Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài là gì? Liên hệ thực tiễn về đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài? Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài? Giải pháp và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam?
Hiện nay với sự phat triển kinh tế, các nước thì vấn đề tham nhũng trong bộ máy nhà nước cũng xuất hiện rất nhiều trên hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới, trên thế giới xuất hiện “Đạo luật chống tham nhũng” với mục đích để nghiêm cấm và ngăn chặn các trường hợp tham nhũng tại nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài là gì?
Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign Corrupt Practices Act, viết tắt là FCPA.
Phòng chống tham nhũng là vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm, hiện nay đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài đạo luật FCPA là một đạo luật của Mỹ được thông qua vào năm 1977 với đạo luật này nghiêm cấm các công ty và các cá nhân tại Mỹ có hành vi hối lộ cho các tổ chức, cơ quan nước ngoài để thực hiện bất kì thỏa thuận kinh doanh nào.
Đạo luật chống tham nhũng được ban hành theo thống kê thì có tới hơn 400 doanh nghiệp Mỹ theo đó họ thừa nhận đã đưa hối lộ cho các quan chức chính phủ và chính trị gia nước ngoài và đạo luật chống tham nhũng được củng cố vào năm 1998 với những điều khoản bổ sung về chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp và nhà quản lí nước ngoài tiếp tay cho các hành vi tham nhũng khi đang hoạt động kinh doanh trên đất Mỹ.
2. Liên hệ thực tiễn về đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài:
Đạo luật chống tham nhũng không đưa ra một số tiền tối thiểu nào để xử phạt hành vi hối lộ và đạo luật cũng nêu ra các hướng dẫn minh bạch cần thiết về kế toán doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán Mỹ với các doanh nghiệp này sẽ phải thiết lập và vận hành một hệ thống kế toán trong đó kiểm soát chặt chẽ và ghi nhận lại mọi khoản thu chi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó với khái niệm hối lộ chưa thực sự được làm rõ trong đạo luật này ví dụ, đạo luật có sự phân biệt giữa hành vi “hối lộ” và việc thực hiện các khoản tiếp khách được cho là hợp pháp nếu không vi phạm vào các điều luật của đất nước đó.
Đạo luật chống tham nhũng được áp dụng cho các hành vi xảy ra trên toàn thế giới, nhằm ngăn chặn tham nhũng và lạm quyền và với quyền hạn của đạo luật chống tham nhũng bao gồm việc giám sát hành động của các công ty giao dịch công khai cũng như các giám đốc, cán bộ, cổ đông, đại lí và nhân viên của họ. Bên cạnh đó đạo luật chống tham nhũng còn kiểm soát hoạt động của các bên thứ ba như các nhà tư vấn và đối tác trong một liên doanh với công ty. Điều này có nghĩa là việc sử dụng sự ủy quyền để thực hiện hối lộ cũng không thể bao che cho công ty hoặc cá nhân khỏi khả năng phạm tội.
Đạo luật chống tham nhũng lưu giữ một cách chính xác các hồ sơ về tài sản được yêu cầu, để đảm bảo rằng chỉ các giao dịch ủy quyền hợp lệ được thực hiện theo nội dung của ban quản lí công ty và kiểm soát nội bộ cũng phải được đưa ra để đảm bảo với các cơ quan quản lí rằng các giao dịch này sẽ được hạch toán một cách đúng đắn.
Liên hệ thực tiễn:
Hiện nay vẫn còn rất nhiều quốc gia trên thế giới chưa có những bộ luật chống tham nhũng, hối lộ đối với các giao dịch thương mại quốc tế với một số doanh nghiệp Mỹ cho rằng đạo luật FCPA ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của họ, do các doanh nghiệp cạnh tranh ở các nước khác không bị hạn chế bởi những điều luật như thế này. Bên cạnh đó với đạo luật chống tham nhũng ngày càng áp dụng những chế tài xử phạt mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp vi phạm và các doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt đến hai triệu USD, còn các cá nhân thì mức phạt lên đến 100.000 USD và có thể phải chịu án tù.
3. Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài:
Đạo luật phòng chống tham nhũng có thể cũng đề ra các điều khoản về kế toán doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và với các doanh nghiệp này sẽ phải thiết lập và vận hành một hệ thống kế toán trong đó kiểm soát chặt chẽ và ghi nhận lại mọi khoản thu chi của doanh nghiệp. Nhưng với khái niệm hối lộ chưa thực sự được làm rõ trong đạo luật này. Lấy ví dụ, đạo luật có sự phân biệt giữa hành vi hối lộ và việc thực hiện các khoản tiếp khách được cho là hợp pháp nếu không vi phạm vào các điều luật của đất nước đó.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều quốc gia trên thế giới chưa có những bộ luật chống tham nhũng, hối lộ đối với các giao dịch thương mại quốc tế. Một số doanh nghiệp Hoa Kỳ cho rằng đạo luật FCPA ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của họ, do các doanh nghiệp cạnh tranh ở các nước khác không bị hạn chế bởi những điều luật như thế này. Thêm nữa, FCPA ngày càng áp dụng những chế tài xử phạt mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp vi phạm. Các doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt đến hai triệu Đô la Hoa Kỳ, còn các cá nhân thì mức phạt lên đến 100,000 đô la Hoa Kỳ và có thể phải chịu án tù.
Như vậy từ những phân tích ta nhận thấy đạo luật phòng chống tham nhũng đã và đang trở thành mối đe dọa đối với những vụ đi đêm của doanh nghiệp Mỹ với quan chức các nước với các điều khoản của phòng chống tham nhũng bao gồm hai mảng chính cụ thể chống tham nhũng và thực hiện minh bạch sổ sách giấy tờ. Theo đó, phòng chống tham nhũng nghiêm cấm các công dân và doanh nghiệp Mỹ gợi ý và đưa ra các lời hứa hẹn hoặc thực sự trao bất kỳ thứ gì có giá trị cho quan chức nước ngoài, đảng phái nước ngoài, nhằm giành được hoặc duy trì một lợi ích nào đó.
Đối tượng điều chỉnh của đạo luật phòng chống tham những như chúng ta thấy rất đa dạng không chỉ bao gồm công dân và doanh nghiệp Mỹ mà còn cả những người lưu trú dạng thẻ xanh ở nước này, cũng như bất kỳ công ty nào hoạt động theo luật pháp Mỹ hoặc có địa điểm kinh doanh chính nằm ở Mỹ và kể từ năm 1998, FCPA mở rộng áp dụng cả với công ty nước ngoài, cá nhân nước ngoài có hành vi tham nhũng khi đang ở trong lãnh thổ Mỹ.
Khái niệm quan chức nước ngoài khá rộng, chẳng hạn Bác sĩ tại các bệnh viện công ở nước ngoài, hoặc bất kỳ ai làm việc cho các cơ quan và doanh nghiệp thuộc sở hữu của chính phủ nước ngoài hay do chính phủ nước ngoài quản lý, điều hành. Ngay cả nhân viên của các tổ chức quốc tế như LHQ cũng được FCPA coi là quan chức nước ngoài.
4. Giải pháp và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam:
Để nâng cao hiệu quả công tác PCTN trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng.
Chỉ có nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng mới bảo đảm cho cán bộ, đảng viên xác định đúng mục tiêu, lý tưởng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Thực hiện giáo dục liêm chính, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng.
Hai là, coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Có thấm nhuần đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội. Chính phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là sức “đề kháng” mạnh mẽ chống lại mọi suy thoái, biến chất.
Ba là, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, kết hợp hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Năm là, phát huy vai trò tích cực của báo chí, truyền thông, kiểm soát, quản lý tốt các hoạt động báo chí, xuất bản, internet và mạng xã hội.