Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33

  • 11/06/202411/06/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    11/06/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Đa dạng sinh học mang ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có đa dạng sinh học mới giúp cho cân bằng số lượng cá thể giữa các loài, đảm bảo cho sự ổn định, cân bằng trong hệ sinh thái. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết về Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33 dưới  đây.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33:
      • 2 2. Sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 33 (Chân trời sáng tạo): Đa dạng sinh học:
      • 3 3. Bài tập vận dụng có đáp án:



      1. Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33:

      Đa dạng sinh học là gì?

      Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.

      Vai trò của đa dạng sinh học

      • Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người.
      • Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
      • Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu…

      Bảo vệ đa dạng sinh học

      Những nguyên nhân nào gây suy giảm đa dạng sinh học?

      • Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân, khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của sinh vật
      • Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã quý hiếm
      • Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
      • Chất thải từ các nhà máy chưa qua xử lý, từ các hoạt động sống của con người gây ô nhiễm môi trường.

      Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

      • Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật
      • Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã
      • Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật trong đó có các loài quý hiếm
      • Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng
      • Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường

      2. Sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 33 (Chân trời sáng tạo): Đa dạng sinh học:

      Bài 33.1 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

      A. Hoang mạc

      B. Rừng ôn đới

      C. Rừng mưa nhiệt đới

      D. Đài nguyên

      Đáp án: C

      Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuần lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.

      Bài 33.2 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

      A. Hoang mạc

      B. Rừng ôn đới

      C. Rừng mưa nhiệt đới

      D. Đài nguyên

      Đáp án: A

      Lạc đà là sinh vật đặc trưng ở các môi trường hoang mạc. Chúng có các đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với việc sinh sống và di chuyển trong môi trường này.

      Bài 33.3 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

      A. Cá heo

      B. Sóc đen Côn Đảo

      C. Rắn lục mũi hếch

      D. Gà lôi lam đuôi trắng

      Đáp án: A

      Cá heo không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể săn bắt hay nuôi nhốt trái phép cá heo.

      Bài 33.4 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

      A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

      B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

      C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

      D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

      Đáp án: D

      Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu… và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lí mà không nên dừng hẳn.

      Bài 33.5 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Mục tiêu nào sau đây không phải của công ước CBD (Convention on Biological Diversity)?

      A. Bảo toàn đa dạng sinh học.

      B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành.

      C. Phân phối cân bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.

      D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

      Đáp án: D

      Trong công ước CBD không cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

      Bài 33.6 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Sử dụng các từ gợi ý: cá thể, số lượng loài, đa dạng sinh học, môi trường sống để điền vào chỗ trống cho phù hợp.

      Đa dạng sinh học là sự phong phú về …(1)…, số …(2)… trong loài và …(3)… . Dựa vào điều kiện khí hậu, …(4)… được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học vùng lá kim.

      Lời giải:

      (1) số lượng loài

      (2) cá thể

      (3) môi trường sống

      (4) đa dạng sinh học

      Bài 33.7 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới?

      Lời giải:

      – Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, môi trường sống cằn cỗi nên có số lượng loài ít.

      – Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu thuận lợi và môi trường phong phú, màu mỡ mà không cần động vật phải trải qua quá trình thích nghi dài nên có số lượng loài nhiều.

      Bài 33.8 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Em hãy cho biết sự đa dạng màu sắc của tắc kè có ý nghĩa gì cho chúng?

      Lời giải:

      Sự đa dạng màu sắc của tắc kè giúp chúng có thể ngụy trang lẫn vào môi trường, làm cho kể thù khó phát hiện và tránh thoát sự săn bắt của kẻ thù.

      Bài 33.9 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Hãy viết một đoạn văn ngắn 150 – 200 từ, trình bày về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn.

      Lời giải:

      Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên. Đảm bảo cho hệ sinh thái được đảm bảo, sự chu chuyển Oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác toàn trái đất. Chúng giúp cân bằng sự ổn định và sự màu mỡ của đất và các hệ sinh thái khác nói chung trên trái đất. Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao như làm cho hệ sinh thái nông nghiệp trở nên mềm dẻo hơn trước sự biến động của môi trường. Hoặc hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy của các con sông, suối, loại bỏ những dòng chảy bẩn để lọc những dòng chảy sạch cho con người sử dụng, ở thềm lục địa làm giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển. Ngoài ra, việc đa dạng sinh học làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội. Việc đa dạng các sản phẩm cây trồng hay vật nuôi cũng góp phần đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu khác nhau của xã hội.

      3. Bài tập vận dụng có đáp án:

      Câu 1: Gấu trắng là đại diện của sinh cảnh nào?

      A. Sa mạc

      C. Rừng nhiệt đới

      B. Đài nguyên

      D. Vùng Bắc Cực

      Đáp án: D

      Gấu trắng thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh lẽo ở vùng Bắc Cực.

      Câu 2: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?

      A. Hoang mạc

      C. Thảo nguyên

      B. Rừng ôn đới

      D. Thái Bình Dương

      Đáp án: A

      Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt nên có ít loài có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường nơi đây khiến độ đa dạng sinh học thấp.

      Câu 3: Cho các yếu tố sau:

      (1) Sự phong phú về số lượng loài

      (2) Sự chênh lệch về tỉ lệ đực : cái của một loài

      (3) Sự chênh lệch về số lượng cá thể trong độ tuổi sinh sản của loài

      (4) Sự đa dạng về môi trường sống

      (5) Sự phong phú về số lượng cá thể trong một loài

      Những yếu tố nào thế hiện sự đa dạng sinh học?

      A. (1), (2), (3)

      C. (1), (4), (5)

      B. (1), (3), (5)

      D. (2), (3), (4)

      Đáp án: C

      Sự đa dạng sinh học thể hiện chủ yếu ở sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.

      Câu 4: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

      A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng

      B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ

      C. Săn bắt động vật quý hiếm

      D. Bảo tồn động vật hoang dã

      Đáp án: D

      Các hành động A, B, C đều là các hành động gây suy giảm đa dạng sinh học.

      Câu 5: Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?

      A. Điều hòa khí hậu

      C. Bảo vệ nguồn nước

      B. Cung cấp nguồn dược liệu

      D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái

      Đáp án: B

      Cung cấp dược liệu là vai trò của đa dạng sinh học đối với thực tiễn.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )

      THAM KHẢO THÊM:

      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?

      Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là quy định việc khai thác để đảm bảo việc sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?

      ảnh chủ đề

      Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

      Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta biểu hiện ở sự suy giảm về kiểu hệ sinh thái, số lượng loài, nguồn gen quý hiếm. Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài không phải biểu hiện của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

      Xem thêm

      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      • Đô thị hóa được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      • Đô thị hóa được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?

      Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là quy định việc khai thác để đảm bảo việc sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?

      ảnh chủ đề

      Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

      Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta biểu hiện ở sự suy giảm về kiểu hệ sinh thái, số lượng loài, nguồn gen quý hiếm. Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài không phải biểu hiện của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

      Xem thêm

      Tags:

      Đa dạng sinh học


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?

      Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là quy định việc khai thác để đảm bảo việc sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?

      ảnh chủ đề

      Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

      Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta biểu hiện ở sự suy giảm về kiểu hệ sinh thái, số lượng loài, nguồn gen quý hiếm. Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài không phải biểu hiện của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết