Đấu thầu luôn được xem là phương thức giao dịch đặc biệt, người gọi thầu sẽ công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu thông qua so sánh để nhằm có thể lựa chọn nhà thầu có lợi nhạt cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra, Cuộc chiến đấu thầu?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về đấu thầu:
1.1. Đấu thầu được hiểu như sau:
Đấu thầu luôn được xem là phương thức giao dịch đặc biệt, người gọi thầu sẽ công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu thông qua so sánh để nhằm có thể lựa chọn nhà thầu có lợi nhạt cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra,
Đấu thầu là phương thức được áp dụng nhằm mục đích để tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và lựa chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án. Tham gia đấu thầu gồm có: Bên mời thầu (bên gọi thầu) là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tự được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu và các nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Riêng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân, cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự gọi là đấu thầu trong nước. Cuộc đấu thầu khi có các nhà thầu trong nước và nước ngoài tham dự sẽ gọi là đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế là hình thức tương đối phổ biến hiện nay và được thực hiện ở các nước đang phát triển, do các nước đó thiếu khả năng, kĩ thuật để tự đảm nhận xây dựng các công trình cơ bản lớn. Cuộc đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định.
Cách thức đấu thầu được áp dụng tùy thuộc vào đối tượng đấu thầu. Quy trình cơ bản của việc tiến hành đấu thầu bao gồm các bước sau đây: Chủ thể là bên mời thầu ra thông báo mời thầu, căn cứ vào thông báo mời thầu, nhà thầu sơ bộ đánh giá nội dung mời thầu và lập hồ sơ tham gia đấu thầu, bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của mình một cách có lợi nhất. Khi đã chọn được nhà thầu, bên mời thầu sẽ tiến hành thủ tục phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu.
Theo đó, ta có thể hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình.
Như vậy, ta nhận thấy rằng. bản chất của đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được thực hiện một công việc, yêu cầu nào đó. Mục tiêu của nhà thầu là để giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá cả đủ dùng để bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
1.2. Đặc điểm của đấu thầu:
– Thứ nhất: Đấu thầu là một hoạt động thương mại.
Trong quá trình đấu thầu bên dự thầu được quy định là những thương nhân có đủ điều kiện, mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới cơ bản đó là lợi nhuận, còn bên mời thầu tham gia đấu thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.
– Thứ hai: Đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng.
Hoạt động đấu thầu vẫn luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như một hoạt động độc lập mà hoạt động đấu thầu chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của hoạt động đấu thầu đó chính là giúp bên mời thầu tìm được chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn thành, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, đồng thời để kí hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.
– Thứ ba: Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Theo quy định của pháp luật, trong hoạt động đấu thầu của các chủ thể thì có thể xuất hiện bên thứ ba như những công ty tư vấn để giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ và đánh giá hồ sơ dự thầu.
Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian và không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác để nhận thù lao. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 có quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp gồm có đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập, chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp.
Việc thành lập, hoạt động của đại lí đấu thầu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu vẫn luôn được xác lập giữa một bên mời thầu với nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có các trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.
– Thứ tư: Hình thức pháp lí.
Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa và dịch vụ là hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu được xem là một văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó sẽ có đầy đủ các yêu cầu về kĩ thuật, tài chính, thương mại của hàng hóa cần mua sắm, cũng như dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu được dùng để thể hiện năng lực và mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
2. Cuộc chiến đấu thầu:
Khái niệm cuộc chiến đấu thầu:
Cuộc chiến đấu thầu là một khái niệm được lập ra để đề cập đến một tình huống trong đó hai hoặc nhiều người mua tiềm năng của một tài sản cạnh tranh quyền sở hữu, thông qua việc tăng giá thầu.
Cuộc chiến đấu thầu trong tiếng Anh là gì?
Cuộc chiến đấu thầu trong tiếng Anh là Bidding War.
Đặc điểm của cuộc chiến đấu thầu:
Cuộc chiến đấu thầu sẽ xảy ra khi những chủ thể là người mua tiềm năng một tài sản cùng tham gia cạnh tranh quyền sở hữu tài sản đó thông qua các giá thầu tăng dần, đôi khi đẩy giá cuối cùng vượt quá giá trị gốc của tài sản.
Cuộc chiến đấu thầu hiện nay thông thường sẽ xảy ra khi người mua tranh giành quyền sở hữu một ngôi nhà, một tòa nhà hoặc một doanh nghiệp đang tọa lạc tại vị trí lí tưởng.
Cũng giống như một cuộc bán đấu giá, cuộc chiến đấu thầu thường xảy ra nhanh chóng, có nghĩa là trong một cuộc chiến đấu thầu, những chủ thể là người mua tiềm năng dễ đưa ra quyết định đầu tư vội vàng hoặc quyết định bằng cảm xúc.
Ví dụ về cuộc chiến đấu thầu:
A và B mỗi người đều mong muốn mua một ngôi nhà được niêm yết ở mức giá 550 triệu. Giữa hai người sẽ diễn ra cuộc chiến đấu thầu. A sẽ đưa ra giá niêm yết và B đáp lại bằng lời đề nghị giá 560 triệu. Quyết tâm muốn mua được ngôi nhà này, A đưa ra mức giá là 570 triệu. B chống lại với một đề nghị đó là 580 triệu đồng.
A nhận ra rằng ngôi nhà này có giới hạn đấu thầu 600 triệu đồng, vì vậy giá thầu tiếp theo của cô đưa ra tăng thêm 20 triệu đồng. B chịu thua, và A đã mua căn nhà với giá hơn 50 triệu đồng so với giá niêm yết ban đầu, điều này khiến người bán căn nhà cũng khá hài lòng.
Các lưu ý đối với cuộc chiến đấu thầu:
Khi một thị trường bất động sản có tính cạnh tranh cao hơn, một số các chủ thể là nhà đầu tư và nhà đầu cơ sẽ chọn áp dụng các điều khoản leo thang vào hợp đồng đấu thầu của họ trên tài sản.
Điều khoản leo thang về cơ bản là một tuyên bố đưa ra giá thầu gốc cho tài sản và thỏa thuận tự động tăng giá thầu đó thêm một số tiền nhất định nếu người mua khác gửi giá thầu cao hơn.
Thông thường, điều khoản leo thang cũng sẽ bao gồm một mức giá tối đa mà người mua sẵn sàng trả cho tài sản đó.
Ví dụ, nếu trong ví dụ được nêu trên, A và B, mỗi người sử dụng điều khoản leo thang tăng giá thầu của họ thêm 10.000 triệu đồng cho đến khi đạt được mức trần là 600 triệu đồng, thì kết quả cuộc chiến đầu thầu sẽ khác.
Giá thầu gốc là 550 triệu đồng của A sẽ được đáp ứng với lời đề nghị trị giá 560 triệu đồng của B. Điều khoản leo thang khi A với đề nghị 570 triệu đồng, và B sau đó sẽ phải đưa ra mức 580 triệu đồng. Sau lời đề nghị tiếp theo của A, trị giá 590 triệu đồng, B sẽ chiến thắng trong cuộc chiến đấu thầu với giá thầu 600 triệu đồng.
Chiến lược này cũng sẽ có ưu điểm nhưng vẫn có nhược điểm của nó. Thông thường, các chủ thể là người bán bất động sản sẽ nhận thức được mức giá tối đa được đặt trong điều khoản leo thang, có nghĩa là người bán có thể nhận thức được người mua tiềm năng sẵn sàng trả bao nhiêu.