Hiện nay có rất nhiều các phương pháp trị đau thần kinh tọa thường được chữa bằng các biện pháp không phẫu thuật trong vài tuần, nhưng khi chuyển nặng gây yếu chân, mất kiểm soát hoạt động của ruột và bàng quang thì có thể sẽ phải cần phẫu thuật. Cùng bài viết để hiểu về đau dây thần kinh tọa.
Mục lục bài viết
1. Đau thần kinh tọa là gì?
Muốn hiểu bản chất đau thần kinh tọa là gì, trước tiên cần phải biết thần kinh tọa nằm ở đâu và giữ chức năng gì trong cơ thể. Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to, gồm hai nhánh chạy từ dưới thắt lưng dọc theo phía sau mỗi chân xuống bàn chân. Nhiệm vụ của dây thần kinh tọa là điều khiển hoạt động và nhận cảm giác của hai chân. Nhờ có dây thần kinh tọa mà chúng ta có thể thực hiện thuần thục các động tác co duỗi, gập gối và bước đi.
Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là Dây thần kinh hông to) là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới và đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt tới mặt sau của hai chân. Dây thần kinh tọa có chức năng chính chi phối hoạt động của hông và chi dưới, đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển chức năng đi lại, chạy nhảy, cúi vặn của cơ thể.
Trên thực tế, đau thần kinh tọa không phải là một loại bệnh, mà là thuật ngữ mô tả một tập hợp triệu chứng liên quan gây ra kích thích dây thần kinh hông do nhiều nguyên nhân. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc gặp ảnh hưởng bởi sự sai lệch trên đốt sống , đĩa đệm tương ứng sẽ gây ra các cơn đau dai dẳng, đau nhức ngay cả khi ho, hắt hơi, và còn có thể gây ra biến chứng liệt chân vĩnh viễn. Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc chịu tổn thương bởi một trong những nguyên nhân sau đây:
Thoái hóa cột sống
Sự hao mòn tự nhiên của đốt sống hoặc tình trạng gai cột sống có thể dẫn đến hẹp ống sống, thường xảy ra ở người trên 60 tuổi. Sự thu hẹp này gây áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa – Nguồn gốc của cơn đau thần kinh tọa.
Thoát vị đĩa đệm
Phần lớn những người bị đau thần kinh tọa là bởi thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí (giữa các đốt sống của cột sống) ấn vào rễ của dây thần kinh tọa gây đau nhức.
Viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu có thể gây đau ở mông, lưng dưới và thậm chí kéo dài xuống một hoặc cả hai chân. Cơn đau viêm khớp cùng chậu trở nên tồi tệ hơn khi đứng lâu hoặc leo cầu thang.
Khối u cột sống
Không phổ biến nhưng một số ít trường hợp bị đau thần kinh tọa do trong hoặc dọc tủy sống và dây thần kinh tọa có sự tồn tại của các khối u. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khi khối u phát triển đè lên phần phân nhánh của dây thần tọa ở tủy sống.
Hội chứng cơ tháp (Piriformis)
Hội chứng cơ tháp hay còn gọi là hội chứng cơ hình lê – Một cơ thuộc nhóm cơ mông bị sưng hoặc co thắt, kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh tọa đi dọc theo bờ dưới của cơ hình lê) dẫn đến đau nhức.
Chấn thương hoặc nhiễm trùng
Một số nguyên nhân không phổ biến có thể dẫn đến đau thần kinh tọa là viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương, chẳng hạn như gãy xương. Điểm chung của những yếu tố gây đau thần kinh tọa là đều kích thích hoặc đè nén lên dây thần kinh tọa. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể khiến vùng dây thần kinh tọa chạy qua bị đau nhức.
Đau thần kinh tọa Tiếng Anh là ” The sciatic nerve”
2. Triệu chứng của đau thần kinh tọa:
Cảm giác đau thần kinh tọa tương đối giống đau thắt lưng và đau do viêm khớp cùng chậu. Muốn phân biệt đau thần kinh tọa với cơn đau xuất phát từ các vấn đề xương khớp khác, bạn hãy dựa vào những triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:
+ Đau thắt lưng (lưng dưới)
+ Đau ở hông, mông, mặt sau của đùi và bắp chân, nhất là khi ngồi lâu một tư thế, thường ở 1 bên và đau chạy dọc xuống chi dưới
+ Ngứa ran dọc một bên chân
+ Yếu và tê chân hoặc bàn chân khiến cử động gặp khó khăn
Như vậy, triệu chứng phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, bắt đầu từ thắt lưng kéo dài qua hông và mông rồi đi xuống một chân. Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến một chân và trở nên tồi tệ hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.
Hầu hết người bị đau thần kinh tọa có thể phục hồi hoàn toàn, thế nhưng không loại trừ nguy cơ chuyển nặng, gây tổn thương thần kinh và suy giảm chức năng của ruột, bàng quang. Để phòng tránh biến chứng đau thần kinh tọa, các bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay khi nhận thấy dấu hiệu đặc trưng là cơn đau bắt nguồn từ thắt lưng lan xuống hông, mông và dọc phía sau đùi, bắp chân.
