Trước khi viết về một đề tài nào đó thì đề cương là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi loại tài liệu sẽ có nội dung đề cương sơ giản hoặc chi tiết. Vậy đề cương là gì? Các lập đề cương sơ giản và đề cương chi tiết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đề cương là gì?
Khi tham gia vào các môn học chúng ta thường nghe nhắc tới đề cương đây được hiểu là bản ghi lại những vấn đề cốt lõi hay những điểm chính, điểm cốt quan trọng để từ đó phát triển thành một bài viết hay một công trình nghiên cứu.
Hay có thể hiểu the cách khác thì đề cương là một nội dung đã được thâu tóm thành ý chính hay vẫn đề chính nhưng vẫn đầy đủ và chi tiết để bạn đọc có thể nắm được. Hay khi nói về đề cương chúng ta có thể hình dung đây chính là những câu hỏi chưa có đáp án để người nhận đề cương có thể tự giải đáp, là đề cương rút ngắn nội dung ôn tập hoặc đề cương môn học mà học sinh sinh viên tự rút ra sau quá trình học tập. Các dạng trên đều có thể được gọi là đề cương.
Dựa trên khái niệm về đề cương thì tương tự về một đề cương chi tiết là một nội dung rất chi tiết và đã được thâu tóm trình bày một cách rõ ràng được trình bày dưới dạng văn bản. Chúng được công bố ở giai đoạn đầu khi hoàn tất một đề tài cần nghiên cứu.
Đề cương này nêu lên mọi vấn đề một cách cụ thể nhất như lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài hay từng bước tiến hành nghiên cứu đề tài như thế nào…. Bất cứ nghiên cứu sinh nào cũng phải triển khai và thực hiện đề cương chi tiết theo đề tài mình đã lựa chọn.
Với một dề tài nghiên cứu thì việc soan thảo ra một đề cương chi tiết được xây dựng dựa trên một đề cương nghiên cứu đã được hoàn thành một cách sơ bộ với sự hỗ trợ đắc lực từ phía giảng viên hướng dẫn. Khi đã xây dựng được bản đề cương chi tiết,ì bạn chỉ cần thực hiện theo đúng kế hoạch đã xây dựng là hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình.
Không chỉ vậ đối với một đề cương nghiên cứu cần bao gồm các yếu tố cần thiết để người đọc có thể đánh giá đề xuất nghiên cứu được trình bày và trong đó không thể thiếu các nội dưng đã được thâu tóm thành các đề mục. Các yếu tố này nhằm trả lời cho các câu hỏi: Vấn đề nghiên cứu là gì? Kế hoạch nghiên cứu ra sao? Tại sao cần tiến hành như vậy? Làm thế nào để thực hiện kế hoạch đó?
Chúng ta cũng càn phải hiểu với bất kỳ đề cương nghiên cứu đề tài cụ thể nào cũng bao gồm các kế hoạch dự định làm như thế nào, các kết quả mong muốn sẽ đạt được ra sao. Lí do đó nên người viết phải trình bày sao cho những người đọc thấy những dự định, đề xuất không quá đơn giản, nhưng cũng không viển vông.
2. Đề cương tiếng Anh là gì?
Đề cương tiếng Anh là ” outline”.
3. Các lập đề cương sơ giản và đề cương chi tiết:
Trong một bản đề cương chi tiết đối với một đề tài cụ thể chúng cần có rất nhiều những nội dung khác nhau. Chẳng hạn như đề cương nghiên cứu khoa học gồm các phần như:
Tên đề tài
Phần đầu tiên tại phần đầu này thì để có thể đặt tên chính xác nhất chúng ta nên bám vào những vấn đề có thể khái quát nhất những nội dung nghiên cứu. Để có thể đặt tên đề tài phù hợp các bạn cần phải nắm được sự liên quan giữa mục đích nghiên cứu và những câu hỏi nghiên cứu.
Việc đặt tên đề tài nghiên cứu sẽ là khâu cuối cùng khi bạn đã thực sự hiểu rõ về đề tài của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để đặt được tên đề tài phù hợp nhất.
Đặt vấn đề
Phần đặt vấn đề hay còn gọi là phần nêu lên tính cấp thiết của đề tài. Trong phần này bạn cần phải chỉ ra được những lý do mà đề tài bạn nghiên cứu, chúng có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết tại đúng thời điểm nghiên cứu như thế nào. Dùng những lời lẽ thuyết phục thì đề tài của bạn mới được quan tâm đến.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Trong phần nội dung này bạn cần nêu ra mục tiêu một cách khái quát để trả lời cho câu hỏi đề cương của bạn nghiên cứu phục vụ cái gì? Và đồng thời cũng phải chỉ ra được mục tiêu cụ thể sẽ đạt được trong phần đề cương này.
Khi làm luận văn các bạn cần lưu ý mục tiêu nghiên cứu phải nêu ra một cách cụ thể gần với câu hỏi nghiên cứu. Còn mục đích nghiên cứu có thể xa và rộng hơn.
