Trong bối cảnh chính trị cũng như ngoại giao hiện nay, đặc phái viên không phải chỉ xuất hiện trong lĩnh vực chính trị, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật,... Vậy đặc phái viên là gì? Những điều chưa biết về đặc phái viên Tổng thống? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Đặc phái viên là gì?
Đặc phái viên được hiểu là người được cử đi làm một nhiệm vụ đặc biệt. Trong quan hệ ngoại giao, chính trị thì đặc phái viên được coi là đại diện của nguyên thủ quốc gia hay của thủ tướng của một quốc gia, dân tộc được cử đến một quốc gia, dân tộc khác để thực hiện nhiệm vụ trong quan hệ với nước ấy.
Đặc phái viên là một viên chức cao cấp, ví dụ như là Bộ trưởng, đại sứ hay viên chức cấp tương đương. Nhưng ở các lĩnh vực khác nhau thì đặc phái viên có thể là người hoặc một nhóm người, ngoài các lĩnh vực ngoại giao chính trị thì đặc phái viên còn xuất hiện trong lĩnh vực văn hóa,…
2. Đặc phái viên tổng thống là gì?
Như trên phân tích, có thể thấy đặc phái viên tổng thống là người đại diện cho chính Tổng thống của đất nước đó, như một phát ngôn đại diện để nói về những vấn đề quan trọng của một quốc gia khi tham gia quan hệ ngoại giao đến một quốc gia khác.
Vào ngày 21/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã bổ nhiệm nhóm nhạc BTS – nhóm nhạc nổi tiếng toàn thế giới và có thành tích đáng ngưỡng mộ làm “Đặc phái viên của Tổng thống cho thế hệ tương lai và văn hóa”. Và với tư cách là đặc phái viên của tổng thống, các thành viên của nhóm BTS dự kiến tham dự nhiều hội nghị quốc tế lớn, trong đó có kỳ họp lần thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới.
Trên cương vị là đặc phái viên của tổng thống cho thế hệ tương lai và văn hóa, nhóm BTS sẽ khích lệ tinh thần và truyền đi thông điệp về hy vọng đến người trẻ khắp thế giới. Họ cũng sẽ tham gia nhiều hoạt động khác liên quan các vấn đề môi trường, đói nghèo, bất bình đẳng và tôn trọng sự đa dạng.
Vào ngày 14/9, tại Nhà Xanh, Tổng thống hàn Quốc Moon Jae In đã trao thư bổ nhiệm nhóm nhạc BTS làm đặc phái viên ngoại giao công chúng.
Ngoài đặc phái viên Tổng thống còn có đặc phái viên Thủ tướng. Hiểu một cách đơn giản đặc phái viên Thủ tướng là làm những công việc để giúp cho Thủ tướng trong các lĩnh vực. Theo như chia sẻ của nguyên đặc phái viên Thủ tướng Vũ Khoan: “Các đặc phái viên thường là những người đã nghỉ hưu, hầu như không có ai đang công tác hoặc đương chức mà được cử làm đặc phái viên của Thủ tướng cả. Đặc phái viên của Thủ tướng khác với thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng. Đặc phái viên thì có thể xử lý, quyết định một công việc cụ thể nào đó, còn thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng chủ yếu nghiên cứu, đề xuất chính sách mà thôi”.
Như vậy, các đặc phái viên được Thủ tướng chọn là những người thường đã cao tuổi nhưng còn có sức khỏe, hiểu biết và có uy tín để đảm trách được các công việc cụ thể mà Thủ tướng giao phó.
Nhiệm vụ của đặc phái viên Thủ tướng có thể kể đến ví dụ như: Trong các quy định của nhà nước và các bộ luật hiện hành không có, không quy định chức danh Đặc phái viên của Thủ tướng. Như chia sẻ của đặc phái viên Vũ Khoan, ông cho biết, thời của ông làm Đặc phái viên cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quyền của ông là được xử lý công việc liên quan tới các sự kiện trong năm APEC Việt Nam 2006, đặc biệt là những sự kiện trong tuần lễ cấp cao. Ông cũng là người hỗ trợ Thủ tướng và Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tế xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện cam kết về việc gia nhập WTO; phân giới cắm mốc với Trung Quốc và Campuchia… Các công việc có liên quan đến các vấn đề nêu trên, những đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ tham khảo ý kiến ông Vũ Khoan trước khi trình Thủ tướng…
Và quyền lợi được hưởng khi thực hiện nhiệm vụ, đặc phái viên sẽ được nhận một khoản phụ cấp hàng tháng, có xe đi lại và phòng làm việc.
