Trong tự nhiên, có 3 loại với đặc điểm tính chất khác nhau: đất sét, đất thịt và đất cát. Hiểu được đất nào giữ nước tốt nhất được xem là một vấn đề quan trọng trong nông nghiệp vì nó quyết định một phần khá lớn đến sự phát triển của cây, đồng thời sẽ giúp bạn sử dụng đất trồng trọt phù hợp với loại cây trồng, từ đó cải thiện năng suất trồng trọt.
Mục lục bài viết
1. Đất trồng là gì?
Trước hết cùng làm rõ khái niệm, đặc điểm các loại đất trồng hiện nay:
– Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát là đất thô, hạt cát rời rạc, thô và có sạn. Đất cát có thành phần cơ giới gồm 80 – 100% cát, chỉ 0 – 10% mùn và 0 – 10% sét, các hạt cát có kích thước từ mịn (0,05 mm) đến thô (2 mm).
Đất thoáng khí, dễ thoát nước, dễ cày bừa, tiết kiệm công sức cày bừa và xử lý đất nhanh chóng.
Đất cát là đất dễ thấm nước, nhưng giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn. Đất cát thích hợp trồng được các loại cây có củ như khoai mì, khoai lang, lạc, khoai tây,… Cát trồng cây phi lao (dương liễu) có khả năng che chắn, gió.
– Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Đất sét thích hợp để trồng cây với thành phần cơ giới chứa khoảng 50 – 100% sét, 0 – 45% cát, 0 – 45% mùn. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặt. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguột sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát.
– Đất thịt: Đất thịt hay còn gọi là đất mùn. Đất thịt bao gồm ba thành phần là phù sa, cát và sét. Các thành phần này được trộn với chất hữu cơ, nước và không khí để tạo ra đất thịt. Loại đất thịt phổ biến có tỷ lệ 7-27% đất sét, 28 -50% phù sa và 52% hoặc ít hơn là cát.
Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngã về đất đất cát, có đất thịt nặng thì có tính chất ngã về đất sét. Đất thịt là loại đất tốt nhất để làm vườn. Bất kỳ loại cây nào cũng có thể trồng được trên loại đất này mà không cần quá nhiều công sức cải tạo hoặc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng vào đất. Đối với các loại cây gia vị như ớt, rau thơm, chanh, ớt, hương thảo,… thì khi trồng trên đất thịt sẽ giúp tăng thêm hương vị, mùi thơm.
2. Loại đất nào giữ nước tốt nhất?
2.1. Đặc tính của đất giữ nước tốt:
Đất giữ nước tốt là gì? Đất là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp vì nó là nơi chứa chất dinh dưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ hệ sinh thái thực vật. Khi bắt đầu quá trình trồng cây, tùy vào tính chất của cây mà người ta sẽ lựa chọn loại đất phù hợp với nó. Và hầu hết các loại cây, yếu tố đầu tiên đều ưa đất giữ nước tốt.
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt của đất phụ thuộc vào các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. Như vậy, xếp theo thứ tự giữ nước tốt là: đất sét => đất thịt => đất cát.
Đất sét là loại đất tốt cho cây trồng nhất. Vì khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của nó là tốt nhất. Cụ thể, thành phần trong đất sét có:
– Hạt cát: 0.5 – 2 mm
– Hạt limon: 0.002 – 0.05 mm
– Hạt sét: <0.002 mm</p>
Ta đều biết các hạt có diện tích (hạt là hình cầu nhé) càng nhỏ thì chỗ trống tạo ra giữa các hạt càng bé, kết cấu chặt nên giữ được nhiều nước và chất dinh dưỡng. Thông thường, muốn cải tạo đất, người ta dung hòa cát sét và mùn hữu cơ sẽ thành đất thịt trồng trọt là thích hợp nhất.
2.2. Ưu điểm của đất sét khi trồng cây:
– Giữ được nhiệt độ: một trong những ưu điểm đầu tiên không thể phủ nhận đó là khả năng điều hoà được nhiệt độ của các loại đất giữ nước. Vì nhiệt độ trong đất sét thay đổi chậm so với nhiệt độ không khí nên tính giữ nước của đất góp phần ổn định được nhiệt độ cho cây.
– Đất ít bị xói mòn: Đất sét chứa nhiều keo, một ưu điểm khác của đất này chính là khả năng giữ chất dinh dưỡng, dinh dưỡng hấp thu lớn, ít bị xói mòn bởi tính giữ nước của mình, các chất dinh dưỡng trong đất sẽ khó bị rửa trôi.
– Khả năng tích lũy các chất hữu cơ: ưu điểm nổi bật nhất của loại đất này có lẽ là khả năng tích tụ các chất hữu cơ trong đất. Do có độ phân giải thấp chậm hơn các loại đất khác nên khả năng tích luỹ được nhiều các chất hữu cơ hơn và cao hơn các loại đất khác. Các chất hữu cơ trong đất sét phân giải chậm nên thành phần hữu cơ trong đất được tích lũy nhiều hơn đất cát, giữ phân tốt.
2.3. Nhược điểm của đất sét khi trồng cây:
Ngoài những ưu điểm nổi bật thì bất kể loại đất nào có thể giữ nước tốt cũng sẽ có những nhược điểm nhất định. Là chuyên gia làm nông nghiệp, các bạn sẽ cần phải hiểu rõ những nhược điểm này để có phương pháp canh tác, cải tạo phù hợp hoặc chọn loại giống cây trồng hợp với đất.
– Thoát nước chậm: tính giữ nước của đất mang lại nhiều ưu điểm nhưng đó cũng chính là nhược điểm lớn nhất của loại đất này. Vì cấu trúc chặt, có nhiều hạt nhỏ trong thành phần của đất mà nước từ đất sẽ thoát ra chậm hơn các loại đất khác, khả năng thoát nước, thoáng khí rất kém, dễ gây ngập úng ảnh hưởng đến cây trồng.
– Đất sẽ dễ bị khô và nứt nẻ vào mùa nắng: một nhược điểm khác của đất chính là hay thiếu nước thì đất bị nứt nẻ, bị khô và nứt chân chim khi hạn hán, vào những mùa quá nắng và vào mùa đông do độ pH của đất thấp. Điều này dễ làm đứt rễ cây trong đất, gây chết cây.
– Dễ bị nén chặt: do tính giữ nước lâu nên loại đất này cũng dễ bị nén chặt khiến rễ cây khó phát triển mạnh. Cây trồng khó phát triển tự nhiên trên đất sét và năng suất kém. Cần nhiều công sức và thời gian chăm sóc của bà con nông dân khi canh tác trên loại đất này.
2.4. Đất giữ nước tốt phân bố ở đâu?
Những loại giữ nước tốt này thường tập trung ở một vài khu vực nhất định. Đất giữ nước xuất hiện ở hầu hết mọi tỉnh thành ở nước ta. Tuy nhiên, loại đất này sẽ tập trung khá nhiều ở các vùng đồng bằng hoặc vùng đồi núi, chính là các vùng: Bình Dương, Bình Phước, Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng bằng sông Hồng,….
3. Đất nào phù hợp với các loại cây trồng?
Như đã phân tích ở trên, với những ưu điểm nổi trội của mình, thì đất sét là loại đất phù hợp với các loại cây trồng nhất. Vậy, đất sét nên trồng những loại cây nào? Vấn đề lớn nhất của đất sét là khả năng thoát nước rất kém. Vì thế loại đất này chỉ thích hợp với những loại cây trồng ưa nước như:
– Các loại cây ưa nước: Lúa nước, lúa nếp, sen, súng, rau muống dây.
– Hoa màu: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, đậu ve, cải bẹ.
– Các giống lấy củ: khoai tây, khoai lang, khoai môn, củ cải trắng. củ cải đỏ.
– Các loại cây ăn quả và hoa màu: Rau xanh: cà chua, mướp đắng, bầu, bí, ớt; Cây có múi: cam. quýt, chanh, bưởi…
Tuy nhiên, các bạn cũng có thể trồng những loại cây khác nếu cải tạo đất đúng kỹ thuật, đúng cách. Bên cạnh đó để đạt hiệu quả khi canh tác trên loại đất nặng này cần phải cải thiện hệ thống thoát nước tốt và cải thiện cấu trúc bề mặt đất thường xuyên, như:
– Sử dụng phân ủ hữu cơ vào đất sét.
– Bổ sung vôi bột.
– Tạo luống khi trồng cây giúp đất dễ thoát nước.
– Phủ rơm, cỏ, lá để tăng cường sinh vật có lợi.
– Pha trộn thêm đất cát hoặc đất thịt.
Như vậy, đất phù hợp với các loại cây trồng nhất là: Đất sét.
4. Cách cải tạo đất sét hiệu quả:
Nếu để nguyên bản của đất và trồng cây thì sẽ rất khó cho cây trồng có thể phát triển tốt được trên đất có thể giữ nước tốt. Vì vậy, để chất lượng đất tốt hơn thì người ta chọn hình thức cải tạo đất. Khắc phục những nhược điểm của đất nào giữ nước tốt để giúp cây trồng dễ phát triển hơn. Bạn có thể cải tạo đất sét theo những cách sau:
– Bổ sung thêm các chất hữu cơ cho đất: bước đầu cải tạo đất đó chính là bổ sung các chất hữu cơ cho đất. Bạn có thể bổ sung vào mùa xuân hoặc mùa thu để giúp đất thoáng khí hơn và cải thiện tình trạng thoát nước cho đất.
– Cách tạo luống: khi trồng cây trên đất giữ nước, bạn cần lưu ý về cách tạo luống. Không xới đất nhiều và tạo luống cao.
– Cho giun sinh sống: nghe có vẻ khó tin nhưng một trong những cách cải tạo đất giữ nước hiệu quả đó là cho giun đất sinh sống trong các loại đất này. Bạn sẽ nhận về được kết quả vượt mong chờ.
– Dùng vôi bột: có rất nhiều hộ nông dân làm nông nghiệp đã sử dụng phương pháp vôi bột để cải tạo các loại đất giữ nước. Cách này giúp đất trở nên tơi xốp hơn và tăng khả năng thoát nước của đất, giúp dễ dàng hơn trong quá trình trồng các loại cây
Như vậy, trên đây là những kiến thức nông nghiệp về những loại đất nào giữ nước tốt, đất nào phù hợp với những loại cây trồng nhất? Những ưu điểm và nhược điểm của từng loại đất. Hy vọng bạn sẽ được những kiến thức bổ ích để sử dụng trong học tập và làm việc.