đề thi cuối học kì 2 môn GDCD lớp 9 có đáp án – Đề số 2:
3.1. Đề thi:
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 2. Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật?
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 3. Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm?
A. quan hệ sở hữu tài sản.
B. quyền sở hữu công nghiệp.
C. các quy tắc quản lí của Nhà nước.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 4. Hành vi trải pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đên các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm?
A. vi phạm kỉ luật
B. vi phạm pháp luật.
C. vi phạm nội quy
D. vi phạm điều lệ.
Câu 5. Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Viện Kiểm sát
D. Toà án.
Câu 6. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là?
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 7. Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là?
A. Giáo dục, răn đe là chính.
B. Có thể bị phạt tù.
C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.
Câu 8. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và?
A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
C. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
B. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
C. Tham gia biểu tình trái phép, khủng bố.
D. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh.
Câu 10. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là câu nói của ai?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Đại thi hào
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
D. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Câu 11. Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thực hiện vào thời điểm nào dưới đây?
A. Cả trong thời bình và thời chiến.
B. Chỉ khi Tổ quốc bị xâm lăng.
C. Chỉ khi nổ ra chiến tranh.
D. Khi xảy ra tranh chấp với nước ngoài.
Câu 12. Hành vi, việc làm nào dưới đây không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
A. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.
B. Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư.
C. Tự ý quay phim, chụp ảnh ở các khu vực quân sự.
D. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 13. Tham gia tập quân sự ở trường học là?
A. Hoạt động nhân đạo của nhà trường.
B. Hoạt động tập thể của Đoàn thanh niên.
C. Trách nhiệm học sinh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Hoạt động rèn luyện kĩ năng sống.
Câu 14. Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?
A. Sống có văn hóa.
B. Sống có kỉ luật.
C. Sống có trách nhiệm.
D. Sống có đạo đức.
Câu 15. Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật.
B. Pháp luật.
C. Sống có đạo đức.
D. Đạo đức.
Câu 16. Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng xa được gọi là?
A. Sống có đạo đức.
B. Sống có kỉ luật.
C. Sống có trách nhiệm.
D. Sống có văn hóa.
Câu 17. Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật.
B. Sống có đạo đức.
C. Sống có văn hóa.
D. Sống có trách nhiệm.
Câu 18. Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 19. Người tuân theo pháp luật là người?
A. hiểu thảo với ông bà, cha mẹ.
B. tham gia các hoạt động từ thiện.
C. chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
D. nhặt được của rơi trả lại người mất.
Câu 20. Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
A. Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội.
B. Học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện thể chất.
C. Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nước.
D. Cưu mang, nuôi dưỡng những em nhỏ mô côi, không nơi nương tựa.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Có ý kiến cho rằng: người sống có đạo đức sẽ tuân theo pháp luật. Ý kiến của em như thế nào ?
Câu 2. (3 điểm)
Vũ (15 tuổi), lấy xe gắn máy của bố đi trên đường phố, bị chú cảnh sát giao thông giữ lại để xử lí. Theo em, Vũ có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm pháp luật gì ? Cụ thể là vi phạm quy định nào của Luật Giao thông đường bộ ?
3.2. Đáp án:
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Đồng ý với ý kiến. Đạo đức là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện pháp luật. Nên người có đạo đức sẽ tự nguyện tuân theo pháp luật.
Câu 2 (3 điểm)
– Vũ có vi phạm pháp luật
– Vũ đã vi phạm pháp luật hành chính.
– Cụ thể là vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tuổi của người điều khiển xe gắn máy. Theo quy định của Luật này thì người điều khiển xe gắn máy phải đủ 16 tuổi trở lên (Vũ mới 15 tuổi).