Môn Giáo dục công dân (GDCD) đã trở thành một phần quan trọng của kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2017. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Đề minh họa môn GDCD kỳ thi THPT Quốc gia có đáp án, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Đề minh họa môn GDCD kỳ thi THPT Quốc gia:
Câu 1: Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Nhắc nhở, góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng nơi quy định
B. Không quan tâm vì đó là việc của nhà trường
C. Thông báo với thầy cô giáo để thầy cô phạt
D. Báo với công an
Câu 2: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những
A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
B. mục đích của cạnh tranh.
C. tính chất của cạnh tranh.
D. tính hai mặt của cạnh tranh.
Câu 3: Tư liệu sản xuất được chia thành những loại nào?
A. Công cụ lao động, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.
B. Công cụ lao động, công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa.
C. Công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.
D. Cả a, c đều đúng.
Câu 4: Tại trường trung học phổ thông A có rất nhiều học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích các em hát và múa các tiết mục về dân tộc mình. Việc làm của Ban giám hiệu nhà trường nhằm:
A. Duy trì và phát huy văn hóa các dân tộc, tạo ra sự bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc.
B. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Tạo ra sự đa dạng trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường.
D. Phát hiện năng khiếu của học sinh người dân tộc.
Câu 5: Nơi em ở có một số người hoạt động mê tín dị đoan như sau: bói toán, lên đồng, xóc thẻ, cúng ma, trừ tà, phù phép. Việc làm đó vi phạm chính sách nào dưới đây?
A. Chính sách giáo dục và văn hóa
B. Chính sách dân số
C. Chính sách an ninh và quốc phòng
D. Chính sách văn hóa
Câu 6: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi
A. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.
B. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
C. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 7: Các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 8: Sự gia tăng nhanh của dân số là một trong các nguyên nhân làm cho đất nước phát triển
A. không liên tục.
B. không ổn định.
C. không hiệu quả.
D. không bền vững.
Câu 9: Điền vào chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành …… mà nhà nước là đại diện.
A. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân
B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
C. phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân
D. phù hợp với quy phạm đạo đức
Câu 10: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào
A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.
B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.
C. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.
D. độ tuổi, hoàn cảnh, trách nhiệm mỗi người.
Câu 11: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá cả ổn định
B. Giá vật liệu xây dựng tăng
C. Giá vật liệu xây dựng giảm
D. Thị trường bão hòa
Câu 12: Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?
A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Câu 13: Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ” là một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa người trước và người sau.
B. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
C. Bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Bình đẳng giữa các thành viên.
Câu 14: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến
A. quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.
B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.
D. quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
Câu 15: Theo em, yếu tố nào sau đây là sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?
A. Tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu.
B. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Đảm bảo tốt các quyền tự do phát triển kinh tế, quyền tự do kinh doanh của công dân.
D. Thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm.
Câu 16: Việc nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các
A. công dân.
B. giới tính.
C. vùng miền.
D. dân tộc.
Câu 17: Pháp luật có đặc điểm là
A. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
D. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 18: Công dân Việt Nam thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Khẳng định này đề cập đến
A. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. quyền bình đẳng giữa các công dân.
D. quyền bình đẳng giữa các giai cấp.
Câu 19: Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do
A. cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
B. công dân, cơ quan, công chức thực hiện.
C. cơ quan, cá nhân có quyền thực hiện.
D. mọi cá nhân, cơ quan thẩm quyền, tổ chức thực hiện.
Câu 20: A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Phạt tiền, giam xe
B. Cảnh cáo, phạt tiền
C. Cảnh cáo, giam xe.
D. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe.
Câu 21: Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh M và bà C.
B. Anh M, bà B và bà C.
C. Vợ chồng chị X và bà B.
D. Anh M và bà B.
Câu 22: Tòa án nhân dân tỉnh K quyết định áp dụng hình phạt tù đối với ông S là cán bộ có chức quyền trong tỉnh về tội “Tham ô tài sản”. Cùng chịu hình phạt tù còn có 2 cán bộ cấp dưới của ông S. Hình phạt của Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Về chấp nhận hình phạt.
B. Về nghĩa vụ công dân.
C. Về trách nhiệm pháp lý.
D. Về nghĩa vụ bảo vệ tài sản.
Câu 23: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, do người ……… trách nhiệm pháp lý thực hiện.
A. không có năng lực.
B. có năng lực.
C. đủ tuổi.
D. bình thường.
Câu 24: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa
D. Tạo năng suất lao động cao hơn
Câu 25: Vai trò của pháp luật đối với công dân được thể hiện, pháp luật là phương tiện để công dân
A. bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.
B. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. thực hiện nghĩa vụ của mình.
D. bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
Câu 26: Có bao nhiêu loại cạnh tranh:
A. 5
B. 6
C. 4
D. 7
Câu 27: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì?
A. Tập trung giải quyết việc là ở cả nông thôn
B. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị
C. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị và nông thôn
D. Khuyến khích người lao động làm giàu hợp pháp
Câu 28: Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Kỷ luật.
D. Dân sự.
Câu 29: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình:
A. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
B. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em ruột.
C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
Câu 30: Cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất là biểu hiện của nội dung quan hệ
A. cung – cầu tác động lẫn nhau.
B. giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu.
C. cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả.
D. giá cả ảnh hưởng đến thị hiếu.
Câu 31: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa
A. người lao động và đại diện người lao động.
B. đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động.
C. người lao động và người sử dụng lao động.
D. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
Câu 32: Thị trường gồm các nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
B. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.
C. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.
D. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
Câu 33: Ở địa phương em xuất hiện một số người lạ mặt cho tiền và vận động mọi người tham gia một tôn giáo lạ, đi ngược lại với các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong trường hợp này, em phải xử sự như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?
A. Không quan tâm cũng không nhận tiền.
B. Nhận tiền và vận động mọi người cùng tham gia.
C. Không nhận tiền và báo chính quyền địa phương.
D. Nhận tiền nhưng không tham gia.
Câu 34: Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?
A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.
C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.
D. Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác.
Câu 35: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là một nội dung thuộc
A. biểu hiện của chủ nghĩa xã hội.
B. đặc điểm của chủ nghĩa xã hội.
C. hình thức của chủ nghĩa xã hội.
D. đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.
Câu 36: Hiện nay, chủ trương của Nhà nước là hình thành nhiều khu công nghiệp ở nông thôn. Mục đích quan trọng nhất của chủ trương này là hướng đến
A. giúp kinh tế xã hội nông thôn năng động hơn.
B. giải quyết việc làm cho người lao động.
C. sản xuất và cung cấp hàng hóa thuận lợi.
D. tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông thôn phát triển.
Câu 37: Sự phân phối các yếu tố sản xuất và sức lao động giữa các ngành được gọi là
A. điều tiết tiêu dùng.
B. lưu thông tiền tệ.
C. điều tiết sản xuất.
D. lưu thông hàng hóa.
Câu 38: Giám đốc công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị L. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị L đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã
A. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.
B. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ
C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị L.
D. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị L.
Câu 39: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất gọi là
A. sức lao động.
B. sản xuất vật chất.
C. lao động.
D. hoạt động sản xuất.
Câu 40: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là một nguyên tắc của chính sách.
A. đối ngoại.
B. đối nội.
C. quốc phòng.
D. văn hóa.
2. Đáp án Đề minh họa môn GDCD kỳ thi THPT Quốc gia:
Câu | Đáp án |
1 | A |
2 | A |
3 | D |
4 | A |
5 | D |
6 | D |
7 | B |
8 | D |
9 | B |
10 | A |
11 | B |
12 | A |
13 | B |
14 | B |
15 | B |
16 | D |
17 | D |
18 | C |
19 | A |
20 | D |
21 | D |
22 | C |
23 | B |
24 | A |
25 | B |
26 | A |
27 | C |
28 | C |
29 | C |
30 | C |
31 | C |
32 | D |
33 | C |
34 | B |
35 | D |
36 | B |
37 | C |
38 | C |
39 | A |
40 | A |
3. Phương pháp ôn thi THPT Quốc Gia môn Giáo dục công dân hiệu quả:
– Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo trình:
Để ôn thi THPT Quốc Gia môn Giáo dục công dân hiệu quả, hãy đảm bảo rằng bạn nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo trình (SGK). Tất cả nội dung câu hỏi trong kỳ thi đều dựa trên SGK, vì vậy việc hiểu và ghi nhớ kiến thức từ nguồn này rất quan trọng. Khối lượng kiến thức trong 10 bài học trong SGK không quá nhiều, và bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản bằng việc dành một thời lượng tối thiểu 1 tiết học mỗi tuần.
– Học – Hiểu, không học vẹt:
Trong việc học môn Giáo dục công dân, việc hiểu là một yếu tố quan trọng. Không đơn thuần học thuộc lòng mà không hiểu rõ nội dung làm bạn dễ bị nhầm lẫn các kiến thức với nhau. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi phải đối mặt với đáp án có sự tương tự. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu sâu về nội dung mà bạn đang học.
– Vận dụng kiến thức linh hoạt:
Môn Giáo dục công dân không chỉ là việc học lý thuyết mà còn đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Thường xuyên theo dõi các vấn đề và tình huống thực tế thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông để thấy cách luật được áp dụng trong thế giới xung quanh. Thầy cô giáo thường sử dụng ví dụ minh họa từ cuộc sống để giảng dạy, vì vậy hãy tập trung vào những ví dụ này để nắm bắt cách vận dụng luật trong thực tế.
– Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy:
Sử dụng sơ đồ tư duy là một phương pháp học hiệu quả để hệ thống hóa kiến thức. Tạo các sơ đồ tư duy giúp bạn tổ chức và ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng, đồng thời giúp bạn nhận ra mối quan hệ giữa các khái niệm và thông tin. Sơ đồ tư duy là công cụ mạnh giúp bạn hệ thống hóa và tổ chức kiến thức một cách logic.
– Thường xuyên làm bài tập và luyện đề thi:
Củng cố kiến thức bằng cách thường xuyên làm bài tập dưới dạng trắc nghiệm hoặc luyện đề thi. Đọc câu hỏi, chọn đáp án, sau đó kiểm tra kết quả bằng việc so sánh với nội dung trong SGK. Việc làm bài tập giúp bạn củng cố kiến thức và làm quen với cấu trúc của đề thi.
– Chủ động tìm hiểu và cập nhật thông tin từ các nguồn khác:
Ngoài việc dựa vào SGK, hãy tự chủ động tìm hiểu và cập nhật thông tin từ các nguồn khác như báo chí, sách, và phương tiện truyền thông. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề tình huống thực tế và cách vận dụng kiến thức vào giải quyết chúng. Đồng thời, việc này cũng giúp bạn đa dạng hóa kiến thức và sẵn sàng cho mọi loại câu hỏi trong kỳ thi.