Trong thế giới tài chính, có sự khác biệt cụ thể giữa các khoản vay tiêu dùng và những khoản được phát hành cho các doanh nghiệp. Cho vay tiêu dùng thực chất sẽ bao gồm tín chấp hoặc có thế chấp. Các khoản vay kinh doanh, còn được gọi là các khoản vay thương mại. Cùng tìm hiểu đầu tư theo hình thức vay thương mại là gì? Đặc điểm, phân loại?
Mục lục bài viết
1. Đầu tư theo hình thức vay thương mại là gì?
Khoản vay thương mại thường được sử dụng nhằm mục đích chính đó chính là để tài trợ cho các khoản chi tiêu vốn lớn và / hoặc trang trải các chi phí hoạt động mà công ty có thể không đủ khả năng chi trả. Chi phí trả trước đắt đỏ và các rào cản pháp lý thường ngăn cản các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận trực tiếp với thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu để cung cấp tài chính. Điều này thực tế cũng có nghĩa là, không giống như các chủ thể là những đối tượng người tiêu dùng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng sẽ cần phải dựa vào các sản phẩm cho vay khác, chẳng hạn như hạn mức tín dụng, khoản vay không có bảo đảm hoặc khoản vay có kỳ hạn.
Đầu tư theo hình thức vay thương mại được hiểu cơ bản chính là một khoản vay thương mại trong thỏa thuận tài trợ giữa một doanh nghiệp với một tổ chức tài chính, để từ đó có thể tài trợ cho chi phí vốn lớn bao gồm cả chi phí hoạt động mà doanh nghiệp của nước nhận đầu tư không có khả năng chi trả.
Chi phí trả trước tốn kém và những rào cản pháp lý xảy đến thông thường hạn chế các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận trực tiếp với thị trường vay thương mại của quốc tế hoặc chủ sở hữu vốn vay. Tương tự cũng như tín dụng tiêu dùng, các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng sẽ cần phải dựa vào các sản phẩm cho vay khác, cụ thể chúng ta có thể kể đến như hạn mức tín dụng, các khoản vay không có bảo đảm hoặc các khoản vay có kì hạn.
Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay cũng đang càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn; Khu vực cho vay ngắn hạn nhường chỗ cho thị trường tài chính – tiền tệ cung ứng. Ngược lại, ở đa số đối với các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ việc thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…).
Hình thức đầu tư này trong giai đoạn hiện nay cũng đang được sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của hình thức này là người đi vay dễ dàng chuyển vốn vay thành các phương tiện đầu tư khác vì khoản vốn này chủ yếu dưới dạng tiền tệ và hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng vốn theo mục đích của họ. Người cho vay có thu nhập ổn định là tiền lãi vay, khoản tiền này không phụ thuộc vào kết quả sử dụng vốn. Người cho vay còn có thể đưa ra một số ràng buộc đối với người vay.
Nhược điểm của hình thức này là hiệu quả sử dụng vốn thường thấp do bên nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Ket cục, nhiều nước đang và chậm phát triển lâm vào tình trạng nợ nần, thậm chí không có khả năng chi trả dẫn đến phụ thuộc vào chủ nợ.
Đầu tư theo hình thức vay thương mại trong tiếng Anh là: Investment in the form of commercial loans.
2. Đặc điểm của hình thức cho vay thương mại:
Nguồn tín dụng do bên cho vay (chủ đầu tư) tự tạo bằng vốn tự có hoặc bằng vốn lưu động trên thị trường vốn trong nước hay quốc tế. Đồng tiền cho vay có thể là đồng tiền của nước chủ đầu tư, hoặc một ngoại tệ có khả năng chuyển đổi. Thời hạn tín dụng được đánh giá là một yếu tố quan trọng để xác định giá cả của mỗi khoản tín dụng. Thông thường, bên vay nợ (bên nhận đầu tư) muốn thời gian càng dài càng tốt để cũng từ đó sẽ có đủ thời gian sử dụng vốn vay có hiệu quả, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ.