Câu hỏi nghiên cứu
Trong một bài nghiên cứu cần có nội dung và ở đây không thể thiếu được đó chính là những câu hỏi nghiên cứu và bạn cần phải tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Một đề cương chi tiết thường có rất nhiều câu hỏi. Tuy nhiên, bạn không nên đặt quá nhiều mà chỉ đưa ra những câu hỏi mang tính chất khái quát nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Tình hình nghiên cứu
Ở phần này nội dung cần đề cập đến vấn đề nghiên cứu mang tính chất khái quát tóm tắt lịch sử nghiên cứu của vấn đề liên quan đến những đề tại thực hiện, bao gồm các vấn đề như:
+ Ai thực hiện nghiên cứu?
+ Kết quả nghiên cứu là gì?
+ Đánh giá nghiên cứu như thế nào?
+ Cần chỉ ra được khoảng trống nghiên cứu.
Để có thể trả lời được hết câu hỏi này đòi hỏi người thực hiện nghiên cứu phải đọc các tài liệu nghiên cứu liên quan. Từ đó phân tích và tổng hợp lại vấn đề để viết đề tài của mình.
Đối tượng/vấn đề cần nghiên cứu
Phần nội dung này khá đơn giản bạn chỉ ra nghiên cứu mà bạn đang thực hiện dành cho đối tượng nào và vấn đề cần phải nghiên cứu là gì? Từ đó, sẽ giúp mọi người hiểu hơn về đề cương của các bạn.
Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ dựa trên những nội dung của bài nghiên cứu thì cần có phương phá nghiên cứu trong bảng đề cương chi tiết cũng cần phải chỉ ra phương pháp nghiên cứu là gì và cần mô tả ngắn gọn phương pháp đó. Lưu ý rằng phương pháp phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Bạn nên trình bày những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu chứ không chỉ đơn giản là nêu tên các phương pháp.
Giả thuyết nghiên cứu
Đây là những câu trả lời dự kiến cho những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Những câu trả lời này có thể đúng hoặc cũng có thể sai. Vì vậy, trách nhiệm của bạn là kiểm định những giả thuyết để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu đó.
Cấu trúc đề tài
Ở phần này bạn cần phải đưa ra cấu trúc chi tiết của đề tại gồm các phần như phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận hay những phần phụ lục khác. Bạn cần phác thảo ra mục lục dự kiến của mỗi phần gồm những chương nào hay những đề mục nhỏ ra sao để dễ dàng thực hiện bài nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
Ở phần này người nghiên cứu nêu ra những tài liệu tham khảo để người hướng dẫn dễ dàng đánh giá được quá trình nghiên cứu của bạn. Ngoài ra, cũng sẽ đánh giá được tính khoa học của tài liệu mà bạn đã tham khảo.
Tài liệu tham khảo. Chỉ được liệt kê các tài liệu đã trích dẫn trong đề cương. Nói chung, cần tránh sử dụng tài liệu tham khảo là các sách giáo khoa, giáo trình trừ khi bắt buộc phải lấy thông tin từ đó. Số lượng tài liệu tham khảo cho một đề cương cao học nên ít nhất là 10. Số lượng quá ít dẫn đến người đánh giá có thể cho rằng, hoặc tác giả không biết nghiên cứu của mình có mới không, có đóng góp gì cho kiến thức đã có không, hoặc không có ai quan tâm đến lĩnh vực này. Dù là lý do nào, cũng dẫn đến đánh giá cho rằng đề xuất nêu lên của đề cương là không đáng quan tâm nghiên cứu.
4. Ý nghĩa của việc lập đề cương chi tiết:
Như các nội dung chúng ta đã theo dõi như trên ta thấy các đề cương có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết trong một quá trình nghiên cứu. Trong một đề cương sẽ chứa các nội dung giúp thể hiện tư duy ý chí của người viết. Mỗi đề cương sẽ có sự khác biệt phụ thuộc vào nhận thức quan điểm ý chí của người thực hiện
Không những vậy ta hiểu rằng tại đề cương sẽ giúp việc học tập nghiên cứu được diễn ra dễ dàng nhanh chóng. Người học có thể tự hệ thông được kiến thức, nắm được cốt lõi của vấn đề từ đó có thể triển khai đa dạng và linh hoạt.
Đề cương nói chung và đề cương chi tiết nói riêng đóng vai trò cực kì quan trọng bởi chúng ta hiểu rằng đề cương chi tiết được xem như là “nền móng” cho “ngôi nhà”. Nếu “nền móng” không tốt cũng như đề cương chi tiết sai thì việc “xây nhà” sẽ cũng không đúng, không hoàn hảo. Vậy nên nếu xây dựng đề cương chi tiết chúng ta cần xây đựng dủ các phần và có đề tài phù hợp để người học người xem dễ nắm được vấn đề.