Hiện nay như chúng ta đã biết có các loại hình đầu cơ khác nhau như: Đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn mua và Đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn bán, cụ thể với các giao dịch này để dự đoán được các xu hướng để lên kế hoạch đặt lệnh đón trước xu thế. Vậy đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn mua là gì? Đặc điểm và nội dung?
Mục lục bài viết
1. Đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn mua là gì?
Đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn mua trong tiếng Anh là Short Call Butterfly.
Như chúng ta đã biết hoạt động đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn mua liên quan mật thiết đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau cụ thể với 3 mức như sau đây:
Bán 1 quyền chọn mua với giá thực hiện X1 tương đối thấp
Mua 2 quyền chọn mua với giá thực hiện X2 với giá thực hiện trung bình
Bán 1 quyền chọn mua với giá thực hiện X3 tương đối cao
Như vậy theo đó ta thấy tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở. Theo đó không giống với chiến lược đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua (Long call Butterfly), chiến lược Short Call Butterfly được thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá của tài sản cơ sở biến động tăng hoặc giảm mạnh trong tương lai. Đây cũng là chiến lược giới hạn mức lãi và lỗ của nhà đầu tư.
2. Đặc điểm của đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn mua:
Như trên ta thây với mô hình con bướm có các điểm có thể xem là gần giống với một số mô hình nến trong nhóm Harmonic. Nguyên nhân từ đó nên tránh những nhầm lẫn không đáng có khiến các trader có thể vào lệnh tốt hơn và chính xác hơn, các nhà đầu tư cần ghi nhớ một số đặc điểm nhận dạng nổi bật sau:
Như vậy đối với trường hợp này để xác nhận chắc chắn một mô hình nến Bướm theo đó thường các trader cần xác định các mức dao động giá phù hợp với các tỷ lệ Fibonacci cụ thể như sau:
+ XA: không có quy tắc cụ thể nào cả nào cho đợt sóng này.
+ AB: là đoạn điều chỉnh thoái lui về 0.786 so với đoạn XA. Mức điều chỉnh 0.786 tại điểm B của xu hướng XA là điều kiện quan trọng để phân biệt mô hình con bướm với các dạng mô hình Harmonic còn lại.
+ BC: là đoạn điều chỉnh thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn AB.
+ CD: Nếu BC điều chỉnh thoái lui về 0.382 của đoạn AB thì CD sẽ là mở rộng 1.618 của BC. Nếu CD thoái lui về 0.886 thì CD sẽ là mở rộng về 2.618 của BC.
+ XD: là xu hướng chung bao gồm AB, BC và CD, là đoạn mở rộng 1.27 đến 1.618 của xu hướng XA.
Từ đó chúng ta nên lưu ý với các mức Fibonacci của xu hướng BC và CD được biểu thị với hai màu khác nhaucụ thể với các màu sắc như màu xanh lá và xanh lam và với các mức cùng màu xanh lá có liên quan đến nhau, tương tự các mức cùng màu xanh lam cũng liên quan đến nhau.
– Theo lý thuyết sóng Elliott, mô hình thường được phát hiện ở sóng cuối cùng của sóng 5 (sóng chủ).
– Mô hình cánh bướm có 2 dạng chính là mô hình tăng và giảm. Để phân biệt 2 dạng này, các bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây:
+ Mô hình tăng giá (chữ M): Bắt đầu bằng XA tăng giá, sau đó AB giảm giá, BC tăng và cuối cùng CD giảm vượt quá đáy X
+ Mô hình giảm giá (chữ W): XA giảm giá, AB tăng giá, BC giảm và CD tăng.
3. Nội dung của đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn mua:
Phân tích tương tự như chiến lược Long Call Butterfly ta có hình 1 chiến lược Short Call Butterfly như sau:
+ St <= X1
Lợi nhuận = F1 – F2 + F3 – F2 = F1 + F3 – 2F2 = chênh lệch phí quyền chọn ròng
Với chênh lệch phí quyền chọn ròng là: | F1 + F3 – 2F2 |
+ St >= X
Lợi nhuận = F1 – F2 + X1 – X2 + F3 – F2 + X3 – X2 = F1 + F3 – 2F2 = chênh lệch phí quyền chọn ròng.
+ X1< St <= X2
Lợi nhuận = F1 – F2 – (St – X1) + F3 – F2 = F1 + F3 – 2F2 – (St – X1) = F1 + F3 – 2F2 – St + X1
Lợi nhuận đạt giá trị nhỏ nhất khi St = X2
Vậy, lợi nhuận nhỏ nhất = F1 + F3 – 2F2 – (X2 – X1)
+ X2 <= St < X3
Lợi nhuận = F1 – F2 + (X1 – X2) + F3 – F2 + (St – X2) = F1 + F3 – 2F2 + X1 – 2X2 + St
Lợi nhuận đạt giá trị nhỏ nhất khi St = X2
Lợi nhuận đạt giá trị nhỏ nhất = F1 + F3 – 2F2 – (X2 – X1)
Như vậy:
+ Lợi nhuận tối đa bằng chênh lệch phí quyền chọn ròng
+ Lợi nhuận tối đa đạt được khi giá của tài sản cơ sở nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện của quyền chọn mua có giá thực hiện thấp mà nhà đầu tư đã bán hoặc lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện của quyền chọn mua có giá thực hiện cao mà nhà đầu tư đã bán
+ Lỗ đối đa = chênh lệch trong phí quyền chọn – chênh lệch trong giá thực hiện của quyền chọn mua với giá trung bình mà nhà đầu tư đã mua và giá thực hiện thấp của quyền chọn mua mà nhà đầu tư đã bán.
+ Lỗ tối đa khi giá của tài sản cơ sở = giá thực hiện quyền chọn mua mà nhà đầu tư đã mua.
Điểm hòa vốn khi lợi nhuận bằng 0
+ F1 + F3 – 2F2 – St + X1= 0
<=> St = – 2F2 + (F1 + F3) + X1
<=> St = – [2F2 – (F1 + F3)] + X1
+ F1 + F3 – 2F2 + X1 – 2X2 + St = 0
<=> St = 2F2 – (F1 + F3 ) + 2X2 – X1
<=> St = 2F2 – (F1 + F3) + X3
Điểm hòa vốn dưới = giá bán quyền chọn mua với giá thực hiện thấp + chênh lệch phí quyền chọn ròng.
Điểm hòa vốn trên = giá bán quyền chọn mua với giá thực hiện cao – chênh lệch phí quyền chọn ròng.
4. Tham khảo các thông tin về chiến lược dàn trải hình cánh bướm:
Như vậy chắc hẳn với các nhà đầu tư thì chiến lược dàn trải hình cánh bướm đã rất quen thuộc vì nó chính là sự kết hợp giữa chiến lược dàn trải giá lên và chiến lược dàn trải giá xuống với mức rủi ro cố định và lợi nhuận được biết trước. Các chiến lược này sử dụng cả 4 quyền chọn mua và quyền chọn bán dẫn đến chiến lược cân bằng thị trường (market neutral strategy) và kiếm được nhiều lợi nhuận nếu tài sản cơ sở không biến động trước ngày đáo hạn.
Phân loại Chiến lược dàn trải hình cánh bướm
Chiến lược dàn trải hình cánh bướm có 4 loại chính, đó là:
1. Chiến lược dàn trải hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua (Long call butterfly)
Liên quan đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau.
Mua 1 quyền chọn mua với giá thực hiện X1 tương đối thấp
Mua 1 quyền chọn mua với giá thực hiện X3 tương đối cao
Bán 2 quyền chọn mua với giá thực hiện X2 (với giá thực hiện trung bình)
Chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở ổn định hoặc biến động nhỏ. Đây là chiến lược giới hạn lỗ và lãi của nhà đầu tư. Tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở.
2. Chiến lược dàn trải hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán (Long put butterfly)
Liên quan đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau:
Mua 1 quyền chọn bán với giá thực hiện X1 tương đối thấp
Mua 1 quyền chọn bán với giá thực hiện X3 tương đối cao
Bán 2 quyền chọn bán với giá thực hiện X2 trung bình
Tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở
Chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở ổn định hoặc biến động nhỏ. Đây là chiến lược giới hạn cả về rủi ro và lợi nhuận.
3. Chiến lược dàn trải hình cánh bướm bằng bán quyền chọn mua (Short call butterfly)
Liên quan đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau:
Bán 1 quyền chọn mua với giá thực hiện X1 tương đối thấp
Mua 2 quyền chọn mua với giá thực hiện X2 với giá thực hiện trung bình
Bán 1 quyền chọn mua với giá thực hiện X3 tương đối cao
Tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở. Ngược với chiến lược Long call Butterfly. Chiến lược Short Call Butterfly được thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá của tài sản cơ sở biến động tăng hoặc giảm mạnh trong tương lai. Đây cũng là chiến lược giới hạn mức lãi và lỗcủa nhà đầu tư.
4. Chiến lược dàn trải hình cánh bướm bằng bán quyền chọn bán (Short put butterfly)
Liên quan đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau:
Bán 1 quyền chọn bán giá thấp X1
Mua 2 quyền chọn bán giá trung bình X2
Bán 1 quyền chọn bán giá cao X3
Tất cả đều có cùng thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở.
Theo như trên ta thấy rằng chiến lược Đầu cơ hình cánh bướm bằng bán quyền chọn mua là mọt trong các mô hình rất thiết thực và có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư trên thực tế. và theo đó cách tính toán các tỉ lệ của hình thức này chúng ta cũng nên lưu ý có kết quả tốt nhất.