Lãi suất được biết đến chính là yếu tố chính cấu thành giá cả khoản vay và cũng là yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả của khoản tín dụng đối với bên cho vay cũng như bên đi vay. Các khoản tín dụng thường được lấy làm cơ sở để tính lãi suất cho vay, thường là lãi suất liên ngân hàng tại Luân Đôn (London Interbank Offered Rate – LIBOR), tương ứng với ngoại tệ dùng trong khoản tín dụng và thời hạn tính lãi.
Phí suất tín dụng được hiểu là một yếu tố quan trọng trong quan hệ tín dụng. Phí suất tín dụng về bản chất chính là tỉ lệ phần trăm tính theo năm của quan hệ so sánh giữa tổng chi phí vay thực tế và tổng số tiền vay thực tế. Phí suất tín dụng không được công bố trong hợp đồng tín dụng. Các yếu tố cấu thành phí suất tín dụng gồm: lãi suất, thủ tục phí, lệ phí, hoa hồng, đặt cọc và các khoản chi phí giấu mặt khác. Bên vay phải căn cứ vào phí suất tín dụng để hạch toán lỗ lãi của khoản vay mà không thể dựa vào lãi suất vay của ngân hàng.
Chủ thể là bên cho vay thường yêu cầu các khoản tín dụng phải được bảo lãnh bởi cơ quan tài chính hoặc ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường vốn trong nước và quốc tế. Ngoài ra, chủ thể là bên cho vay có thể còn yêu cầu phải có ý kiến của một số luật gia bên vay, chứng nhận khoản vay là hợp pháp theo luật pháp của bên vay.
Quan hệ giữa chủ thể là chủ đầu tư và đối tượng nhận đầu tư là quan hệ vay nợ. Đối với nhận đầu tư không có quyền sở hữu chỉ có quyền sử dụng vốn của chủ đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó phải hoàn trả lại cho chủ đàu tư cả gốc và lãi.
Chủ đầu tư tuy không trực tiếp tham gia vào quản lý hoạt động của doanh nghiệp tiếp nhận vốn nhưng trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro.
Chủ thể là chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận qua lãi suất ngân hàng theo thỏa thuận giữa hai bên và ghi trong hợp đồng vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay (đối tượng nhận đầu tư).
3. Phân loại hình thức cho vay thương mại:
Cho vay thương mại được chia thành hai loại chính cơ bản sau đây:
– Căn cứ vào chủ thể tín dụng:
Căn cứ vào chủ thể tín dụng để thực hiện việc phân loại thì tín dụng quốc tế có thể chia thành hai loại: tín dụng tư nhân thuần túy và tín dụng hỗn hợp với tín dụng nhà nước.
Tín dụng tư nhân thuần thuý được hiểu chính là khoản tín dụng giữa các tổ chức tư nhân ở nước ngày với tổ chức tư nhân ở nước khác.
Tín dụng hỗn hợp với tín dụng nhà nước về bản chất chính là khoản tín dụng có sự kết hợp giữa nhà nước và ngân hàng thương mại của nước này cung cấp cho nước khác. Khoản tín dụng gồm hai bộ phận là khoản tín dụng của chính phủ (governmental credit) và khoản tín dụng ngân hàng (bank credit). Trong những khoản tín dụng hỗn hợp với tín dụng nhà nước, lãi suất của tín dụng tư nhân vẫn giữ tính độc lập của nó. Các khoản tín dụng nhà nước thường được cấp với lãi suất ưu đãi, không phụ thuộc vào lãi suất tín dụng trên thị trường mà chỉ phụ thuộc vào tình hình quan hệ giữa nước cho vay và nước vay nợ.
– Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Căn cứ vào thời hạn cho vay có thể chia thành:
Tín dụng không có kì hạn ấn định trước là loại tín dụng mà ngân hàng không quy định thời hạn nhất định, khi muốn thu hồi vốn, ngân hàng sẽ báo trước cho người vay một số ngày nhất định.
Tín dụng ngắn hạn gồm những khoản tín dụng thông thường có thời hạn không quá 01 năm, hoặc có thể 18 tháng, 02 năm tùy theo tập quán từng nước.
Tín dụng trung hạn gồm những khoản tín dụng có thời hạn trên loại ngắn hạn cho đến 05 hoặc 07 năm.
Tín dụng dài hạn gồm những khoản tín dụng có thời hạn trên loại trung hạn cho đến 30 – 50 năm.