Mỗi chúng ta cần luôn luôn nhắc nhở bản thân mình vượt qua sự lười biếng để hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống. Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự lười biếng hay nhất, dưới đây là một số mẫu mời bạn đõ tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự lười biếng hay nhất:
Người xưa có câu “Cuộc đời dài chẳng đầy gang. Ai hay ngủ ngày còn lại nửa gang” để phê phán những người lười biếng. Không biết cố gắng vươn lên để đi bằng chính đôi chân của mình mà lại luôn tìm cách ỉ lại, hay dựa dẫm vào người khác.
Mỗi người chúng ta ai cũng có những ước mơ hoài bão, với khát vọng của mình. Nếu mỗi ngày chúng ta chăm chỉ, kiên trì với con đường mình đi thì nhất định sẽ có một ngày chúng ta được hưởng hoa thơm trái ngọt, gặt hái được thành công mong muốn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, khi chúng ta lười biếng sẽ không bao giờ có gì tốt đẹp, có thể ban đầu khi chúng ta còn chỗ dựa là cha mẹ bao bọc thì mọi chuyện vẫn tốt nhưng khi ba mẹ già yếu thì sự lười biếng sẽ giết chết chúng ta, khiến chúng ta không thể nào sống được trong cuộc sống này.
Sự lười biếng chính là một thói hư tật xấu giết chết con người. Sự lười biếng lâu ngày đã tạo thành một căn bệnh nan y vô cùng khó chữa trị. Nó ăn mòn sự sáng tạo, năng động của mỗi con người. Nó biếnchúng ta trở thành một cây tầm gửi đúng nghĩa chỉ muốn sống dựa dẫm vào cây mẹ, hút nhựa sống từ người khác để nuôi dưỡng mình mà chẳng muốn tự mình tìm kiếm nguồn sống.
Người xưa có câu rằng “Cần cù bù thông minh” có người không thông minh nhưng siêng năng, chăm chỉ làm việc, học hỏi, nghiên cứu, suy ngẫm… thì họ vẫn có thể đạt được kết quả tốt đẹp, thành công trong cuộc sống. Nhưng những người lười biếng thì mãi mãi không có kết quả tốt mà mình muốn.
Trong cuộc sống chúng ta cần phải loại bỏ thói quen lười biếng ra khỏi cuộc sống của mình, nếu không muốn tương lai của mình là một người chẳng thể làm được gì, không bao giờ chạm tay vào đỉnh vinh quang của sự thành công của đời người.
2. Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự lười biếng ấn tượng:
“Cần cù bù thông minh” là câu nói dân gian minh chứng về tầm quan trọng của sự chăm chỉ, cần mẫn trong công việc và học tập. Tuy nhiên, sự lười biếng vẫn còn hiện hữu ở rất nhiều cá nhân và gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta.
Sự lười biếng được định nghĩa là trạng thái lười hoạt động và không có chí tiến thủ, không cố gắng và không hành động. Đây chính là một trạng thái thụ động và cứ để mọi thứ diễn ra theo ý muốn của nó, sống không có động lực và trách nhiệm với mọi người xung quanh và ngay cả bản thân của người đó.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự lười biếng nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do chính bản thân người đó. Con người có hai phần đó là phần “con” và phần “người”, và khi phần “con” nó lấn át phần “người”, người đó có xu hướng chỉ thích hưởng thụ nhưng lại không muốn làm việc. Khi đó, con người bắt đầu trốn tránh và không muốn bắt tay vào làm những công việc cần làm. Tuy cù chẳng ai thích phải làm việc khi đang nằm trong chăn ấm, nhưng những người có quyết tâm sẽ khống chế được sự lười biếng phần con trong cơ thể để thực hiện công việc cần làm, trong khi những người lười biếng lại sẽ tiếp tục nằm ngủ. họ chấp nhận những hậu quả không mong muốn như lười học nên bị điểm kém trong bài kiểm tra.
