Hiện nay trong nền kinh tế của Việt Nam hay ở các nước trên thế giới thì các hoạt động đều dựa trên nguồn đầu tư để thực hiện, qua đó có các khoản đầu tư vào doanh nghiệp không chỉ với mục đích thu lợi nhuận mà còn có các mục đích khác được gọi là khoản đầu tư tác động. Vậy đầu tư tác động là gì? Cách hoạt động của đầu tư tác động?
Mục lục bài viết
1. Đầu tư tác động là gì?
Đầu tư tác động trong tiếng Anh là Impact Investing.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về đầu tư tác động hướng tới việc tạo ra các hiệu ứng xã hội hoặc môi trường có lợi ích rõ ràng ngoài lợi ích về tài chính. Có thể hiểu về đầu tư tác động có thể nằm dưới hình thức của nhiều loại tài sản và dẫn đến nhiều kết quả đặc trưng. Quan điểm của đầu tư tác động là sử dụng tiền và vốn đầu tư để tạo ra các kết quả tích cực cho xã hội.
Như chúng ta đã biết thì đầu tư tác động đề cập đến chiến lược đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính mà còn tạo ra kết quả mang tính đóng góp cho xã hội. Các chiến lược này chủ động tìm cách mang lại tác động tích cực bằng cách đầu tư vào những nơi như tổ chức phi lợi nhuận có lợi cho cộng đồng, hoặc vào các doanh nghiệp công nghệ sạch có lợi cho môi trường.
Hiện nay đối với hoạt động đầu tư tác động thu hút các cá nhân cũng như các nhà đầu tư tổ chức, bao gồm các quĩ phòng hộ, quĩ tư nhân, ngân hàng, quĩ hưu trí và các nhà quản lí quĩ khác
Bên cạnh đó thì hoạt động đầu tư tác động là thuật ngữ dùng để chỉ những khoản đầu tư vào những công ty, tổ chức, hay quỹ đầu tư không chỉ nhằm mục đích đạt được lợi nhuận mà còn đạt được những mục đích khác như xã hội hay môi trường. Nhìn chun thì đây là khái niệm và các vấn đề xoay quanh đầu tư tác động vẫn còn khá mới và đang dần được hoàn thiện và làm rõ thông qua các nghiên cứu và báo cáo kinh tế. Nhưng đây là một loại hình đầu tư mà các nền kinh tế – xã hội hiện nay trên thế giới đều nhấn mạnh và hướng tới nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
2. Cách hoạt động của đầu tư tác động:
Các kiểu đầu tư tác động
Đầu tư tác động mang đến một loạt các khả năng về lợi nhuận cho các nhà đầu tư, nhưng điều quan trọng nhất là chúng mang lại cả lợi nhuận tài chính và phù hợp với lương tâm của nhà đầu tư. Cơ hội cho các khoản đầu tư tác động là khác nhau và các nhà đầu tư có thể chọn đưa đưa tiền vào các thị trường mới nổi hoặc các nền kinh tế phát triển. Đầu tư tác động trải rộng trên một số ngành công nghiệp bao gồm:
– Chăm sóc sức khỏe
– Giáo dục
– Năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch và năng lượng tái tạo
– Nông nghiệp
Cách hoạt động của đầu tư tác động
Hiện nay ta thấy các nhà đầu tư sử dụng chiến lược đầu tư tác động khi cân nhắc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hoặc có ý thức trách nhiệm phục vụ tích cực cho toàn xã hội. Theo đó với các tác động đến từ đầu tư tác động là khác nhau theo từng ngành và theo các công ty trong ngành, nhưng một số ví dụ phổ biến bao gồm giúp đỡ những người kém may mắn hơn, hoặc đầu tư vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để cứu trái đất. Đa số hiện nay việc đầu tư tác động được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức, nhưng một loạt các công ty dịch vụ tài chính có ý thức xã hội hoặc các nền tảng đầu tư dựa trên web và mạng lưới nhà đầu tư hiện đang cung cấp cho các cá nhân cơ hội tham gia đầu tư tác động.
3. Xu hướng của đầu tư tác động:
Lí do chúng ta thấy với các hoạt động có tính trách nhiệm với xã hội và môi trường có thể thu hút được các nhà đầu tư tác động, các công ty có thể được hưởng lợi về mặt tài chính từ việc cam kết thực hiện các hoạt động có trách nhiệm với xã hội.
Không những thế các nhà đầu tư tác động cũng có xu hướng thu được lợi nhuận. Một nghiên cứu năm 2018 của GIIN cho thấy hơn 90% các nhà đầu tư tác động thông báo rằng các khoản đầu tư đang đáp ứng hoặc vượt qua mức lợi nhuận dự đoán của họ.
Đầu tư tác động chủ yếu hấp dẫn trong các thế hệ trẻ, chẳng hạn như thế hệ Millennials (sinh trong khoảng đầu thập niên 1980 tới đầu thập niên 2000) muốn báo đáp lại cho xã hội, vì vậy xu hướng này có thể sẽ mở rộng khi các nhà đầu tư trong các thế hệ này tạo được nhiều ảnh hưởng hơn trên thị trường. Khi nhiều người nhận ra lợi ích xã hội và tài chính của đầu tư tác động, nhiều công ty sẽ tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội.
4. Giải pháp cho đầu tư tác động tại Việt Nam:
4.1. Đối với Chính phủ:
– Định hướng hoạt động đầu tư: Trong một số trường hợp, khu vực công trực tiếp bắt buộc các nhà đầu tư tư nhân phải tham gia vào hoạt động đầu tư tác động, vì vậy, Chính phủ cần đặt ra tiêu chuẩn để đo lường tác động, nhằm quản lý và hướng các khoản đầu tư tư nhân – dù muốn hay không – hướng tới một kết quả xã hội cụ thể.
– Thực hiện các hoạt độn như xây dựng năng lực cho các khoản đầu tư tác động: Khu vực công cũng có thể hỗ trợ đầu tư tác động bằng cách xây dựng các cơ hội có thể đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ là người sử dụng cuối cùng của các khoản đầu tư tác động. Việc hỗ trợ được thực hiện thông qua hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ và các chương trình đào tạo việc làm cho các lĩnh vực cụ thể. Bằng cách xây dựng nhu cầu đầu tư hiệu quả hơn, nâng cao năng lực có thể mở ra cánh cửa cho nhiều nhà đầu tư và loại hình đầu tư hơn trong đó có đầu tư tác động.
Bên cạnh đó chúng ta cần thực hiện công tác cung cấp thông tin và thiết lập các tiêu chuẩn: Chính phủ cần cung cấp các thông tin và thiết lập các tiêu chuẩn về đầu tư tác động nhằm thu hút các nhà đầu tư có động cơ đầu tư hoặc tạo ra sự đảm bảo chất lượng cho việc cung cấp các lợi ích công cộng. Với sự chú ý gần đây đến đầu tư tác động, các nỗ lực nhằm xác định và đặt ra các tiêu chuẩn về tác động xã hội của đầu tư cộng đồng sẽ hữu ích. Bên cạnh đó nếu không có các hình thức trợ cấp công cộng hoặc các hình thức trợ cấp khác để hỗ trợ các khoản đầu tư, thì thông tin và tiêu chuẩn khó có thể hướng lượng vốn vào các khoản đầu tư tác động đến xã hội ngoài hoạt động dầu tư trên thị trường thông thường.
4.2. Đối với các nhà đầu tư:
– Xác định mục tiêu: Các mục tiêu phải được trình bày rõ ràng và ngắn gọn. Đặc biệt, các nhà đầu tư cần xem xét liệu mục tiêu chính của mình là tạo ra tác động môi trường – xã hội hay tạo ra lợi nhuận. Nhà đầu tư cần đặt ra một mức độ để đánh giá về tác động thành công. Nhà đầu tư cần quyết định xem có thể đầu tư bao nhiêu và sẵn sàng chịu rủi ro ở mức nào.
Xác định doanh nghiệp có tiềm năng thúc đẩy tạo ra sự thay đổi. Theo đó, nhà đầu tư cần dành thời gian nghiên cứu doanh nghiệp mục tiêu để đảm bảo rằng, doanh nghiệp đó có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tác động của chính nhà đầu tư trong khi vẫn đem lại mức lợi nhuận thị trường. Đảm bảo rằng doanh nghiệp có tận tâm và đầu tư để đạt được tác động như đã dự đoán để sứ mệnh kinh doanh phù hợp với các mục tiêu xã hội của nhà đầu tư. Cân nhắc xem xét thông tin tài chính của doanh nghiệp so với các công ty khác trong cùng ngành.
Chọn một bộ số liệu phù hợp để đánh giá doanh nghiệp cụ thể. Trong nhiều năm, nhiều nhà đầu tư né tránh đầu tư tác động vì họ thiếu công cụ và chuyên môn để đánh giá đúng tác động của chúng. Tuy nhiên, trong những năm qua, đã có sự gia tăng của các thước đo để giúp các nhà đầu tư đánh giá tốt nhất về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp của một công ty. Năm 2019, GIIN đã xây dựng bộ tiêu chuẩn IRIS với mục tiêu tạo ra một phương pháp được sử dụng để giúp các nhà đầu tư biết các chỉ số cần theo dõi, để xác định xem một vấn đề về tài chính, xã hội hoặc môi trường đã được giải quyết hay chưa. Hệ thống đánh giá đầu tư tác động toàn cầu là một thước đo khác đánh giá khoản đầu tư và chất lượng của quỹ đầu tư. Dù nhà đầu tư chọn số liệu nào, thì hãy xác định xem doanh nghiệp có thành công trong việc đạt được các mục tiêu đã định qua việc so sánh đối chiếu với dữ liệu mà doanh nghiệp trình bày cho từng nhà đầu tư.