3. Những điều nên biết về đau thần kinh tọa:
Chẩn đoán đau thần kinh tọa
Cũng như các bệnh lý xương khớp khác, phải tìm được nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là gì mới xác định được kế hoạch điều trị và kiểm soát cơn đau hiệu quả. Và dưới đây là những phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đau thần kinh tọa được áp dụng hiện nay:
Kiểm tra thể chất
Mục đích kiểm tra thể chất là để đánh giá sức mạnh và phản xạ của cơ bắp. Hơn nữa, thông qua các bài kiểm tra này, bác sĩ có thể biết được mức độ đau và vị trí đau. Và những cách thức mà bác sĩ dùng trong bước chẩn đoán này bao gồm:
+ Ấn nhẹ vào ngón chân hoặc bắp chân
+ Kéo duỗi thẳng chân
+ Đi bằng ngón chân hoặc gót chân
+ Nằm ngửa rồi nhấc hai chân lên một lúc
Cơn đau do đau thần kinh tọa có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi thực hiện các hoạt động này. Vì kiểm tra thể chất chỉ thấy được biểu hiện và nơi phát ra cơn đau, thế nên bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hình ảnh để làm rõ nguyên nhân đau thần kinh tọa.
Xét nghiệm hình ảnh
Hình ảnh bên trong cột sống thu nhận được từ kỹ thuật X-quang, MRI và CT Scan giúp bác sĩ thấy rõ được những tổn thương dẫn đến đau thần kinh tọa như gai xương, thoát vị đĩa đệm, khối u hay viêm nhiễm.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ trao đổi thêm về lịch sử y tế của người bệnh để có được đánh giá khách quan và chi tiết nhất, chẳng hạn như: Thời gian khởi phát cơn đau? Có bị chấn thương lưng hoặc hông trước đó không? Chân thường bị tê khi nào?
Dựa trên kết quả chẩn đoán, xác định chính xác nguyên nhân và mức độ đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị cụ thể. Có người chỉ cần uống thuốc và tập vật lý trị liệu nhưng cũng có người phải phẫu thuật mới chặn đứng được cơn đau thần kinh tọa.
4. Đau thần kinh tọa có phòng ngừa được không?
Không có cách nào chắc chắn 100% có thể phòng ngừa khởi phát hay tái phát đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế rủi ro này xuống mức thấp nhất thông qua những hành động tích cực như:
+ Bổ sung dưỡng chất có tác dụng phục hồi và tái tạo tế bào sụn, xương dưới sụn.
+ Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cột sống lưng khỏe khoắn, dẻo dai
+ Giữ tư thế đúng khi ngồi làm việc và nghỉ ngơi
+ Chuẩn bị tư thế thật tốt (thẳng lưng, uốn cong đầu gối) khi nâng vật nặng
+ Không mang vác quá nặng (thường không quá 5 kg)
Gần như mọi nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa đều liên quan đến tổn thương cấu trúc xương cột sống và những cơ khớp mà dây thần kinh tọa đi qua. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ xương khớp bằng cách ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày kết hợp bổ sung tinh chất chuyên biệt đã được nghiên cứu khoa học như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… giúp kích thích “nhà máy” sụn sản xuất các chất căn bản (như Collagen và Aggrecan) để tái tạo sụn và xương dưới sụn, ổn định cấu trúc xương và tăng cường chất lượng dịch khớp. Nhờ đó, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, hỗ trợ phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa
Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa luôn phải gắn chặt với ý thức tự chăm sóc bản thân tức là người bệnh phải đảm bảo chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý và tránh mang vác nặng, ngồi sai tư thế…
Dùng thuốc
Đối với vấn đề sức khỏe liên quan đến cơn đau thì dùng thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm thường là chỉ định trước nhất. Và các loại thuốc được kê đơn cho cơn đau thần kinh tọa bao gồm:
+ Thuốc giảm đau, chống viêm
+ Thuốc giãn cơ
Tiêm Steroid
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc Corticosteroid vào vùng xung quanh rễ thần kinh tọa giúp giảm đau và ngăn chặn tình trạng viêm dây thần kinh bị kích thích.
Vật lý trị liệu
Khi cơn đau đã được cải thiện nhờ dùng thuốc, bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế một chương trình phục hồi chức năng gồm các bài tập hướng đến sửa tư thế, tăng cường các cơ ở lưng và cải thiện tính linh hoạt của cột sống. Tập vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ phòng ngừa cơn đau thần kinh tọa tái phát.
Phẫu thuật
Lựa chọn phẫu thuật chỉ dành cho trường hợp dây thần kinh bị đè nén quá mức, gây suy yếu cơ, hoặc làm mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Các ca phẫu thuật nhằm loại bỏ gai xương hoặc đĩa đệm thoát vị đè lên dây thần kinh giúp điều trị đau dây thần kinh tọa tận gốc.
Đau thần kinh tọa không chữa trị đúng cách rất dễ tái phát. Do đó, hãy đến bệnh viện xương khớp uy tín để được điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả và an toàn bạn nhé!