Khi nói tới kinh tế học chúng ta đã rất quen thuộc với cụm từ đầu tư thâm dụng nợ, nhưng thực chất lại ít ai hiểu về bản chất của đầu tư thâm dụng nợ là gì? Thông thường loại hình này rất phổ biến tại các chương trình hưu trí và các kế hoạch liên quan tới vấn đề hưu trí.
Mục lục bài viết
1. Đầu tư thâm dụng nợ là gì?
Đầu tư thâm dụng nợ trong tiếng Anh dịch ra có nghĩa là Liability driven investment, viết tắt của nó là LDI. Đầu tư thâm dụng nợ dựa trên trách nhiệm pháp lí, còn được gọi là đầu tư dựa trên trách nhiệm pháp lí, chủ yếu đề cập đến việc người đầu tư có đủ tài sản để trang trải tất cả các khoản nợ hiện tại và tương lai hay không của một doanh nghiệp tổ chức nào đó Theo đó trên thực tế thì loại hình đầu tư này phổ biến khi giao dịch với các chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước, bởi vì các khoản nợ liên quan thường lên tới hàng tỉ USD với các kế hoạch hưu trí lớn.
2. Đặc điểm và ví dụ về đầu tư thâm dụng nợ:
Thâm dụng nợ phải trả của các chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước, thâm dụng nợ thì được tích lũy từ lương hưu được đảm bảo cung cấp khi nghỉ hưu và đây là một loại nợ phải trả hưởng lợi từ các khoản đầu tư thâm dụng nợ. Bên cạnh đó, đầu tư thâm dụng nợ là một phương án nhiều khách hàng có thể sử dụng.
2.1. Đầu tư thâm dụng nợ đối với khách hàng cá nhân:
Việc thâm dụng nợ đối với khách hàng là cá nhân hiện nay ví dụ như với một người về hưu, sử dụng chiến lược LDI bắt đầu bằng việc ước tính mức thu nhập mà cá nhân sẽ cần cho mỗi năm trong tương lai. Tất cả thu nhập tiềm năng, bao gồm cả trợ cấp về An sinh xã hội, được khấu trừ từ số tiền hàng năm mà người về hưu cần, điều này có thể giúp chúng ta xác định số tiền mà người về hưu sẽ phải rút từ danh mục hưu trí của mình để đáp ứng thu nhập cần thiết hàng năm.
Theo đó có thể thấy việc rút tiền hàng năm sau đó trở thành các khoản nợ mà chiến lược LDI phải tập trung vào. Danh mục đầu tư nghỉ hưu phải đầu tư sao cho có thể cung cấp cho cá nhân dòng tiền cần thiết để đáp ứng rút tiền hàng năm, bao gồm các loại chi tiêu không liên tục, lạm phát và các chi phí phát sinh khác trong suốt cả năm.
2.2. Đầu tư thâm dụng nợ đối với các quĩ hưu trí:
Đầu tư thâm dụng nợ đối với quĩ hưu trí hoặc kế hoạch hưu trí sử dụng chiến lược LDI, trọng tâm phải được đặt vào tài sản của quĩ hưu trí. Theo đó có thể thấy giải pháp ở đây cần thiết nhất đó là nên tập trung vào các đảm bảo được thực hiện cho người nghỉ hưu và nhân viên. Những đảm bảo này trở thành các khoản nợ mà chiến lược phải nhắm tới. Chiến lược này đối lập trực tiếp với phương pháp đầu tư tập trung vào khía cạnh tài sản của bảng cân đối quy hưu trí.
Nếu trước đây trái phiếu thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất một phần, nhưng hiện nay theo chiến lược LDI có xu hướng tập trung vào việc sử dụng các giao dịch hoán đổi và các công cụ phái sinh khác, ví dụ cụ thể như lãi suất, theo thời gian và đạt được lợi nhuận phù hợp hoặc vượt quá mức tăng của các khoản nợ kế hoạch lương hưu dự kiến.
2.3. Ví dụ về các chiến lược LDI:
Ví dụ nếu một nhà đầu tư cần thêm 10.000 USD thu nhập ngoài những khoản thanh toán An sinh xã hội cung cấp, người ấy có thể thực hiện chiến lược LDI bằng cách mua trái phiếu sẽ cung cấp ít nhất 10.000 USD lãi hàng năm.
Ví dụ cụ thể: Chúng ta hãy xem xét trường hợp của một công ty hưu trí cần tạo ra lợi nhuận 5% cho các tài sản trong danh mục đầu tư của mình. Lựa chọn dễ dàng nhất cho công ty là đầu tư tiền theo quyết định của mình vào một khoản đầu tư vốn cổ phần tạo ra lợi nhuận cần thiết. Một cách khác là nó có thể sử dụng cách tiếp cận LDI để ước tính chia khoản đầu tư của mình thành 2 loại.
