Mục lục bài viết
1. Diễn biến cuộc xâm lược của nhà Minh:
Vào những năm 1400, nhà Trần suy yếu, những cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình liên tiếp nổ ra. Hồ Quý Ly -một quý tộc có thanh thế đã bức vua nhà Trần (vua nước Đại Việt) nhường ngôi cho mình, lập ra nhà Hồ và đổi tên nước thành Đại Ngu. Hồ Quý Ly đã thực hiện cải cách đất nước về mọi mặt (còn gọi là cỉa cách Hồ Quý Ly) như thay đổi về tiền giấy hành chính, quân đội, chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hoá,… nhằm phát triển đất nước Đại Ngu và có thể chống lại một cuộc xâm lược từ nhà Minh.
Về kinh tế, đó là xóa bỏ loại hình kinh tế đại điền trang, dùng chính sách hạn điền hạn nô, hủy bỏ đồng tiền cũ đã mất giá thay thế bằng tiền giấy để nhà nước có thêm nhiều đồng phục vụ cho nhu cầu quốc phòng.
Về chính trị, nhà Hồ dời đô về Thanh Hóa, xây dựng Tây Đô (thường gọi là Thành nhà Hồ) để chuẩn bị chống quân xâm lược. Thăng Long chuyển thành trấn thành và mang tên Đông Đô. Về quân sự, đó là xét định lại binh chế, tăng cường quân số, cải tiến vũ khí, xây dựng thành lũy để chống thù trong, giặc ngoài. Bấy giờ, ở Trung Quốc là thời kỳ thống trị của nhà Minh.
Cuộc cải cách đã góp phần giải quyết được khủng hoảng của xá hội cuối thời nhà Trần, loại bỏ những quý tộc bất tài tahy vào đó là những Nho sỹ mới, những người có tài vào bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, cải cách cũng còn nhiều hạn chế và chưa được triệt để.
Tuy nhiên, lợi dụng sự sụp đổ của nhà Trần và nhà Hồ mới lên chưa ổn định, nhà Minh ngăm nghe thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt. Ba năm sau khi thành lập, nhà Hồ đã dùng 20 vạn quân để tấn công quốc gia phía Nam là Chiêm Thành, vây kinh đô Chiêm Thành 9 tháng. Nhà Minh lúc đó đã đạt đến giai đoạn cường thịnh và trở thành một quốc gia phong kiến, cư xử với Chiêm Thành như một đồng minh bằng cách sai 9 chiến thuyền sang cứu. Khi nhà Hồ rút quân về do thiếu lương thực, quân thủy nhà Minh và nhà Hồ khi quay về gặp nhau giữa biển nhưng không có xung đột nào xảy ra. Nhà Minh đã gây sức ép lên nhà Hồ bằng các đòi hỏi về người, lương thực, đất đai, của cải,… nhưng nhà Hồ chỉ đáp ứng cho nhà Minh theo cách mà gây ít thiệt hại nhất cho họ.
Tháng 5 năm 1906, lấy cớ “phù Trần diệt Hồ”, một đạo quân xâm lược Minh gồm hơn 20 vạn quân do Hàn Quan chỉ huy tiến vào Đại Ngu, định dựng lên một chính quyền bù nhìn với tên phản bội Trần Thiên Bình. Nhưng nhà Hồ đã bố trí quân mai phục đánh tan, bắt Thiêm Bình về kinh xử tội
Tiếp đó, tháng 11 năm 1406, khoảng 50 vạn quân Minh, trong đó có hơn 21 vạn quân chiến đấu, do tướng Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, chỉ huy theo hướng bắc và tây bắc tiến vào nước ta. Quân Minh tràn qua biên giới ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không được, sau thất bại phải phải rút lui về bờ Nam sông Nhị (sông Hồng) và cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì – Hà Nội)
Cuối tháng 1 năm 1407, quân Minh lại chiếm thành Đa Bang, rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (Thăng Long) nơi nhà Hồ rút về, sau đó lui về Tây Đô (Thanh Hóa). Vào tháng 4/1407, quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh. Tháng 6/1407, Hồ Qúy Ly và các con bị bắt. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chính thức bị thất bại, nhà Minh thiết lập quyền thống trị trên khắp nước ta.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh:
Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị, thực hiện một loạt các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa,… để thống trị nước ta.
– Chính trị: Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu của ta, đặt thành quận Giao Chỉ và sáp nhập nước ta vào Trung Quốc ; thi hành chính sách đồng hóa và bọc lột nhân dân ta tàn bạo.
