Theo những nghiên cứu khảo cổ thì Việt Nam được xem là một trong những cái nôi đầu tiên của lịch sử loài người. Việt Nam ta là khu vực hình thành và xuất hiện nhiều nền văn minh cổ đại như văn minh Văn Lang - Âu Lạc, văn minh Chăm - pa, văn minh Phù Nam. Vậy đặc điểm chung của các nền văn minh cổ tại Việt Nam là gì?
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ tại Việt Nam là?
A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.
B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.
C. Hình thành ở lưu vực các con sông.
D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.
Đáp án đúng là: C. Hình thành ở lưu vực các con sông.
2. Cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ tại Việt Nam:
Theo những nghiên cứu khảo cổ, Việt Nam được xem là một trong những cái nôi đầu tiên của lịch sử loài người. Đây là khu vực hình thành và xuất hiện nhiều nền văn minh cổ đại. Dưới đây là những cơ sở dẫn đến sự hình thành của các nền văn minh cổ tại Việt Nam:
a. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
Cơ sở tự nhiên: Dòng sông Hồng, Mã, Cả như những đường gân máu, mang hơi thở của cuộc sống, là nguồn cung cấp nước quý giá cho nền nông nghiệp phát triển trong nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Đất đai màu mỡ và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam đã tạo điều kiện lý tưởng cho sự hình thành và phát triển nghề trồng lúa nước.
Cơ sở văn hoá: Nhưng không chỉ dừng lại ở tự nhiên phong phú, nền văn minh này còn phản ánh sự phát triển của xã hội. Từ nền văn hóa Phùng Nguyên thời xa xưa, qua thời kì Đông Sơn rực rỡ, con người đã học cách tận dụng công cụ lao động, sản xuất để phát triển. Sự liên kết giữa các làng, sự xuất hiện của nhà nước và vai trò của thủ lĩnh thể hiện sự hoà nhập của con người với thiên nhiên và với nhau.
b. Văn minh Chăm-Pa:
Cơ sở tự nhiên: Trải dài từ thế kỉ II đến thế kỉ XV, nền văn minh Chăm-Pa nở rộ trên vùng đất miền Trung và cao nguyên Trường Sơn. Dân tộc Sa Huỳnh đã xây dựng một cộng đồng vững mạnh, tự chủ, với thủ lĩnh rộng lớn.
Cơ sở văn hoá: Sự pha trộn văn hóa, sự tiếp xúc với văn minh Ấn Độ thông qua hoạt động thương mại biển đã làm cho nền văn minh này trở nên phong phú và đa dạng. Tôn giáo, văn hóa và cả hệ thống nhà nước của Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống hàng ngày của người dân Chăm-Pa.
c. Văn Minh Phù Nam:
Cơ sở tự nhiên: Nằm ở khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay, vương quốc Phù Nam đã được hình thành từ rất sớm. Đồng bằng màu mỡ, kênh rạch chằng chịt làm cho việc trồng trọt, sản xuất trở nên dễ dàng.
Cơ sở văn hoá: Từ nền văn hóa tiền Óc Eo đã hình thành cấu trúc xã hội vững mạnh và sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người đã tạo nên nền móng cho sự phát triển của Phù Nam.
3. Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng liên quan:
Câu 1: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là:
A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.
B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.
C. Nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.
D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Đáp án đúng là: C. Nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.
Câu 2: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,…
D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
Đáp án đúng là: B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
Câu 3: Ý nào sau đây đúng về trang phục của người Việt cổ?
A. Phụ nữ mặc bikini, đàn ông dưới mặc quần thể thao, trên ở trần.
B. Phụ nữ mặc áo dài truyền thống, đàn ông mặc một loại áo dài như phụ nữ nhưng đã được cách điệu để phù hợp với nam
C. Phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng là: C. Phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Về tín ngưỡng thì có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng
B. Về nghệ thuật, các cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao.
C. Về âm nhạc thì khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.
D. Về hội hoạ, tuy chưa có nhiều công cụ nhưng hội hoạ đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nổi bật là tranh thuỷ mặc.
Đáp án đúng là: C. Về âm nhạc thì khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Có nhiều mỏ khoáng sản.
C. Có hệ thống sông ngòi dày đặc.
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Đáp án đúng là: D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Câu 6. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Phùng Nguyên.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
D. Văn hóa Hòa Bình.
Đáp án đúng là: A. Văn hóa Phùng Nguyên.
Câu 7. Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là
A. An Dương Vương.
B. Hùng Vương.
C. lạc tướng.
D. lạc hầu.
Đáp án đúng là: B. Hùng Vương
Câu 8. Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. nông nghiệp trồng lúa nước.
B. chăn nuôi gia súc lớn.
C. đánh bắt thủy hải sản.
D. chế tác sản phẩm thủ công.
Đáp án đúng là: A. nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 9. Lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. cá.
B. rau củ.
C. thịt.
D. lúa gạo.
Đáp án đúng là: D. lúa gạo.
Câu 10. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ các vị thần tự nhiên.
C. Tín ngưỡng phồn thực.
D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Đáp án đúng là: D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Câu 11. Văn minh Chăm-pa ra đời trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Trung Hoa.
B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Ai Cập.
D. Văn minh Lưỡng Hà.
Đáp án đúng là: B. Văn minh Ấn Độ.
Câu 12. Ai là người có công lập nên nhà nước Chăm-pa?
A. Thục Phán.
B. Tượng Lâm.
C. Khu Liên.
D. Lâm Ấp.
Đáp án đúng là: C. Khu Liên.
Câu 13. Chữ Chăm cổ của người Chăm-pa được sáng tạo trên cơ sở chữ nào?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Phạn.
D. Chữ La-tinh.
Đáp án đúng là: C. Chữ Phạn.
Câu 14. Một trong những tín ngưỡng bản địa của người Chăm-pa là
A. thờ sinh thực khí.
B. thờ Phật.
C. thờ Thành Hoàng.
D. thờ Thánh A-la.
Đáp án đúng là: A. thờ sinh thực khí.
Câu 15. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
B. Tháp Mỹ Khánh (Huế).
C. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa).
D. Tháp Cánh Tiên (Bình Định).
Đáp án đúng là: A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Câu 16. Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Hòa Bình.
B. Văn hóa Bàu Tró.
C. Văn hóa Óc Eo.
D. Văn hóa Bắc Sơn.
Đáp án đúng là: C. Văn hóa Óc Eo.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?
A. Buôn bán đường biển.
B. Làm nghề thủ công.
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Trồng lúa mạch.
Đáp án đúng là: D. Trồng lúa mạch.
Câu 18. Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là
A. thuyền.
B. ngựa.
C. xe thồ.
D. trâu.
Đáp án đúng là: A. thuyền.
Câu 19. Một trong những hình thức chôn cất người chết của cư dân Phù Nam là
A. tháp táng.
B. hỏa táng.
C. vách táng.
D. mộc táng.
Đáp án đúng là: B. hỏa táng.