Hiện nay hệ thống ngân hàng được mở tại nước ta ngày càng nhiều. Bên cạnh các ngân hàng (doanh nghiệp) tư nhân, còn có hệ thống ngân hàng Nhà nướ. Dưới đây là bài phân tích về danh sách ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước 2023 và Big4.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm ngân hàng Nhà nước và phân loại ngân hàng Nhà nước:
– Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) là ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ Việt Nam, là cơ quan chịu trách nhiệm phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ cũng như tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho chính phủ Việt Nam.
Như vậy, xét từ khái niệm nêu trên, có thể hiểu, ngân hàng Nhà nước là hệ thống các ngân hàng trực thuộc chính phủ Việt Nam, là cơ quan chịu trách nhiệm phát hiện tiền tệ tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý của Chính phủ Việt Nam, nằm trong khung quản lý của Nhà nước và phải chấp hành theo những điều lệ riêng do Nhà nước đề ra.
Ngân hàng Nhà nước khác với ngân hàng tư nhân. Nếu ngân hàng tư nhân do các doanh nghiệp làm chủ thì ngân hàng Nhà nước lại chịu sự quản lý, giám sát và vận hành của cơ quan Nhà nước.
– Hiện nay, ngân hàng Nhà nước được phân thành các loại ngân hàng như sau:
+ Ngân hàng thương mại Quốc doanh
Ngân hàng thương mại quốc doanh là ngân hàng thương mại được mở bằng 100% nguồn vốn từ ngân sách của nhà nước. Tức loại ngân hàng này được thành lập và vận hành bằng toàn bộ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, không có bất kỳ sự góp vốn là cơ quan, doanh nghiệp hay bộ phận ngoài Nhà nước nào.
Ngân hàng thương mại quốc danh vận hành dựa trên cơ sở duy trì hệ thống điều lệ mà Nhà nước đưa ra. Vốn, lãi của loại ngân hàng này thường được tính theo mức lãi suất chung mà pháp luật quy định. Ngoài ra, nhằm mục đích nâng cao tính hội nhập kinh thế và thu hút nguồn vốn thì các ngân hàng thương mại Quốc doanh bắt đầu ban hành nhiều hình thức như: Phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng nhằm nâng cao nguồn vốn ban đầu
+ Ngân hàng chính sách.
Ngân hàng chính sách được hiểu là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Hay hiểu một cách đơn giản, Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khác với ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng là 0%; Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50%
Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50% là loại ngân hàng được thành lập dưới sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân hoặc công ty theo cổ phần, mà tại đó, vốn góp của Nhà nước là trên 50%. Với vốn góp trên 50% là của Nhà nước, loại hình ngân hàng này vẫn được xét vào hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước.
Trên đây là ba loại ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật. Bản chất của các loại ngân hàng này là nguồn vốn góp của nhà nước (hoàn toàn hoặc trên 50%); hoặc sự vận hành của ngân hàng nhằm mục đích phát triển an sinh xã hội. Các loại ngân hàng này nằm dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước; chịu sự chi phối sát xao của hệ thống pháp luật Việt Nam, cơ chế vận hành do Nhà nước đưa ra.
2. Danh sách ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước 2023 và Big4:
2.1. Danh sách ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước 2023:
– Danh sách các ngân hàng Quốc doanh:
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 2007, Agribank cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
+ Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank) là ngân hàng với vốn 100% Nhà nước. GP bank được thành lập từ năm 1993, tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Ninh Bình, Đến ngày 7/7/2015, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu
+Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB Bank) là Ngân hàng Nhà nước được hỗ trợ toàn diện của Vietcombank về quản trị, công nghệ, khách hàng, thanh khoản.
+ Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank)
– Danh sách các Ngân hàng chính sách:
+Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) là Ngân hàng phục vụ người nghèo; ra đời nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại với hoạt động là phi lợi nhuận.
+ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là công cụ của Chính phủ, thực hiện các giải pháp của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ổn định và an toàn.
– Danh sách các Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50%:
+ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, ngân hàng BIDV hiện đang thuộc Top 30 các ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí The Banker.
+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng có số vốn thuộc nhà nước hơn 50%; là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá và thu hút vốn đầu tư.
+ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Trên đây là hệ thống danh sách ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam. Tùy thuộc vào nguồn vốn, mục đích vận hành mà các loại ngân hàng này được phân vào từng khung nhóm khác nhau.
2.2. Big4 ngân hàng Nhà nước 2023:
Hiện nay, ta thường nghe nhắc đến Big4 ngân hàng Nhà nước. Thực tế, Big4 ngân hàng là thuật ngữ riêng, dùng để chỉ 4 doanh nghiệp (ngân hàng) lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Nhà nước hiện nay.
Như nội dung phân tích ở trên, ở từng loại ngân hàng Nhà nước sẽ có các hệ thống ngân hàng khác nhau. Xét trong hệ thống ngân hàng này, sẽ có 4 ngân hàng lớn nhất.
Theo thống kê, Big4 ngân hàng Nhà nước 2023 là:
+ Agribank – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ BIDV – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
+ Vietinbank – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
+ Vietcombank – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Có thể thấy, big4 ngân hàng Nhà nước Việt Nam là những ngân hàng thương mại của Nhà Nước với lượng tổng tài sản khổng lồ, quy mô hoạt động lớn, ứng dụng được người dân tin tưởng và lựa chọn cao. Hay nói cách khác, những nội dung này chính là tiêu chí để xét duyệt, bình chọn Big4 ngân hàng Nhà nước hiện nay.
3. Ưu điểm của Big4 ngân hàng so với các ngân hàng khác:
Big4 ngân hàng là những ngân hàng lớn, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tại nước ta. Để được xét duyệt vào Big4 ngân hàng, thì các ngân hàng này phải đảm đương được những giá trị tiêu chuẩn xét duyệt tương đối, cả về số lượng tài sản để chất lượng hoạt động, phục vụ người dân.
Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nhu cầu tài chính cũng như nền tảng tài chính của người dân ngày một lớn. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất cao. Vậy nên, có thể khẳng định, Big4 ngân hàng sẽ có những ưu điểm nổi trội hơn so với các ngân hàng khác. Cụ thể như sau:
– Big4 ngân hàng là những ngân hàng được thành lập lâu năm, với thời gian vận hành tương đối lớn. Với thời gian dài vận hành và hoạt động, 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất này đã có cho mình những nguồn khách hàng thân thiết. Đây chính là nguồn tài nguyên đặc biệt nhất cho sự thúc đẩy của ngân hàng.
– Ngoài uy tín và chất lượng phục vụ khách hàng tốt, Big4 ngân hàng còn có nguồn vốn dồi dào (tức ước tính tài sản được thống kê lớn). Tài sản ròng của các ngân hàng là một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh của ngân hàng cũng như sức mạnh của nó.
– Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ như ngày nay, tính đột phá và thích ứng linh hoạt, ứng dụng cao cũng chính là một trong những ưu điểm mà Big4 ngân hàng mang đến.
Chính dựa vào những ưu điểm nêu trên. các ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam này mới được xét vào Big4.