Công cụ đầu tiên là một công cụ thu nhập có mức hưởng xác định trước, cho kết quả lợi nhuận phù hợp cụ thể có thể kể tới như một chiến lược để giảm thiểu rủi ro và số tiền còn lại được chuyển vào một công cụ vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Vì mục tiêu của chiến lược LDI là bảo hiểm rủi ro trách nhiệm hiện tại và tương lai, do đó về mặt lí thuyết, lợi nhuận được tạo ra có thể được chuyển vào nhóm thu nhập cố định theo thời gian.
3. Tham khảo thêm về thâm dụng và những yếu tố không dư:
Chúng ta có thể thấy ngay trên thực tế đó là sự giàu có của một quốc gia được tạo ra chứ không phải được kế thừa từ trong quá khứ. Nó không tự sinh ra nhờ sự thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên hay bất kì điều kiện tự nhiên nào của quốc gia như kinh tế học cổ điển đã khăng khăng khẳng định trước đó mà nó được tạo ra nhờ năng lực cạnh tranh của chính quốc gia đó với các quốc gia khác. Theo một số nhà kinh tế học họ cho rằng năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các nguồn lực của mình để tạo ra 1 sản phẩm mang tính khác biệt và có giá thành thấp.
Các nguồn lực ở đây chính là yếu tố sản xuất và là một nền kinh tế có nguồn lực dồi dào tất nhiên sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn các nền kinh tế của các quốc gia khác, bên cạnh đó trên thực tế lại thường diễn ra theo chiều ngược lại. Theo đó có nhiều quốc gia tuy nghèo nàn về tài nguyên nhưng nhờ có các chủ trương, chính sách và tầm nhìn đúng đắn nên đã phát triển vượt bậc hơn rất nhiều so với các nước được thiên nhiên ưu đãi nhưng lại yếu kém về năng lực quản lý dẫn đến việc không những bỏ phí nguồn tài nguyên thiên nhiên không những vậy họ còn lạm dụng quá mức những yếu tố không dư thừa.
Ở Việt Nam là một trong số các quốc gia đó. Giới phân tích kinh tế thường gọi hiện tượng này là “Thâm dụng những yếu tố không dư thừa”. Vậy thâm dụng là gì và những yếu tố nào là không dư thừa đối với Việt Namđó là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi, giải đáp cho những thắc mắc này, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã lựa chọn và tìm hiểu về một số ngành sản xuất cụ thể của Việt Nam đang gặp khó khăn do cơ cấu các yếu tố sản xuất chưa hợp lý để từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu và có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các ngành này cũng như tất các ngành sản xuất khác, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của quốc gia. Ví dụ như thâm dụng lao động cụ thể như sau:
Hiện nay có thể thấy trong các ngành công nghiệp hoặc qúa trình thâm dụng lao động đòi hỏi nhiều nỗ lực về thể chất để hoàn thành các công việc cần thiết. Theo đó có thể thấy trong các ngành thâm dụng lao động, các chi phí liên quan đến việc tìm kiếm những cá nhân cần thiết lớn hơn nhiều chi phí vốn liên quan đến tìm kiếm những cá nhân quan trọng và chi phí sản xuất số lượng lớn.
Trong khi nhiều công việc thâm dụng lao động không cần đòi hỏi trình độ kĩ năng hoặc trình độ học vấn cao, thì vẫn có một số ngành đòi hỏi những điều này đó cúng xem như là những hạn chế lớn chưa được khắc phục. Những tiến bộ trong công nghệ và năng suất của người lao động đã đưa một số ngành công nghiệp ra khỏi tình trạng thâm dụng lao động, nhưng nhiều ngày vẫn còn tình trạng thâm dụng lao động. Theo đó nếu diễn ra trên nền kinh tế kém phát triển, nói chung, có xu hướng sử dụng nhiều lao động hơn. Tình trạng này khá phổ biến vì thu nhập thấp có nghĩa là nền kinh tế hoặc doanh nghiệp không thể đủ khả năng đầu tư vào nguồn vốn.
Nhưng với thu nhập thấp và lương thấp thì với một doanh nghiệp có thể vẫn cạnh tranh bằng cách sử dụng nhiều lao động. Hoặc các công ty ít sử dụng lao động hơn và sử dụng thâm dụng vốn nhiều hơn. Trước cuộc cách mạng công nghiệp như hiện nay thì theo số liệu có 90% lực lượng lao động thuộc ngành nông nghiệp. Sản xuất thực phẩm cần rất nhiều lao động. Phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế đã làm tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động và tạo điều kiện cho công nhân chuyển dần sang ngành sản xuất và ngành dịch vụ.