Đầu tư được hiểu cơ bản chính là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để có thể tiến hành các hoạt động nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Cùng tìm hiểu đầu tư dịch chuyển là gì? Đầu tư phát triển là gì? Đặc điểm?
Mục lục bài viết
1. Đầu tư dịch chuyển là gì?
Ta hiểu về đầu tư dịch chuyển như sau:
Với nền kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư được biết đến chính là một trong số các lĩnh vực quan trọng tạo ra và duy trì các cơ sở vật chất của nền kinh tế. Đầu tư dịch chuyển là một phân loại của hoạt động đầu tư, là loại đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp này thì việc đầu tư của các chủ thể cũng sẽ không làm gia tăng tài sản mà chỉ thay đổi quyền sở hữu các cổ phần doanh nghiệp.
Đầu tư dịch chuyển có những đặc trưng cơ bản bao gồm:
– Công việc đầu tư dịch chuyển phải bỏ vốn ban đầu là đặc trưng cơ bản của đầu tư dịch chuyển.
– Đầu tư dịch chuyển luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm… Do vậy các nhà đầu tư phải nhìn nhận trước những khó khăn nay để có biện pháp phòng ngừa.
– Mục tiêu của đầu tư dịch chuyển là hiệu quả. Nhưng ở những vị trí khác nhau, người ta cũng nhìn nhận vấn đề hiệu quả không giống nhau. Với các doanh nghiêp thường thiên về hiệu quả kinh tế, tối đa hoá lợi nhuận. Còn đối với nhà nước lại muốn hiệu quả kinh tế phải gắn liền với lợi ích xã hội. Trong nhiều trường hợp lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu.
Nguồn vốn đầu tư dịch chuyển thực chất thì sẽ không đơn thuần là các tài sản hữu hình như: tiền vốn, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hoá….mà còn bao gồm các loại tài sản vô hình cụ thể chúng ta có thể kể đến như: bằng sáng chế, phát minh nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kĩ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại, quyền thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên.
Đầu tư dịch chuyển tiếng Anh là: Moving investment
2. Đầu tư phát triển là gì?
Đầu tư phát triển được hiểu cơ bản chính là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này phát triển đó chính là nhằm mục đích có thể giúp duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
Nói một cách rõ rang hơn, đầu tư phát triển được hiểu chính là việc chỉ dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị) tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng…) gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Xét về bản chất đầu tư phát triển chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để nhằm mục đích có thể tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội.
Như vậy, ta nhận thấy đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm mục đích để có thể duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm tiềm lực của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước.
Đầu tư phát triển tiếng Anh là: Development Investment
3. Đặc điểm của đầu tư phát triển:
Đặc điểm của đầu tư phát triển cụ thể đó là:
– Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn là một đặc điểm của đầu tư phát triển.
– Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư là một đặc điểm của đầu tư phát triển.
– Lao động cần sử dụng cho dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia là một đặc điểm của đầu tư phát triển.
– Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động là một đặc điểm của đầu tư phát triển.
– Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình là một đặc điểm của đầu tư phát triển.
– Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động của cả 2 mặt, cả tích cực và tiêu cực, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. Đây là một đặc điểm của đầu tư phát triển.
– Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng lên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Đây là một đặc điểm của đầu tư phát triển.
– Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao: do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Đây là một đặc điểm của đầu tư phát triển.
4. Vai trò của đầu tư phát triển:
– Vai trò của đầu tư phát triển dựa trên góc độ vi mô:
Trên góc độ vi mô thì ta nhận thấy đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của cả các đơn vị vô vị lợi. Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra. Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư.
Đối với các đơn vị đang hoạt động, khi cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất – kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra.
Đây chính là một trong số những biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư. Đối với các đơn vị đang hoạt động, khi cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất – kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để nhằm mục đích thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, đó cũng chính là hoạt động đầu tư.
– Vai trò của đầu tư phát triển dựa trên góc độ vĩ mô:
Đầu tư phát triển được đánh giá chính là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Đầu tư phát triển thực tế sẽ vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng, gồm các tác động: Nâng cao hiệu quả đầu tư; Tăng năng suất nhân tố tổng hợp; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Với những lợi ích cho nền kinh tế và đời sống xã hội, đầu tư phát triển hiện vẫn đang được khuyến khích thực hiện từ các chính sách của Nhà nước, thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cơ sở và kỹ thuật để thu hút đầu tư,… Còn đầu tư dịch chuyển vẫn là một phần không thể thiếu của nền kinh tế, tuy nhiên không phải là hình thức đầu tư mang lại lợi ích cho nền kinh tế như đầu tư phát triển.