Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều tới một mô hình được gọi là trợ thủ đắc lực trong hoạt động phân tích kĩ thuật của các trader đó chính là mô hình cánh bướm. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán là gì? Nội dung chiến lược.
Mục lục bài viết
1. Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán là gì?
Trước tiên để hiểu về đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán chúng ta cần hiểu về mua quyền chọn bán là gì, bản chât của nó ra sao, quyền chọn bán được định nghĩa cụ thể thì đây được hiểu là một quyền chọn bán cho người mua sở hữu quyền được bán tài sản cơ sở tại một giá cố định cho người bán quyền chọn bán. Theo đó nên người mua quyền phải trả cho người bán một khoản phí. Ben cạnh đó thì người bán quyền có nghĩa vụ phải trả cho người bán một khoản phí. Người bán quyền có nghĩa vụ phải mua tài sản khi người mua thực hiện quyền có nghĩa là bán tài sản .
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần hiểu thêm về các vấn đề liên quan như định nghĩa về người mua quyền chọn bán (Put buyer) chúng ta hiểu về khái niệm này đó là với một người nào đó có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) được bán tài sản cơ sở cho người bán quyền chọn tại một mức giá thực hiện xác định (Y). Bên cạnh đó thì người mua quyền chọn bán phải trả một khoản phí (P) cho người bán quyền.
Với hoạt động mua quyền chọn bán này thì với thị giá tài sản cơ sở càng thấp thì lợi nhuận của người mua quyền càng cao. Ví dụ: nếu giá cổ phiếu MSFT rớt xuống còn S = 23 USD/cổ phiếu, người mua quyền có thể mua cổ phiếu ngoài thị trường tại giá 23 USD/cổ phiếu và bán lại cho người bán quyền tại giá thực hiện X = 25 USD/cổ phiếu. Theo đó nên sau khi trừ đi phí phải trả, lợi nhuận của người mua quyền chọn bán là: 25 – 0,37 – 23 = 1,63 USD/cổ phiếu. Trườn hợp với giá cổ phiếu tăng, người mua quyền có khả năng bị lỗ. Nếu giá cổ phiếu tăng cao hơn giá thực hiện (S > X) thì người mua quyền sẽ không thực hiện quyền chọn. Kết quả là họ sẽ chịu một khoản lỗ tối đa là bằng khoản phí (P) mà họ đã trả khi mua quyền chọn bán.
Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán trong tiếng Anh là Long Put Butterfly.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán liên quan đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện rất khác nhau cụ thể như:
Mua 1 quyền chọn bán với giá thực hiện X1 tương đối thấp
Mua 1 quyền chọn bán với giá thực hiện X3 tương đối cao
Bán 2 quyền chọn bán với giá thực hiện X2 trung bình
Theo như các mức gia như trên ta thấy với tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở. Chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở ổn định hoặc biến động nhỏ. Đây là chiến lược giới hạn cả về rủi ro và lợi nhuận.
2. Nội dung chiến lược đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán:
Mua 1 quyền chọn bán X1 và bán 1 quyền chọn bán X2 (Bull Put Spread).
Ta có:
X1, X2: Lần lượt là giá thực hiện của các giao dịch mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.
F1, F2: lần lượt là phí quyền chọn của các giao dịch mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.
St: Tỉ giá thực hiện hợp đồng quyền chọn.
+ St <= X1: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện.
Lợi nhuận (1) = – F1 – St + X1 + F2 – (X2 – St) = – F1 + F2 + (X1 – X2) = (F2 – F1) + (X1 – X2)
Vì X1 < X2 nên (X1 – X2) < 0
+ X1 < St < X2: không thực hiện quyền chọn bán X1, quyền chọn bán X2 được thực hiện
Lợi nhuận (1) = – F1 + F2 – (X2 – St)
+ St >= X2: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện
Lợi nhuận (1) = F2 – F1
Ta có:
X1, X2: Lần lượt là giá thực hiện của các giao dịch mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.
F1, F2: Lần lượt là phí quyền chọn của các giao dịch mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.
St: Tỉ giá thực hiện hợp đồng quyền chọn.
+ St <= X2: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện
Lợi nhuận (2) = (X3 – St) – F3 + F2 – (X2 – St) = (X3 – X2) + F2 – F3
+ X2 < St < X3: Quyền chọn bán X3 được thực hiện, quyền chọn bán X2 không được thực hiện.
Lợi nhuận (2) = F2 – F3 + (X3 – St)
+ St >= X3: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện.
Lợi nhuận (2) = F2 – F3
Tổng hợp hai chiến lược ở hình 1 và hình 2 ta có hình dưới đây (chiến lược long put butterfly):
Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận (1) = Lợi nhuận (2)
+ St < X1 mà X1 < X2 => St < X2:
Lợi nhuận = (F2 – F1) + (X1 – X2) + (X3 – X2) + F2 – F3
= F2 – F1 + X1 + X3 – 2X2 + F2 – F3 = 2F2 – F1 = F3 + 0
= Chênh lệch phí quyền chọn ròng
Với chênh lệch phí quyền chọn ròng là: | 2F2 – (F1 + F3) |
+ St >= X3
Lợi nhuận = F2 – F1 + F2 – F3 = 2F2 – F1 – F3 = chênh lệch phí quyền chọn ròng
Như vậy căn cứ theo chiến lược này ta thấy số lỗ tối đa của chiến lược này là chênh lệch phí quyền chọn ròng và lỗ tối đa xảy ra khi giá của tài sản cơ sở nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện của của quyền chọn bán với giá thấp mà nhà đầu tư đã mua hoặc khi giá của tài sản cơ sở lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện của quyền chọn cao mà nhà đầu tư đã mua.
+ X1 < St < X2
Lợi nhuận = F2 – F1 – (X2 – St) + X3 – X2 + F2 – F3 = 2F2 – F1 – F3 – 2X2 + X3 + St
=> Lợi nhuận đạt giá trị lớn nhất khi St max
=> Lợi nhuận tối đa = 2F2 – F1 – F3 – 2X2 + X3 + X2 = 2F2 – F1 – F3 + X3 – X2
+ X2 <= St <= X3
Lợi nhuận = F2 – F1 + F2 – F3 + (X3 – St) = 2F2 – F1 – F3 + (X3 – St)
Tương tự, lợi nhuận đạt giá trị lớn nhất khi St min và St min = X2
=> Lợi nhuận tối đa = 2F2 – F1 – F3 + (X3 – X2)
Như vậy căn cứ theo như trên ta thấy với nguồn lợi nhuận tối đa = giá thực hiện quyền chọn bán (giá cao) nhà đầu tư đã mua – giá thực hiện của quyền chọn bán đã bán – chênh lệch phí quyền chọn ròng và lợi nhuận đạt được khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn bán nhà đầu tư đã bán
Điểm hòa vốn khi lợi nhuận bằng 0
2F2 – F1 – F3 + (X3 – 2X2) + St = 0 => St = X1 + (F1 + F3 – 2F2)
2F2 – F1 – F3 + X3 – St = 0 => St = X3 – (F1 + F3 – 2F2)
Theo đó ta thấy:
Điểm hòa vốn thấp = giá thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện thấp + chênh lệch chi phí quyền chọn ròng
Điểm hòa vốn cao = giá thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện cao – chênh lệch chi phí quyền chọn ròng
3. Tham khảo về vấn đề nhận dạng mô hình Butterfly Pattern:
Căn cứ dựa trên thực tế về mô hình này chúng ta để xác nhận chắc chắn một mô hình nến Bướm là mẫu hình thực, các trader cần xác định các mức dao động giá phù hợp với các tỷ lệ Fibonacci cụ thể như sau:
XA: không có quy tắc cụ thể nào cả nào cho đợt sóng này.
AB: là đoạn điều chỉnh thoái lui về 0.786 so với đoạn XA. Mức điều chỉnh 0.786 tại điểm B của xu hướng XA là điều kiện quan trọng để phân biệt mô hình con bướm với các dạng mô hình Harmonic còn lại.
BC: là đoạn điều chỉnh thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn AB.
CD: Nếu BC điều chỉnh thoái lui về 0.382 của đoạn AB thì CD sẽ là mở rộng 1.618 của BC. Nếu CD thoái lui về 0.886 thì CD sẽ là mở rộng về 2.618 của BC.
XD: là xu hướng chung bao gồm AB, BC và CD, là đoạn mở rộng 1.27 đến 1.618 của xu hướng XA.
Chúng ta có một số điêm cần lưu ý về các mức Fibonacci của xu hướng BC và CD được biểu thị với hai màu khác nhau: màu xanh lá và xanh lam. Các mức cùng màu xanh lá có liên quan đến nhau, tương tự các mức cùng màu xanh lam cũng liên quan đến nhau. Ngoài ra chúng ta có thể căn cứ dựa vào thuyết sóng Elliott, mô hình thường được phát hiện ở sóng cuối cùng của sóng 5 (sóng chủ). Mô hình cánh bướm có 2 dạng chính là mô hình tăng và giảm. Để phân biệt 2 dạng này, các bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây:
Mô hình tăng giá (chữ M): Bắt đầu bằng XA tăng giá, sau đó AB giảm giá, BC tăng và cuối cùng CD giảm vượt quá đáy X
Mô hình giảm giá (chữ W): XA giảm giá, AB tăng giá, BC giảm và CD tăng.