Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống Covid - 19" là gì? Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn ra trên toàn cầu, và nó đã kéo theo quá nhiều thiệt hại, quá nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, cho đời sống của người dân. Vì vậy, việc phát động cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống Covid - 19" không chỉ là phương án tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, hiểu biết về dịch bệnh, cũng là lời cảnh tỉnh cho những hậu quả mà dịch covid-19 để lại. Bộ câu hỏi và đáp án Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống Covid - 19".
Từ tháng 10/2021, Nhà nước đã phát động tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống covid 19”. Việc tổ chức, tham gia cuộc thi này không chỉ là phong trào mà còn thể hiện tình thần trách nhiệm, sự hiểu biết của toàn thể người dân nói chung trước dịch bệnh Covid-19 thời gian qua, cũng không chỉ là những tình huống pháp lý, mà còn là những kiến thức quan trọng về phòng, chống dịch Covid-19. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những câu hỏi và đáp án về cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống covid 19”.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống Covid – 19” là gì?
- 2 2. Thể lệ cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid – 19”:
- 3 3. Tài liệu tham khảo cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật chung tay phòng, chống dịch Covid – 19”:
- 4 4. Câu hỏi và đáp án cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật phòng, chống Covid – 19”:
- 4.1 4.1. Bộ câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19 có đáp án kèm theo:
- 4.2 4.2. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19 Trắc nghiệm – Bộ số 1:
- 4.3 4.3. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19 Trắc nghiệm – Bộ số 2:
- 4.4 4.4. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19 – Phần Tự luận:
1. Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống Covid – 19” là gì?
Ngay sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở nước ta, những thông tin liên quan về các trường hợp bị xử phạt xuất hiện thường xuyên trên báo chí cho thấy còn nhiều vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có nguyên do không nhỏ từ việc người dân chưa hiểu biết đầy đủ về các quy định pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao hiểu biết, từ đó tự giác chấp hành pháp luật là vấn đề luôn được Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội chú trọng, đẩy mạnh tuyên truyền như: ban hành kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đối với các hành vi, nhóm hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch hay xảy ra, gây bức xúc trong dư luận. Đồng thời, thông tin cụ thể về từng hành vi vi phạm phòng, chống dịch và mức xử phạt…
Ngày 13/10 tại Hà Nội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu pháp luật chung tay phòng, chống dịch Covid – 19” trên mạng xã hội VCNet.
Ngày 14/6, UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 1839/UBND-NC về phát động, triển khai cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19” trên địa bàn Thành phố. Đây là cuộc thi trực tuyến cấp thành phố thu hút số lượng người tham gia nhiều nhất từ trước tới nay, trở thành cuộc vận động lớn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn Thủ đô tìm hiểu, chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh tại Hà Nội.
UBND TP tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19” trên website https://timhieuphapluatpccovid-19.hanoi.gov.vn, bắt đầu từ ngày 20/6/2021 và kết thúc vào 24 giờ ngày 1/8/2021. 50 câu hỏi dành cho cuộc thi không chỉ là những tình huống pháp lý mà bất kỳ người dân nào cũng có thể gặp phải, mà còn là những hiểu biết quan trọng về phòng, chống dịch.
Bên cạnh phần thi trắc nghiệm, qua bài viết trong phần thi tự luận, với người dự thi trên 18 tuổi, còn có thể đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội. Còn với người dự thi dưới 18 tuổi, có thể trình bày về thông điệp 5K của Bộ Y tế và cho biết thời gian tới sẽ làm gì để tiếp tục phòng, chống dịch bệnh.
Để việc triển khai cuộc thi được thành công, hiệu quả, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ kế hoạch, thể lệ cuộc thi, tổ chức phát động cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương bằng hình thức phù hợp, bảo đảm biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa cuộc thi, thể lệ, cách thức tham gia dự thi, bộ câu hỏi thi, tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi thi… đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế và bảo đảm biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
TP Hà Nội vận động, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình tích cực hưởng ứng, tham gia cuộc thi. Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức Thành phố tham gia dự thi; xem xét đánh giá ý thức tham gia cuộc thi là một trong những tiêu chí xem xét đánh giá cán bộ, công chức hằng tháng.
2. Thể lệ cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid – 19”:
2.1. Đối tượng thi:
Là công dân Việt Nam từ đủ 12 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội trừ thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo, tổ giúp việc và những bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức Cuộc thi.
2.2. Nội dung thi:
– Nội dung thi gồm các quy định pháp luật liên quan trong phòng, chống dịch COVID-19: Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), văn bản pháp luật quy định về phòng, chống dịch COVID-19, quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch COVID-19; các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thông điệp “5K”,…
– Đề thi gồm 02 phần thi với 21 câu hỏi, cụ thể như sau:
+ Phần thi trắc nghiệm: gồm 20 câu, mỗi câu 01 điểm. Người dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo phần mềm bộ câu hỏi được thiết kế sẵn với thời gian tối đa là 30 phút. Phần thi trắc nghiệm được phần mềm chấm điểm tự động, kết quả phần thi được hiển thị ngay sau khi người dự thi hoàn thành phần thi gồm: Tổng điểm thi trắc nghiệm và thời gian hoàn thành phần thi.
+ Phần thi tự luận: Gồm 01 câu, tối đa 10 điểm. Người dự thi trả lời 01 câu hỏi tự luận bằng hình thức viết bài không quá 1.500 từ.
Thời gian gửi bài tự luận: Ngay sau khi hoàn thành phần thi trắc nghiệm và phần thi tự luận hoặc gửi phần dự thi tự luận sau nhưng phải trước thời hạn 24h00 ngày 01/8/2021 (Người dự thi có thể soạn thảo trực tiếp câu trả lời trên phần mềm cuộc thi hoặc đính kèm bài dự thi được chuẩn bị sẵn dưới hình thức file điện tử theo các định dạng sau: .doc, .docx).
2.3. Hình thức thi:
Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến trên môi trường mạng internet.
– Người dự thi tham gia thi trực tuyến trên website của Cuộc thi: https://timhieuphapluatpccovid-19.hanoi.gov.vn/
– Thiết bị sử dụng: Máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh có kết nối internet.
– Cách thức đăng ký: Mỗi người dự thi chỉ được đăng ký duy nhất 01 tài khoản dự thi bằng Tiếng Việt có dấu bảo đảm thông tin chính xác theo Giấy khai sinh hoặc theo chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Các thông tin đăng ký cụ thể như sau:
+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị cấp Thành phố: Họ và tên, giới tính, ngày-tháng-năm sinh, CMTND/ CCCD/hộ chiếu, đơn vị công tác, điện thoại.
+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan quận, huyện, thị xã: Họ và tên, giới tính, ngày-tháng-năm sinh, CMTND/ CCCD/hộ chiếu, đơn vị công tác, điện thoại
+ Đối với người dân: Họ và tên, giới tính, ngày-tháng-năm sinh, CMTND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ thường trú/ tạm trú, điện thoại
+ Đối với học sinh các Trường trên địa bàn Thành phố: Họ và tên, giới tính, ngày-tháng-năm sinh, CMTND/CCCD/hộ chiếu, quận/huyện/thị xã, tên trường, điện thoại.
Lưu ý: Đối với người dự thi dưới 18 tuổi chưa có căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc không có số điện thoại thì có thể điền số căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc số điện thoại của người thân của mình (ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ; anh, chị ruột).
2.4. Cách thức thi:
a) Đối với bài thi trắc nghiệm:
Sau khi đăng nhập tài khoản, người dự thi trả lời bài thi trắc nghiệm gồm 20 câu được lựa cho ngẫu nhiên trong Bộ Đề thi được thiết kế sẵn. Thời gian làm bài dự thi trắc nghiệm tối đa là 30 phút. Thời gian được tính từ lúc người dự thi bắt đầu thi cho đến khi bấm nút kết thúc nộp bài thi trắc nghiệm.
Trong quá trình thi, người dự thi được tham gia thi thử trắc nghiệm nhiều lần và chỉ được nộp bài để tham gia thi trắc nghiệm chính thức 01 lần.
Hết thời gian theo quy định, hệ thống tự động kết thúc bài thi của thí sinh. Trong quá trình tham gia dự thi, trường hợp do lỗi kỹ thuật, thi sính không làm được hết bài dự thi, thí sinh được đăng ký lại để tham gia dự thi.
b) Đối với bài thi tự luận:
Bài viết không quá 1.500 từ và nộp phần thi tự luận ngay sau khi hoàn thành bài thi trắc nghiệm. Trường hợp nộp sau thời gian thi trắc nghiệm thì điền lại đầy đủ thông tin để lấy kết quả thông tin phần thi trắc nghiệm sau đó nộp bài thi tư luận nhưng phải nộp trước thời hạn 24h00 ngày 01/8/2021
2.5. Thời gian tham gia Cuộc thi:
– Thời gian tham gia dự thi trên hệ thống website của Cuộc thi tại địa chỉ https://timhieuphapluatpccovid-19.hanoi.gov.vn/ bắt đầu từ ngày 20/6/2021.
– Thời điểm kết thúc nhận bài dự thi trên hệ thống website của Cuộc thi tại địa chỉ https://timhieuphapluatpccovid-19.hanoi.gov.vn/ trước 24h00 ngày 01/8/2021.
2.6. Bài thi không hợp lệ:
– Bài dự thi mà thí sinh đăng ký tài khoản không đúng với nội dung thông tin cá nhân hoặc sử dụng các hình thức can thiệp trái phép hệ thống phần mềm trong quá trình dự thi.
– Bài thi có phần thi tự luận quá 1.500 từ, photocopy, sao chép của bài dự thi khác, bài dự thi giống nhau, sử dụng tiếng nước ngoài, nộp quá hạn so với quy định, làm bài không đúng đối tượng.
Lưu ý: Đối với người tham gia dự thi cố ý chia sẻ thông tin của người khác để dự thi, nhờ người khác thi hộ hoặc thi hộ người khác, có hành vi vi phạm về đạo đức, thuần phong, mỹ tục làm ảnh hưởng đến tính nghiêm túc, công bằng, khách quan và an toàn của Cuộc thi thì không được công nhận kết quả thi.
3. Tài liệu tham khảo cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật chung tay phòng, chống dịch Covid – 19”:
Để tạo thuận lợi cho người dự thi trong việc tra cứu thông tin để làm bài thi, Ban Tổ chức giới thiệu đến cho bạn đọc, thi sinh tham gia cuộc thi một số tài liệu tham khảo. Bạn đọc có thể bấm vào tên các tài liệu dưới đây để đọc nội dung chi tiết. Các thông tin, tài liệu mới công bố liên quan đến Cuộc thi được đăng tải hàng tuần trên mạng VCNet tại địa chỉ https://vcnet.vn/contestcovid/newsFeed.html
– Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
– Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
– Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na gây ra.
– Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII.
– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
– Nghị quyết số 128-NQ/CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
– Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.
– Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà.
– Quyết định số 4355/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
– Quyết định số 4377/QĐ-BYT ngày 11/9/2021 của Bộ Y tế về Quyết định Ban hành sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Trạm Y tế lưu động.
– Quyết định số 4800/QĐ-BYT 2021 ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP.
– Bài hát Ghen Cô Vy của Việt Nam “gây bão” trên truyền thông quốc tế.
– Thông tấn xã Việt Nam ra mắt bài hát chống tin giả bằng 15 ngôn ngữ.
– Ra mắt “Vũ điệu 5K” đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
4. Câu hỏi và đáp án cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật phòng, chống Covid – 19”:
4.1. Bộ câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19 có đáp án kèm theo:
Phần I. Câu hỏi phần thi trắc nghiệm
Người dự thi lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu hỏi sau:
Câu 1. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 là đại dịch toàn cầu từ thời điểm nào?
a) Ngày 01/04/2020.
b) Ngày 23/01/2020.
c) Ngày 11/3/2020.
d) Ngày 01/02/2020.
Đáp án: c
Câu 2. Theo Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, đường lây của dịch bệnh COVID-19 là đường nào?
a) Lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
b) Lây truyền qua đường máu từ người sang người.
c) Lây truyền qua đường tiêu hóa từ người sang người.
d) Lây truyền qua đường hô hấp, đường máu và đường tiêu hóa từ người sang người.
Đáp án: a
Câu 3. Người mắc bệnh COVID-19 có triệu trứng lâm sàng nào dưới đây?
a) Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
b) Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện…Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mãn tính.
c) Một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 4. Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
c) Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 5. Những trường hợp nào sau đây phải thực hiện cách ly y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Người mắc bệnh COVID-19, nghi ngờ mắc bệnh COVID-19.
b) Người mang mầm bệnh COVID-19; Người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh COVID-19.
c) Nguời nhập cảnh.
d)Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 6. Theo Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 5/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thì người phải thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải thực hiện cách ly trong thời gian bao nhiêu lâu?
a) Cách ly 07 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
b) Cách ly 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
c) Cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
d) Ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm COVID-19 và tiếp tục thực hiện cách ly y tế tại nhà 7 ngày sau khi kết thúc cách ly tập trung và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ 7 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung).
Đáp án: d
Câu 7. Đối tượng nào dưới đây phải thực hiện cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định COVID-19.
b) Người nhập cảnh .
c) Cùng nhóm: du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp … với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 8. Người cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải tuân thủ những quy định nào dưới đây?
a) Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.
b)Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt…
c) Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 9. Thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú phải thực hiện quy định nào dưới đây khi có người thực hiện cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
b) Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.
c) Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 10.Trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, nếu bản thân có các dấu hiệu ho, sốt, đau họng, khó thở… học sinh cần làm gì?
a) Thông báo với cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm.
b) Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa.
c) Thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 11. Theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các biện pháp nào sau đây được áp dụng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Không tụ tập 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
b) Yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
c) Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 12. Theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ, người dân phải thực hiện những nội dung nào sau đây?
a) Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu.
b) Thực hiện nghiêm giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.
c) Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 13. Chế phẩm nào trong số các chế phẩm sau đây có thể được dùng để khử khuẩn bề mặt để phòng tránh dịch bệnh COVID-19?
a) Chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn.
b) Pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước.
c) Dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha hoặc Cồn 70%.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 14. Đối với dịch bệnh COVID-19 thì khoảng cách tiếp xúc nào sau đây được xác định là tiếp xúc gần?
a) Tiếp xúc ngoài vòng bán kính 2m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
b) Tiếp xúc trong vòng bán kính 2 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
c) Tiếp xúc trong vòng bán kính 3 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19;
d) Tiếp xúc trong vòng bán kính 4 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
Câu 15. Người sống trong hộ gia đình phải thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân nào sau đây để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
b) Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
c) Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết; hạn chế tụ tập đông người; không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 16. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Tổ trưởng dân phố/Trưởng thôn có trách nhiệm nào sau đây?
a) Hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân và các biện pháp phòng, chống dịch tại hộ gia đình.
b) Yêu cầu chủ hộ gia đình thực hiện nghiêm việc khai báo tạm trú, tạm vắng khi có khách đến lưu trú.
c) Phối hợp với các cơ quan y tế, chính quyền cơ sở, công an sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19; kiểm tra, theo dõi, giám sát những người phải cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú, những người có biểu hiện sốt, ho, khó thở trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người dân.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 17. Nội dung Thông điệp “5K” của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 là gì?
a) Khẩu trang – Khử khuẩn – Không tụ tập – Khai báo y tế – Khoảng cách.
b) Khẩu trang – Không ra khỏi nhà – Không tụ tập – Khai báo y tế – Khoảng cách.
c) Khẩu trang – Khử khuẩn – Không hút thuốc – Khai báo y tế – Khoảng cách.
d) Khẩu trang – Khử khuẩn – Không tụ tập – Không đến nơi đông người – Khoảng cách.
Đáp án: d
Câu 18. Hãy chọn phương án rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Rửa tay nhiều lần trong ngày.
b) Rửa tay trước khi đeo khẩu trang và sau khi tháo khẩu trang.
c) Trước các bữa ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 19. Trong Thông điệp 5K của Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bạn sử dụng khẩu trang y tế khi nào?
a) Khi đi ra khỏi nhà.
b) Khi đi làm tại công sở.
c) Khi đi đến các cơ sở y tế; khu cách ly.
d) Khi đến siêu thị.
Đáp án: a
Câu 20. Ứng dụng BLUEZONE có thể cài đặt trên điện thoại thông minh để thực hiện nội dung nào sau đây?
a) Sử dụng truy vết trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
b) Khai báo y tế.
c) Phản ánh thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19.
d) Tất cả các phương án trên đều đúng.
Đáp án: d
Câu 21. Việc khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bao gồm những nội dung gì?
a) Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
b) Vệ sinh các bề mặt, vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
c) Giữ vệ sinh, lau rửa và để cửa nhà thông thoáng.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 22. Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, chi phí khám và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 do ai chi trả?
a) Do người bệnh chi trả.
b) Do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
c) Do người làm lây nhiễm chi trả.
d) Do Nhà nước chi trả (miễn phí).
Đáp án: a
Câu 23. Người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải trả chi phí nào sau đây?
a) Chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung.
b) Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2.
c) Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.
d) Chí phí tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.
Câu 24. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà, người sinh sống trong cùng nhà phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch nào sau đây?
a) Đeo khẩu trang y tế.
b) Đeo khẩu trang vải.
c) Không phải đeo khẩu trang.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: a
Câu 25. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại chung cư được thực hiện theo phương án nào sau đây?
a) Tất cả cư dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi căn hộ của gia đình.
b) Khách khi đến thăm, rời khỏi và làm việc phải đeo khẩu trang ở không gian bên ngoài căn hộ của gia đình.
c) Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động trong chung cư phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 26. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại trường học được thực hiện theo phương án nào sau đây?
a) Người đưa đón trẻ (cha, mẹ, người giám hộ) phải đeo khẩu trang cho mình và cho trẻ khi đưa trẻ đến trường, khi đón trẻ về. Giáo viên, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại trường phải đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về, khi tiếp xúc với khách đến thăm và làm việc, tiếp xúc với người đưa đón trẻ.
b) Người đưa đón học sinh (cha, mẹ, người giám hộ) phải đeo khẩu trang cho mình khi đưa học sinh đến trường, khi đón học sinh về và nhắc nhở học sinh phải đeo khẩu trang. Học sinh phải đeo khẩu trang trong khi đi đến trường và khi ra về. Giáo viên, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại trường phải đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về, khi tiếp xúc với khách đến thăm và làm việc, tiếp xúc với người đưa đón học sinh.
c) Học sinh, sinh viên, học viên phải đeo khẩu trang khi đến trường, khi ra về và khi tiếp xúc với khách đến thăm, làm việc. Giáo viên, giảng viên, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại trường phải đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về và khi tiếp xúc với khách đến thăm, làm việc.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 27. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ, trên phương tiện giao thông công cộng và đối với người điều khiển phương tiện giao hàng hóa được thực hiện theo phương án nào dưới đây?
a) Hành khách khi đến, rời khỏi và trong suốt quá trình chờ đợi, làm thủ tục tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ và trên các phương tiện giao thông công cộng phải đeo khẩu trang.
b) Người điều khiển phương tiện và người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.
c) Người điều khiển phương tiện giao hàng hóa phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khách hàng. Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian làm việc tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ phải đeo khẩu trang.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 28. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch thực hiện theo phương án nào sau đây?
a) Khách hàng khi đến trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
b) Khách hàng khi rời khỏi trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
c) Khách hàng trong suốt thời gian ở trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 29.Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu (bán hàng, sửa chữa,…) thực hiện theo phương án nào sau đây?
a) Người mua hàng khi đến mua bán tại chợ, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu phải đeo khẩu trang.
b) Người mua hàng khi rời khỏi chợ, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu phải đeo khẩu trang.
c) Người mua hàng trong lúc mua bán tại chợ, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu phải đeo khẩu trang.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Đáp án: d
Câu 30. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về mai táng, hỏa táng nào dưới đây bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng?
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh COVID-19.
b) Không xử lý thi hài của người chết do mắc bệnh COVID-19.
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về mai táng theo hình thức mộ tập thể.
d) Tất cả các phương án trên đều đúng.
Đáp án: d
Câu 31. Người trốn khỏi nơi cách ly hoặc không tuân thủ quy định về cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
a) 15 triệu đồng.
b) 20 triệu đồng.
c) 25 triệu đồng.
d) 30 triệu đồng.
Câu 32. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
a) 1 triệu đồng.
b) 2 triệu đồng.
c) 3 triệu đồng.
d) 4 triệu đồng.
Đáp án: a
Câu 33. Người không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
a) 1 triệu đồng.
b) 2 triệu đồng.
c) 3 triệu đồng.
d) 4 triệu đồng.
Câu 34. Người che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
a) 15 triệu đồng.
b) 20 triệu đồng.
c) 25 triệu đồng.
d) 30 triệu đồng.
Câu 35. Cá nhân không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh COVID-19 tại vùng có dịch bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
a) 15 triệu đồng.
b) 20 triệu đồng.
c) 25 triệu đồng.
d) 30 triệu đồng.
Phần II. Câu hỏi phần thi tự luận
(Bài dự thi không quá 1.500 từ)
– Câu hỏi dành cho người từ đủ 18 tuổi trở lên: Anh/chị hãy đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội?
– Câu hỏi dành cho người dưới 18 tuổi: Em hãy làm rõ những nội dung trong thông điệp 5 K của Bộ Y tế. Thời gian tới em sẽ làm gì để tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
4.2. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19 Trắc nghiệm – Bộ số 1:
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Hãy chọn phương án rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
A. Rửa tay nhiều lần trong ngày.
B. Trước các bữa ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm.
C. Rửa tay trước khi đeo khẩu trang và sau khi tháo khẩu trang.
D. Tất cả các phương án đều đúng.
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
B. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
C. Tất cả các phương án đều đúng.
D. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
ĐÁP ÁN: C
Câu hỏi 3: (1 điểm)
Chế phẩm nào trong số các chế phẩm sau đây có thể được dùng để khử khuẩn bề mặt để phòng tránh dịch bệnh COVID-19?
A. Pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước.
B. Chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn.
C. Tất cả các phương án đều đúng.
D. Dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha hoặc Cồn 70%;
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 4: (1 điểm)
Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội gì?
A. Buôn lậu.
B. Tội trốn thuế.
C. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
D. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 5: (1 điểm)
Người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác thuộc trường hợp vi phạm Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
A. 8 năm tù.
B. 12 năm tù.
C. 6 năm tù.
D. 10 năm tù.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Nội dung Thông điệp “5K” của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 là gì?
A. Khẩu trang – Khử khuẩn – Không hút thuốc – Khai báo y tế – Khoảng cách.
B. Khẩu trang – Khử khuẩn – Không tụ tập – Không đến nơi đông người – Khoảng cách.
C. Khẩu trang – Không ra khỏi nhà – Không tụ tập – Khai báo y tế – Khoảng cách.
D. Khẩu trang – Khử khuẩn – Không tụ tập – Khai báo y tế – Khoảng cách.
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 7: (1 điểm)
Việc khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bao gồm những nội dung gì?
A. Giữ vệ sinh, lau rửa và để cửa nhà thông thoáng.
B. Tất cả các phương án đều đúng.
C. Vệ sinh các bề mặt, vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
D. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 8: (1 điểm)
Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ, trên phương tiện giao thông công cộng và đối với người điều khiển phương tiện giao hàng hóa được thực hiện theo phương án nào dưới đây?
A. Người điều khiển phương tiện giao hàng hóa phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khách hàng. Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian làm việc tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ phải đeo khẩu trang.
B. Tất cả các phương án đều đúng.
C. Người điều khiển phương tiện và người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.
D. Hành khách khi đến, rời khỏi và trong suốt quá trình chờ đợi, làm thủ tục tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ và trên các phương tiện giao thông công cộng phải đeo khẩu trang.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 9: (1 điểm)
Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch thực hiện theo phương án nào sau đây?
A. Tất cả các phương án đều đúng.
B. Khách hàng khi đến trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
C. Khách hàng trong suốt thời gian ở trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
D. Khách hàng khi rời khỏi trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
ĐÁP ÁN: C
Câu hỏi 10: (1 điểm)
Người trốn khỏi khu vực cách ly, khu vực phong tỏa hoặc không tuân thủ quy định về cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly hoặc không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thuộc trường hợp vi phạm về Tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
A. 14 năm tù.
B. 15 năm tù.
C. 12 năm tù.
D. 10 năm tù.
ĐÁP ÁN: C
Câu hỏi 11: (1 điểm)
Cá nhân không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
A. 15 triệu đồng.
B. 20 triệu đồng.
C. 30 triệu đồng.
D. 25 triệu đồng.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 12: (1 điểm)
Người che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
30 triệu đồng.
20 triệu đồng.
25 triệu đồng.
15 triệu đồng.
Câu hỏi 13: (1 điểm)
Người cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải tuân thủ những quy định nào dưới đây?
A. Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
B. Tất cả các phương án đều đúng.
C. Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt…
D. Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 14: (1 điểm)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 là đại dịch toàn cầu từ thời điểm nào?
A. Ngày 01/04/2020
B. Ngày 23/01/2020
C. Ngày 01/02/2020
D. Ngày 11/3/2020
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 15: (1 điểm)
Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
A. 50 triệu đồng.
B. 30 triệu đồng.
C. 25 triệu đồng.
D. 40 triệu đồng.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 16: (1 điểm)
Theo Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, đường lây của dịch bệnh COVID-19 là đường nào?
A. Lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
B. Lây truyền qua đường hô hấp, đường máu và đường tiêu hóa từ người sang người.
C. Lây truyền qua đường máu từ người sang người.
D. Lây truyền qua đường tiêu hóa từ người sang người.
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 17: (1 điểm)
Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại chung cư được thực hiện theo phương án nào sau đây?
A. Tất cả cư dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi căn hộ của gia đình.
B. Khách khi đến thăm, rời khỏi và làm việc phải đeo khẩu trang ở không gian bên ngoài căn hộ của gia đình.
C. Tất cả các phương án đều đúng.
D. Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động trong chung cư phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc.
ĐÁP ÁN: C
Câu hỏi 18: (1 điểm)
Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính bị xử lý về Tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
A. 13 năm tù.
B. 11 năm tù.
C. 17 năm tù.
D. 15 năm tù.
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 19: (1 điểm)
Người trốn khỏi nơi cách ly hoặc không tuân thủ quy định về cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
A. 15 triệu đồng.
B. 20 triệu đồng.
C. 25 triệu đồng.
D. 30 triệu đồng.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 20: (1 điểm)
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, chi phí khám và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 do ai chi trả?
A. Do người bệnh chi trả.
B. Do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
C. Do Nhà nước chi trả (miễn phí).
D. Do người làm lây nhiễm chi trả.
ĐÁP ÁN: C
4.3. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19 Trắc nghiệm – Bộ số 2:
Câu hỏi 1 (1 điểm): Việc khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bao gồm những nội dung gì?
A. Tất cả các phương án đều đúng.
B. Giữ vệ sinh, lau rửa và để cửa nhà thông thoáng.
C. Vệ sinh các bề mặt, vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
D. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 2 (1 điểm): Người che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
A. 25 triệu đồng.
B. 20 triệu đồng.
C. 15 triệu đồng.
D. 30 triệu đồng.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 3 (1 điểm): Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 là đại dịch toàn cầu từ thời điểm nào?
A. Ngày 11/3/2020
B. Ngày 23/01/2020
C. Ngày 01/02/2020
D. Ngày 01/04/2020
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 4 (1 điểm): Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19, gây dư luận xấu sẽ bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
A. 7 năm tù.
B. 8 năm tù.
C. 6 năm tù.
D. 5 năm tù.
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 5 (1 điểm): Trong Thông điệp 5K của Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bạn sử dụng khẩu trang y tế khi nào?
A. Khi đến siêu thị.
B. Khi đi làm tại công sở.
C. Khi đi ra khỏi nhà.
D. Khi đi đến các cơ sở y tế; khu cách ly.
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 6 (1 điểm): Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, chi phí khám và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 do ai chi trả?
A. Do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
B. Do người làm lây nhiễm chi trả.
C. Do người bệnh chi trả.
D. Do Nhà nước chi trả (miễn phí)..
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 7 (1 điểm): Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ, trên phương tiện giao thông công cộng và đối với người điều khiển phương tiện giao hàng hóa được thực hiện theo phương án nào dưới đây?
A. Người điều khiển phương tiện giao hàng hóa phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khách hàng. Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian làm việc tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ phải đeo khẩu trang.
B. Hành khách khi đến, rời khỏi và trong suốt quá trình chờ đợi, làm thủ tục tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ và trên các phương tiện giao thông công cộng phải đeo khẩu trang.
C. Tất cả các phương án đều đúng.
D. Người điều khiển phương tiện và người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.
ĐÁP ÁN: C
Câu hỏi 8 (1 điểm): Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà, người sinh sống trong cùng nhà phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch nào sau đây?
A. Đeo khẩu trang y tế.
B. Tất cả các phương án đều đúng.
C. Không phải đeo khẩu trang.
D. Đeo khẩu trang vải.
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 9 (1 điểm): Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại trường học được thực hiện theo phương án nào sau đây?
A. Người đưa đón học sinh (cha, mẹ, người giám hộ) phải đeo khẩu trang cho mình khi đưa học sinh đến trường, khi đón học sinh về và nhắc nhở học sinh phải đeo khẩu trang. Học sinh phải đeo khẩu trang trong khi đi đến trường và khi ra về. Giáo viên, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại trường phải đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về, khi tiếp xúc với khách đến thăm và làm việc, tiếp xúc với người đưa đón học sinh.
B. Tất cả các phương án đều đúng.
C. Người đưa đón trẻ (cha, mẹ, người giám hộ) phải đeo khẩu trang cho mình và cho trẻ khi đưa trẻ đến trường, khi đón trẻ về. Giáo viên, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại trường phải đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về, khi tiếp xúc với khách đến thăm và làm việc, tiếp xúc với người đưa đón trẻ.
D. Học sinh, sinh viên, học viên phải đeo khẩu trang khi đến trường, khi ra về và khi tiếp xúc với khách đến thăm, làm việc. Giáo viên, giảng viên, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại trường phải đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về và khi tiếp xúc với khách đến thăm, làm việc.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 10 (1 điểm): Theo Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 5/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thì người phải thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải thực hiện cách ly trong thời gian bao nhiêu lâu?
A. Cách ly 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
B. Cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
C. Cách ly 07 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
D. Ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm COVID-19 và tiếp tục thực hiện cách ly y tế tại nhà 7 ngày sau khi kết thúc cách ly tập trung và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ 7 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung).
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 11 (1 điểm): Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
A. 4 triệu đồng.
B. 2 triệu đồng.
C. 3 triệu đồng.
D. 1 triệu đồng.
ĐÁP ÁN: C
Câu hỏi 12 (1 điểm): Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Tổ trưởng dân phố/Trưởng thôn có trách nhiệm nào sau đây?
A. Tất cả các phương án đều đúng.
B. Phối hợp với các cơ quan y tế, chính quyền cơ sở, công an sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19; kiểm tra, theo dõi, giám sát những người phải cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú, những người có biểu hiện sốt, ho, khó thở trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người dân.
C. Hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân và các biện pháp phòng, chống dịch tại hộ gia đình.
D. Yêu cầu chủ hộ gia đình thực hiện nghiêm việc khai báo tạm trú, tạm vắng khi có khách đến lưu trú.
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 13 (1 điểm): Người không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
A. 4 triệu đồng.
B. 3 triệu đồng.
C. 2 triệu đồng.
D. 1 triệu đồng.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 14 (1 điểm): Ứng dụng BLUEZONE có thể cài đặt trên điện thoại thông minh để thực hiện nội dung nào sau đây?
A. Tất cả các phương án trên đều đúng.
B. Khai báo y tế.
C. Sử dụng truy vết trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
D. Phản ánh thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 15 (1 điểm): Người trốn khỏi khu vực cách ly, khu vực phong tỏa hoặc không tuân thủ quy định về cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly hoặc không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thuộc trường hợp vi phạm về Tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
A. 14 năm tù.
B. 15 năm tù.
C. 10 năm tù.
D. 12 năm tù.
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 16 (1 điểm): Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử lý về Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
A. 7 năm tù.
B. 5 năm tù.
C. 6 năm tù.
D. 8 năm tù.
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 17 (1 điểm): Người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác thuộc trường hợp vi phạm Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
A. 12 năm tù.
B. 8 năm tù.
C. 10 năm tù.
D. 6 năm tù.
ĐÁP ÁN: A
Câu hỏi 18 (1 điểm): Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch thực hiện theo phương án nào sau đây:
A. Khách hàng trong suốt thời gian ở trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
B. Tất cả các phương án đều đúng.
C. Khách hàng khi đến trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
D. Khách hàng khi rời khỏi trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
ĐÁP ÁN: B
Câu hỏi 19 (1 điểm): Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về mai táng, hỏa táng nào dưới đây bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng?
A. Không xử lý thi hài của người chết do mắc bệnh COVID-19.
B. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh COVID-19.
C. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về mai táng theo hình thức mộ tập thể.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
ĐÁP ÁN: D
Câu hỏi 20 (1 điểm): Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại chung cư được thực hiện theo phương án nào sau đây?
A. Khách khi đến thăm, rời khỏi và làm việc phải đeo khẩu trang ở không gian bên ngoài căn hộ của gia đình.
B. Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động trong chung cư phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc.
C. Tất cả các phương án đều đúng.
D. Tất cả cư dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi căn hộ của gia đình.
ĐÁP ÁN: C
4.4. Đáp án Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19 – Phần Tự luận:
Câu hỏi tự luận:
Anh/chị hãy đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội?
Bài làm:
Nhận thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh bà K chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành những quy định phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế,
“Đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách và sát khuẩn tay là những việc tôi thường làm trước khi bắt đầu công việc buổi sáng. Mặc dù đeo khẩu trang khó chịu, nhưng đây là cách để phòng, chống dịch lây lan cho nên tôi cũng động viên các chị em trong chợ nên chấp hành”. Có thể thấy rõ hơn sự thay đổi trong ý thức phòng bệnh của người dân hiện nay là hầu hết mọi người đã chủ động đeo khẩu trang khi đến những nơi tập trung đông người như chợ, siêu thị hay các điểm giao dịch. Không chỉ tại các chợ, ngay trong cộng đồng dân cư ở các tổ dân phố, phường, xã, những thông tin về dịch Covid-19 đều được cán bộ UBND phường, xã theo dõi và nắm bắt kịp thời; từ đó, chủ động thực hiện các biện pháp tuyên truyền cho người dân phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế.
Thời gian qua, để ứng phó với dịch bệnh Covid-19 Sở Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh, triển khai hàng loạt biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch trong cộng đồng. Trong đó, việc tổ chức giám sát, theo dõi của các tổ giám sát cộng đồng thôn, khu phố, sự kiểm tra sàng lọc của ngành y tế, cách ly những người đến và về địa phương từ vùng dịch hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh được đặt lên hàng đầu. Những khuyến cáo, tuyên truyền để vận động người dân nâng cao ý thức tự giác khai báo y tế để bảo vệ cá nhân và cộng đồng cũng liên tục được tuyên truyền rộng rãi qua nhiều kênh thông tin. Cùng với trách nhiệm và ý thức của mỗi cá nhân, hệ thống chính trị toàn tỉnh đã vào cuộc với quyết tâm chống dịch như chống giặc, hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Với phương án đi từng ngõ, gõ từng nhà, Ngành Y tế huy động mọi nguồn lực nhằm nhanh chóng xác định cụ thể từng trường hợp tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với người bệnh nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch ra cộng đồng. Nhiều cán bộ, nhân viên ngành y tế không quản ngại khó khăn, thức thâu đêm để khoanh vùng, dập dịch, thực hiện nhiều biện pháp dự phòng với quyết tâm cao chiến thắng dịch Covid-19.
Tuy nhiên, tâm lý chủ quan, lơ là vẫn tồn tại ở một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm với những phản ứng bất hợp tác, không chấp hành nghiêm những khuyến cáo của ngành y tế; cố tình vi phạm như khai gian trong hồ sơ khai báo y tế, trốn cách ly, tụ tập đông người,… gây rất nhiều áp lực cho công tác phòng, chống dịch. Đó là một thực tế đáng phải suy ngẫm và lên án. Dịch tái bùng phát với nhiều trường hợp mất dấu F0, công tác phòng, chống dịch của cả nước đang bước sang giai đoạn mới với những diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, cùng với việc thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm, trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch Covid-19 theo các khuyến cáo của Bộ Y tế; có chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể; hạn chế tụ tập nơi đông người; cài đặt ứng dụng Bluezone,… Bên cạnh đó, tại cộng đồng, công tác giám sát, phòng, chống cũng như phát hiện dịch bệnh cần được tuân thủ nghiêm ngặt; nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan đến vùng dịch cần kịp thời báo cho cơ sở y tế gần nhất, tiến hành khoanh vùng khu vực nghi có dịch; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, gây mất an ninh trật tự.