– Kinh tế: Nhà Minh đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, chúng bắt phụ nữ và trẻ em đưa về Trung Quốc để bán làm nô tì. Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép lại như sau: “Trương Phụ đi đến đâu là giết hại, hoặc chất thây thành núi, hoặc moi ruột quấn vào cây, rán thịt người lấy mỡ, hoặc nướng đốt làm trò chơi thậm chí có kẻ mổ bụng moi thai cắt lấy hai đầu để ứng lệnh. Ở Kinh lộ và các nơi dân còn sót thì bị bắt hết làm nô tì và bị chuyển bán mà tan tác bốn phương cả”.
– Văn hóa: thi hành chính sách đồng hóa ngu dân, bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu huỷ nhiều sách quý của ta.
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần:
Ngay sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa như cuộc khởi nghĩa Phạm Ngọc (Đò Sơn- Hải Phòng), khởi nghĩa Lê Ngã (Quảng Ninh), khởi nghĩa Phạm Tất Đại ( Bắc Giang),….
Trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đô hộ lúc bấy giờ, có hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407- 1409)
Vào tháng tháng 10 năm 1407, một người dân yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ, lập căn cứ ở Yên Mô (Ninh Binh), Trẫn Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế. Đến đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Cảnh Chân – trước làm quan ở Thăng Hoa (Quảng Nam) hưởng ứng và giúp đỡ. Tháng 12 năm 1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân phục thù nhà. Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng giỏi của quân ta là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan ra dần.
+ Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 – 1414)
Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bị Trần Ngỗi giết chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An. Năm 1409, tại đây hai ông đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng trên quy mô rộng và dược nhiều dân chứng đi theo ở các vùng từ Thanh Hóa vào đến Hóa Châu. Vào giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hóa, nghĩa quân phải rút vào Thuận Hóa. Đến Tháng 8/1413, quân Minh tấn công vào Thuận Hóa, do lực lượng hai bên chênh lệch quá lớn, nghĩa quân tan rã dần, các thủ lĩnh Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa đi vào thất bại.
4. Nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Hồ:
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:
Sử quan biên soạn sách Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng: Họ Hồ giết Trần Thuận Tông mà cướp lấy nước, những người như Trần Nguyên Hãng, Trần Khát Châu mưu giết mà không được. Sau khi họ chết, trong khoảng 7, 8 năm, không còn ai có thể làm được việc ấy nữa. Họ Hồ tự cho là người trong nước không còn ai dám làm gì nữa. Nhưng bọn loạn thần tặc tử thì ai ai cũng có thể giết chết chúng được và trời cũng không một ngày nào tha trừng phạt chúng dưới gầm trời này!
– Do những chính sách của Nhà Hồ không được lòng dân: Bắt nguồn từ nguyên nhân Nhà Hồ thành lập là do cướp ngôi của nhà Trần và những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng và phẫn nộ nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong suốt cuộc kháng chiến.
– Do đường lối kháng chiến sai lầm của nhà Hồ:
+ Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc.
+ Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.
Theo Lê Quý Đôn viết trong sách Kiến văn tiểu lục: Khi quân Minh sang xâm lấn. Quý Ly cho đắp thành Đa Bang (nay xã Cổ Pháp, huyện Tiên Phong) để giữ vững lấy phía Tây sông Hồng. Viên hàng tướng người Chiêm Bố Đông nói: Nên chọn quân tinh nhuệ đánh ngay ở trên biên cảnh, đừng để giặc vào đất bằng, chúng sẽ cậy có trường binh mà thông suốt được huyết mạch trong nước. Các tướng không nghe, thành ra Trương Phụ kéo quân đến Tiên Phúc, đi tắt lên Bạch Hạc, hội họp với Mộc Thạnh, phá tan thành Đa Bang rồi thuận theo dòng nước đi xuống, không sao chống đỡ được.
5. Câu hỏi luyện tập:
Câu 1: Theo em vì sao quân Minh xâm lược nước ta?
Gợi ý trả lời:
Vì chúng muốn xâm chiếm nước ta. Bằng chứng là khi vừa chiếm được Thăng Long, chúng đã liều lĩnh tuyên bố: “An Nam vốn là quận Giao Chỉ” nên “xin cho nội thuộc như cũ”.
Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại vì lí do gì?
Gợi ý trả lời:
Do đường lối chiến tranh sai lầm, không dựa vào dân, mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 3: Sau khi thiết lập bộ máy thống trị trên khắp nước ta, nhà Minh đã thi hành chính sách đô hộ hết sức thâm độc và tàn bạo. Em hãy nêu một số chính sách tiêu biểu và hậu quả của nó.
Gợi ý trả lời:
– Chính sách: Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc. Thi hành chính sách đồng hóa, bóc lột tàn bạo. Đặt hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc…
– Hậu quả: Nước ta bị đô hộ. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, bị bóc lột nặng nề. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.
Câu 4: Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đầu thế kỉ XV
Gợi ý trả lời:
– Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409) ở Ninh Bình
– Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 – 1414) ở Nghệ An