Nhắc đến các nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua thi nhân Nguyễn Khuyến. Những vần thơ của tác giả nhẹ nhàng, giàu giá trị và thấm đẫm bài học triết lý sâu sắc góp phần xây dựng thành công cho nền văn học Việt Nam
Mục lục bài viết
1. Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khuyến :
Nhà thơ Nguyễn Khuyến sinh ngày 15-2-1835 tại Tỉnh Hà Nam, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Thái Nguyên, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Bảo Bình, cầm tinh con (giáp) dê (Ất Mùi 1835). Nguyễn Khuyến xếp hạng nổi tiếng thứ 47095 trên thế giới và thứ 215 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng. Nhà thơ Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Văn Thắng, tự Miễn Chi, hiệu Quế Sơn. Ông là một nhà thơ nổi tiếng với các tác phẩm viết theo thể thơ Nôm thất ngôn bát cú đến Đường luật.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến là con trai của cụ Nguyễn Tông Khởi và mẹ là Bà Trần Thị Thoan. Có thể nói ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Hai bên gia đình đều có truyền thống khoa bảng. Bố ông đỗ 3 khóa tú tài và làm nghề dạy học, mẹ ông nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạc. Thuở nhỏ, Nguyễn Khuyến học với cha mình cho đến năm lên 8 tuổi ông theo gia định về quê nội ở Bình Lục để sinh sống. Nguyễn Khuyến được biết là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864 ông đỗ đầu cử nhân. Năm sau tức năm 1865, ông thi trượt kỳ thi Hội, nên tu chí ở lại kinh đô học tại Trường Quốc Tử Giám đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa. Chính vì vậy, năm 1964 tác giả đã đỗ đầu cử nhân trường Hà Nội. Đến năm 1871, thi nhân đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Năm 1873, tác giả được bổ nhiệm làm Đốc Học, sau đó được thăng lên làm Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1877, tác giả làm Bố Chính tại tỉnh Quảng Ngãi nhưng đến năm 1878 ông bị điều về Huế giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Mặc dù cuộc đời tác giả phải sống giữa thời kỳ yêu nước bị dập tắt nhưng ông đã từ chối việc đầu quân vào thực dân Pháp. Năm 1884, Nguyễn Khuyến đã từ quan về quê Yên Đỗ ở ẩn, sống cuộc đời an nhà và qua đời ở đây năm 1909.
2. Phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Lối viết thơ văn sáng tạo, ngôn ngữ giàu màu sắc, dòng thơ gợi cảm, mỹ lệ, giàu cảm xúc với thiên nhiên, con người và quê hương.
Trong thơ chữ nôm, tác giả vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thi nhân có sáng tác thơ chữ Hán nhưng hầu hết là thơ trữ tình. Cả hai lĩnh vực Nguyễn Khuyến đều mang về những thành công và tạo nên giá trị cho nền văn học Việt Nam.
2.1. Hoàn cảnh lịch sử ảnh hưởng đến phong cách thơ văn của Nguyễn Khuyến:
Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất, nhà tan. Thời gian này, triều đại nhà Nguyễn đang ở giai đoạn lụi tàn. Cơ đồ của nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.
Ở giai đoạn này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến năm 1882 quân Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội. Vào Năm 1885, thực dân Pháp lại tấn công vào kinh thành Huế. Kinh thành nhà Nguyễn bị thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân đứng lên đấu tranh, phong trào được hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng Phong trào Cần Vương tan rã.
Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Khuyến sống giữa một thời kỳ mà các phong trào đấu tranh yêu nước thời bấy giờ, phần lớn các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị thực dân, đế quốc dập tắt. Nhà thơ Nguyễn Khuyến thời gian này cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì để có thể thời đổi được thời cuộc lúc bấy giờ nên ông xin cáo quan về ở ẩn.
Nhà thơ không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Ông còn được coi là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ, cái thời đại mất nước, con người dân tộc Việt Nam bị chà đạp, đói rét, lầm than. Về ở ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được cái gọi là khí tiết, phẩm chất của một người yêu nước chân chính và hòa mình cùng với nhân dân.
Ông là một trong những nhà thơ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn vì sự nghèo đói của họ, nhưng ông càng đau đớn hơn khi nhìn thấy cảnh đất nước bị dày xéo và cảm thấy day dứt nỗi đau của một người ưu thời mẫn thế.