3. Nhiệm vụ của đặc phái viên:
Khi được bổ nhiệm làm đặc phái viên, họ sẽ có quyền lợi và nhiệm vụ thì đặc phái viên sẽ có những nhiệm vụ xử lý ở các công việc cụ thể:
– Đặc phái viên của Tổng thống chính là người đại diện cho Tổng thống, là phát ngôn của Tổng thống để thực hiện những nhiệm vụ, công vụ được giao ở một nước khác trong nhiệm vụ quan hệ với nước đó
– Đặc phái viên của Thủ tướng là người giúp Thủ tướng xử lý công việc ở những lĩnh vực cụ thể và có chức năng, quyền hạn như một người giúp việc bình thường
Là đặc phái viên cũng sẽ có những quyền hạn trong một phạm vi cụ thể, trong đó bao gồm:
– Đặc phái viên thường lựa chọn những người lớn tuổi, có đầy đủ sức khỏe, chuyên môn, kiến thức và có uy tín để đảm nhận các công việc được giao
– Quyền hạn ví dụ là đặc phái viên của Thủ tướng không được huy động công an, quân đội hỗ trợ và cũng không được các chế độ VIP
– Đặc phái viên có nhiệm vụ xử lý, quyết định một công việc cụ thể được giao.
4. Những đặc quyền của đặc phái viên Tổng thống được hưởng:
Khi được bổ nhiệm làm đặc phái viên, ngoài nhiệm vụ được giao thì bên cạnh đó đặc phái viên cũng sẽ được hưởng những quyền lợi và đặc quyền nhất định. Cụ thể, ở Hàn Quốc khi được bổ nhiệm làm đặc phái viên, BTS sẽ được hưởng những đặc quyền mà người bình thường không có:
BTS được biết đến là nhóm nhạc nam nổi tiếng của Hàn Quốc, thành lập năm 2010 và ra mắt năm 2013 bởi Big Hit Entertainment. Nhóm nhạc BTS gồm có các thành viên như: Jin, Suga, J-Hope, RM, Jimin, V và JungKook. Đến nay, BTS đã giành được nhiều giải thưởng và danh hiệu lớn.
Ngoài thư bổ nhiệm và những chiếc bút máy kỷ niệm, mỗi thành viên của BTS đều nhận được một hộ chiếu ngoại giao. Với hộ chiếu ngoại giao này, người sở hữu sẽ có những lợi ích đặc biệt. Ở Hàn Quốc, hỉ một số người nhất định mới có hộ chiếu ngoại giao ở Hàn Quốc, bao gồm Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Tòa án Tối cao, Bộ trưởng Ngoại giao, các cựu Tổng thống và gia đình của họ, các cựu Thủ tướng và gia đình của họ, và công chức do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm.
Các đặc phái viên như BTS cũng có thể nhận hộ chiếu ngoại giao theo Nghị định thực thi của Đạo luật Hộ chiếu. Với hộ chiếu ngoại giao, BTS được miễn thị thực từ 199 quốc gia, đồng nghĩa với việc các thành viên sẽ có thể nhập cảnh vào các quốc gia đó mà không cần thị thực.
Bên cạnh việc ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ ngoại giao, các thành viên có thể sử dụng hộ chiếu cá nhân của họ cho các kỳ nghỉ, chuyến du lịch và các sự kiện phi ngoại giao khác, chẳng hạn như các chương trình trao giải ở nước ngoài.
Các quyền lợi kèm theo khi có được tấm hộ chiếu ngoại giao, ví dụ như sẽ được trải thảm đỏ và sử dụng sử dụng phòng hội nghị ngoại giao ở nhiều sân bay; không có giới hạn ngày nhập cư; gia hạn visa dễ dàng hơn; không có nghĩa vụ nộp thuế đối với một số nguồn thu nhập; có thể sử dụng biển số xe CC hoặc CD, biển số lãnh sự trên ô tô; có cơ hội mở cửa tức thì trong môi trường chính trị hoặc kinh doanh; có quyền lui tới các phòng chờ của chính phủ;…
Các thành viên của BTS cũng có quyền được gặp gỡ các quan chức cấp cao nhất của mọi quốc gia; được miễn visa khi đi đến bất kì đất nước nào và được miễn visa trong nhiều trường hợp đi lại khác; được miễn thuế khởi hành – xuất ngoại tại các sân bay; được giảm giá xe ô tô ngoại giao Volvo và BMW từ 20%-40% (tối đa 2 xe mỗi năm); được nâng cấp du lịch trong các hãng hàng không và khách sạn…
Hiện nay, hiểu thế nào là đặc phái viên cũng như quyền hạn của đặc phái viên nhiều người vẫn chưa nắm rõ và nhầm lẫn. Cũng chính vì những sự nhầm lẫn về quyền và nhiệm vụ mà đặc phái viên được giao cho nên hiện nay xuất hiện rất nhiều hiện tượng lừa đảo, mạo danh đặc phái viên của các viên chức cấp cao hay nguyên thủ quốc gia.