Một nguyên nhân khác gây ra sự lười biếng trong con người là do sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật hiện đại. Máy móc hiện đại ngày nay cũng đã giúp con người giảm bớt hoạt động về cả tay chân lẫn trí óc. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc cũng đang dần dần khiến con người trở nên lười biếng và giảm đi sự linh hoạt. Điều này đòi hỏi mỗi người phải hoàn thiện bản thân để sử dụng máy móc một cách thông minh và hiệu quả. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào máy móc vì nó sẽ khiến con người trở nên ngày càng thụ động. Sự phát triển của các thiết bị công nghệ cùng với Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người, đặc biệt là các bạn học sinh, khi họ bị lôi cuốn vào việc lướt mạng và chơi game trên điện thoại hoặc máy tính thay vì ngồi học bài. Thói quen này có thể trở thành một thói quen không tốt và nếu như không được kiểm soát và sửa đổi thì sẽ ngày càng khiến chúng ta lười biếng hơn.
Mỗi người chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng về tác hại của lười biếng và cần có những biện pháp cụ thể để kiểm soát nó. Để đạt được điều này, chúng ta cần lập kế hoạch và tuân thủ nghiêm ngặt theo kế hoạch, đồng thời giữ ý chí và quyết tâm cao độ. Hãy luôn nhớ rằng có câu nói “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
3. Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự lười biếng chọn lọc:
Từ thời xa xưa, câu nói “Cần cù bù thông minh” đã được ông cha ta truyền lại để tôn vinh phẩm chất chăm chỉ, sự cần mẫn trong học tập và công việc. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay vẫn luôn có sự tồn tại của sự lười biếng. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ sự lười biếng là gì? Đó là trạng thái lười hoạt động và có sự kháng cự việc phải làm gì đó trong nội tâm khiến ta không cố gắng, không hành động. Đó là sự thụ động và để mọi thứ diễn mặc kệ kết quản ra sao.
Nguyên nhân chính của sự lười biếng là do bản thân của mỗi con người. Trong mỗi người chúng ta luôn có phần “con” và phần “người”. Những người để phần “con” chiếm ưu thế thì người ta sẽ có xu hướng chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc nhưng vẫn muốn ngồi mát ăn bát vàng. Tuy nhiên, những người có quyết tâm với bản thân sẽ khống chế được sự lười biếng trong làm việc, học tập. Ngược lại, những người lười biếng sẽ vẫn nằm trong chăn ấm ngồi thảnh thơi và không bận tâm về hậu quả của việc lười làm việc.
Sự phát triển của xã hội và khoa học kĩ thuật ngày nay dẫn đến sự phát triển của các thiết bị công nghệ, máy móc hiện đại giúp con người giảm bớt việc phải hoạt động nhiều, nhưng cũng có các mặt tối như sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người trở nên lười biếng, trì trệ và giảm đi sự linh hoạt. Ngoài ra, sự phát triển của các thiết bị công nghệ, Internet hiện đại cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của các bạn học sinh nói riêng. Chúng ta cần chú ý để không bị lôi cuốn bởi các trò chơi điện tử, mạng xã hội khi ngồi vào bàn học để tránh việc trì hoãn, mất tập trung trong học tập.
Để đạt được thành công cũng như là để đáp ứng được các mục tiêu trong cuộc sống, chúng ta cần nhận thức càng sớm càng tốt các tác hại của sự lười biếng và cần có những biện pháp kỷ luật với bản thân để hạn chế việc lười biếng cũng như trì hoãn trong công việc. Điều này bao gồm việc tự lập thời gian biểu cho bản thân, luyện tập sự tập trung rèn luyện khả năng tự làm hay suy nghĩ độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chúng ta phải có quyết tâm cao độ để loại bỏ sự lười biếng của bản thân và tạo động lực biến ước mơ thành hiện thực. Mặc dù lười biếng đôi khi không thể tránh khỏi trong mỗi chúng ta nhưng nếu để sự lười biếng trở thành thói quen thì nó sẽ gây tổn hại cho sự phát triển của bản thân chúng ta và dẫn đến hậu quả không tốt cho cuộc sống sau này để trở thành một người có ích cho xã hội.