2.2. Phong cách trong nội dung thơ văn của Nguyễn Khuyến:
Chủ đề thơ văn của ông thường là tấm lòng yêu nước thiết tha sâu nặng. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Khuyến gắn liền với tư tưởng trung quân. Sự quan tâm lo lắng cho đất nước được thể hiện qua nỗi đau khi nhà thơ không làm được gì để thay đổi thời cuộc. Nhà thơ có thái độ phản kháng đối với xã hội thực dân nửa phong kiến. Hơn nữa, Nguyễn Khuyến còn là nhà thơ của nông thôn nên ông viết về nông thôn bằng tất cả tình cảm thân thuộc quyến luyến. Có thể nói, trái tim ông đã rung lên cùng một nhịp với người lao động. Ông đã sống với tâm trạng của họ, vui với cái vui của họ, buồn với nỗi buồn của họ và mơ ước cái họ từng ước mơ. Vì vậy ông có những vần thơ xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, thể hiện luôn gắn bó với người nông dân.
2.3. Phong cách trong nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Khuyến:
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không những trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả. Ông có khả năng khai thác diễn tả của từ ghép rất độc đáo, ví dụ như: Thấp le te, đóm lập loè, tẻo teo, ve ve, tênh nghếch, làng nhàng, khoẻ khoe,… Ông tiếp tục truyền thống học tập ca dao, tục ngữ của những nhà thơ Nôm các thế kể trước, nhưng ông có lối sáng tạo riêng.
Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh, nhiều cung bậc. Trào phúng của Nguyễn Khuyến có nét riêng không giống như Hồ Xuân Hương hay Tú Xương, ngoài ra ông cũng có biệt tài chơi chữ rất tài tình.
Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến rất thành công trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Thơ du vịnh và thơ bốn mùa không chỉ tả cảnh mà còn miêu tả tâm trạng của nhà thơ. Ngôn ngữ tả cảnh rất chính xác, cách chọn chữ dùng từ thích hợp, từ ngữ thường lấp láy giảu nhạc điệu, có khả năng gợi tả cao. Ông sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hoá, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.
Hình ảnh ông sử dụng thường đơn sơ, khêu gợi thể hiện qua những chi tiết thật bình dị, sống động. Nó có giá trị nâng các câu thơ làm tăng sức biểu cảm. Hình ảnh Hoa nở, trăng trôi, chiếc thuyền thấp thoáng, bé tẻo teo, ngõ trúc quanh co, thấp le te, đóm lập loè,… đầy sức sống.
Thơ của ông có sự kết hợp hài hoà giữa âm thanh và màu sắc gợi cảm giác vừa xem tranh thuỷ mặc vừa nghe thơ Đường. Có thể nói rằng, Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh, nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những cảnh, người, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến đã có những cống hiến quan trọng làm cho ngôn ngữ đi sát với đời sống và ông đã thành công trong việc chuyển cái tinh tuý của đời thường thành thơ.
3. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến bao gồm: Yên Đổ thi tập, Quế Sơn thi tập, Cẩm Ngữ, Bách Liêu thi văn tập, cùng với đó là nhiều những bài ca, văn tế, hát ả đào và nhiều câu đối truyền miệng.
Trong tác phẩm Quế Sơn thi tập có khoảng hơn 200 bài thơ được viết bằng chữ Hán và hơn 100 bài thơ được viết bằng chữ Nôm với nhiều các thể loại khác nhau.
Trong bộ phận những nhà thơ Nôm thời bấy giờ thì Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là một nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của nhà thơ hầu hết được viết là thơ trữ tình. Có thể nói là cả 2 lĩnh vực trên thì nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đều rất thành công.
Những tác phẩm của nhà thơ đã khiến cho người đọc của bao nhiêu thế hệ xúc động và đang phải suy ngẫm. Những câu thơ là những băn khoăn day dứt, với nước mắt và nụ cười của nhà thơ. Chúng ta, nên tự hào vì nên văn học Việt Nam đã có một nhà thơ như thế.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến – Một nhà thơ có đức và có tài, với một lòng yêu nước, thương dân mà không thể giúp được gì ngoài những ngòi bút đau vì dân, khóc vì dân đã giúp cho văn thơ của ông đã đi vào lịch sử và sẽ mãi mãi đi sâu vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ.