"Danh mục đầu tư bằng 0" là thuật ngữ không còn xa lạ ở thời điểm hiện tại, có thể hiểu rằng danh mục đầu tư bằng 0 không bắt buộc nhà đầu tư phải nắm giữ cổ phần trong danh mục đầu tư đó. Một danh mục đầu tư bao gồm nhiều tài sản (hay dự án đầu tư hay công cụ tài chính) khác nhau. Vậy danh mục đầu tư bằng 0 là gì? Đặc điểm và các lưu ý đầu tư như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Danh mục đầu tư bằng 0 là gì?
Khái niệm danh mục đầu tư bằng 0 được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là đầu tư, trong tiếng anh danh mục đầu tư này còn được gọi là Zero-investment portfolio, chúng được chia thành các loại, trong đó điển hình là: giá trị hiện tại ròng, đây là sự chênh lệch giữa giá trị của dòng tiền vào và dòng tiền ra. Gía trị này được xây dựng dựa trên ý tưởng tiền ở thời điểm hiện tại giá trị cao hơn tiền trong tương lai – nguyên nhân rất có khả năng do lạm phát kèm với các khoản đầu tư khác thực hiện trong thời gian nhất định. Nói một cách dễ hiểu, thì một số tiền nào đó thu về trong tương lai có giá trị thấp hơn số tiền kiếm được ở hiện tại. Danh mục đầu tư bằng 0 còn được hiểu là một danh mục đầu tư tập hợp các khoản đầu tư có giá trị ròng bằng 0, và do đó không bắt buộc nhà đầu tư phải nắm giữ cổ phần trong danh mục đầu tư. Khái niệm danh mục đầu tư được nhắc đến ở đây đó là tổng hợp đầu tư nguồn vốn vào những công cụ tài chính tương ứng hoặc tùy theo các chiến lược rủi ro. Mục đích cốt lõi của danh mục đàu tư được nói đến đó là thực hiện các chiến lược đồng thời thu về kết quả đầu tư có lợi nhất. Giá trị hiện tại ròng được đề cập trong danh mục đầu tư bằng 0 bộc lộ rõ mức chênh lệch giữa khoản thu nhập thực tế và khoản thu mong đợi của một dự án đầu tư rõ nét thế nào. Giả sử giá trị này đang ở mức cao thì khi đó dự án được đánh giá là có hiệu quả, tương ứng sẽ là đầu tư có giá trị hiện tại ròng hình thành nên đạt đến mức tối đa. Vì lý do đó nên:
Giả sử giá trị hiện tại ròng lớn hơn 0 thì khi đó dự án đầu tư có thể sẽ được thông qua. Nguyên nhân do lượng tiền tiền thu về chắc chắn lớn hơn mức vốn ban đầu bỏ ra. Một trường hợp khác nếu giá trị hiện tại ròng bằng 0 thì khi đó số tiền thu về đang ở mức bằng với lượng vốn bỏ ra ban đầu, hay còn gọi là đang ở mức hòa vốn, theo đó, dự án có khả năng đươc thông qua hoặc không được thông qua tùy thuộc vào tỷ suất chiết khấu ban đầu đưa ra ở mức báo động hoặc an toàn. Trường hợp cuối cùng nếu giá trị hiện tại ròng nhỏ hơn 0 thì khi đó dự án đầu tư sẽ không cần phải thông qua.
2. Đặc điểm của danh mục đầu tư bằng 0:
Một danh mục đầu tư bằng 0 không đòi hỏi chủ danh mục phải thực sự có vốn sở hữu. Tuy nhiên các danh mục đầu tư như vậy là một đề tài rất đáng quan tâm đối với các học giả nghiên cứu tài chính. Một chiến lược đầu tư thực sự với chi phí bằng 0 là không thể đạt được vì nhiều lí do. Đầu tiên, khi một nhà đầu tư mượn cổ phiếu từ một nhà môi giới để bán cổ phiếu và lấy lãi từ sự sụt giảm của nó, họ phải sử dụng phần lớn số tiền thu được làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Tại Mỹ, việc bán khống được quy định do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) thực hiện, sao cho các nhà đầu tư không thể duy trì sự cân bằng giữa các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản đầu tư dài hạn. Cuối cùng, mua và bán chứng khoán đòi hỏi các nhà đầu tư phải trả tiền hoa hồng cho các nhà môi giới, điều này làm tăng chi phí cho nhà đầu tư, do đó, một danh mục đầu tư bằng 0 vẫn phải bao gồm vốn của chủ danh mục đầu tư đó.
Lí thuyết danh mục đầu tư là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất đối với sinh viên và những người hành nghề tài chính và đầu tư. Kiến thức cơ bản nhất về đầu tư của lí thuyết danh mục đầu tư là: một nhóm cổ phiếu có thể mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận điều chỉnh rủi ro tốt hơn so với một khoản đầu tư cá nhân. Mặc dù vậy, đối với hầu hết những thị trường thực tế, việc đa dạng hóa tài sản là không loại bỏ được những rủi ro một cách hoàn toàn. Tính chất độc đáo của danh mục đầu tư bằng 0 dẫn đến việc nó không có trọng số danh mục đầu tư. Trọng số danh mục đầu tư thường được tính bằng cách chia số tiền của danh mục đầu tư dài hạn cho tổng giá trị của tất cả các khoản đầu tư trong danh mục đầu tư. Bởi vì giá trị ròng của danh mục đầu tư này bằng 0, mẫu số trong phương trình bằng 0 và kết luận là phương trình này vô nghiệm. Một danh mục đầu tư có khả năng đảm bảo lợi nhuận mà không có bất kì rủi ro nào được gọi là cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, và lí thuyết tài chính học thuật thường cho rằng tình huống như vậy không thể xảy ra trong thế giới thực. Danh mục đầu tư bằng 0 thực sự sẽ được coi là cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, nếu tỉ lệ hoàn vốn của danh mục này kiếm được bằng hoặc lớn hơn tỉ lệ hoàn vốn không rủi ro, chúng thường được coi là tỉ lệ của một nhà đầu tư có khả năng tạo ra được được từ trái phiếu chính phủ Mỹ.
3. Các lưu ý đầu tư đối với danh mục đầu tư bằng 0:
Trong phần này chúng ta xem xét chiến lược đầu tư đa dạng hoá nhằm cắt giảm rủi ro. Phương châm ở đây dựa vào câu phương châm không nên gom tất cả mọi thứ vào môt nơi. Cụm từ đa dạng hóa danh mục đầu tư được xem là cách thức hữu hiệu để nhằm cắt giảm rủi ro ở đây được hiểu là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, nhờ thế mà sự biến thiên trong giảm lợi nhuận đối với chứng khoán này rất có khả năng sẽ được bù đắp bởi sự thay đổi khi tăng lợi nhuận của chứng khoán kia. Ngoài ra, người ta còn đa dạng hóa nhằm cắt giảm rủi ro bằng cách đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc tế thay vì chỉ tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán trong phạm vi một quốc gia.
Đối với việc tạo dựng nên danh mục đầu tư không có biến động hay sự biến đổi thì các nhà đầu tư nên tạo dựng cho mình các chiến lược mang tính lâu dài, và thống nhất trong suốt quá trình đầu tư, đồng thời giữ nguyên đối tượng. Trừ trường hợp chứng khoán nhà đầu tư đang theo đuổi bị rớt giá mạnh, do các tác động của thị trường hoặc các vấn đề riêng mà không có khả năng vực lại thì nhà đầu tư mới nên chuyển hướng. Khi mà chiến lược tạo dựng nên danh mục đầu tư giữ nguyên thì khi đó nhà đầu tư phải nhanh chóng tái cân bằng danh mục, công việc này sẽ được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo tỷ trọng đối với mỗi loại tài sản liên quan. Nói một cách ngắn ngọn thì tạo dựng, phát triển những danh mục đầu tư không thay đổi sẽ tạo cho những nhà đầu tư sở hữu được những nguồn vốn có sẵn một cách lâu dài và hiệu quả, giúp đảm bảo an toàn đồng thời hạn chế rủi ro một cách tối ưu.
Đối với việc xây dựng danh mục đầu tư mang tính chiến lược thì cần xây dựng những mục tiêu mang tính dài hạn và an toàn hơn, nhằm tránh những rủi ro không đáng có trong cả quá trình. Các dự án đầu tư lâu dài chứ không chính là cách đầu tư sinh lời an toàn và đem lại hiệu quả tối đa. Đây là lý do vì sao cần thiết phải xây dựng các mục tiêu chiến lược trong việc đầu tư phát triển đối với những danh mục chứng khoán. Việc xác định và nắm được khoản lợi nhuận này thì chúng sẽ ảnh hưởng nhiều vào những rủi ro có thể xảy ra đồng thời nắm được xác suất khi những đầu tư trong khoảng nào sẽ chịu được rủi ro. Bên cạnh các phương pháp nêu trên thì phương pháp quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn cũng rất được quan tâm, nó đem đến lợi nhuận lớn với tốc độ nhanh chóng. Theo đóm những nhà đầu tư từ việc mua vào – bán ra sẽ được hưởng lợi nhuận, đặc biệt với những loại chứng khoán có sự tăng hay giảm không bình thường. Khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư có khả năng sẽ có được sẽ phụ thuộc nhiều vào giá trị cũng như tình hình biến động của thị trường.
Tuy vậy để có thể thành công trong các mục tiêu ngắn hạn, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cực kỳ nhanh lẹ, khôn ngoan trong việc nắm bắt đúng xu hướng biến động của thị trường tài chính.