Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là hoạt động được thực hiện với nền kinh tế mới. Khi các ứng dụng điện tử và công nghệ được áp dụng. Thay vì thực hiện các thanh toán bằng tiền mặt, con người có thể sở hữu các tài khoản tín dụng. Vậy cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là gì? Ưu và nhược điểm?
Mục lục bài viết
1. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là gì?
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản – danh từ, trong tiếng Anh được dịch thành Provision of services of via-account payment.
1.1. Khái niệm:
Đây là hoạt động được thực hiện theo quy định của pháp luật. Với quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
“Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.”
Phân tích khái niệm.
Như vậy cung ứng đến một phương tiện thanh toán mới cho người giao dịch trong thị trường. Thay vì các phương tiện thanh toán truyền thống bằng tiền mặt. Dịch vụ được phát triển giúp các cá nhân hay tổ chức được phục vụ cho nhu cầu thanh toán. Đặc biệt khi các tiện ích được sử dụng rộng rãi, con người có những tài khoản sở hữu riêng. Trong đó các số tiền sở hữu có thể dễ dàng thanh toán có nhu cầu. Cũng nhu hoàn toàn có thể quy đổi ra giá trị tiền mặt tương ứng nếu rút tiền.
Các hình thức để người tiêu dùng có thể thực hiện thanh toán rất đa dạng. Trong hoạt động thường ngày, con người tiếp xúc với các thẻ ngân hàng là phổ biến. Trong khi còn có các hình thức dịch vụ khác. Kể đến như thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác. Tất cả các hình thức được pháp luật cho phép ghi nhận là các khoản tương đương tiền. Hoặc phương tiện thanh toán khác được tổ chức tín dụng cung cấp.
1.2. Các đối tượng tham gia trong dịch vụ cung ứng:
Thông tư 15/VBHN-NHNN có quy định cụ thể về các đối tượng tham gia. Đây có thể là các cá nhân hay tổ chức với vai trò khác nhau trong dịch vụ cung ứng.
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:
a) Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là ngân hàng);
c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi tắt là khách hàng).
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.”
Phân tích chủ thể.
Như vậy có thể thấy được các nhóm đối tượng cụ thể tham gia trong vai trò khác nhau. Một dịch vụ chăm xóc khách hàng sẽ có sự có mặt của:
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Là các hình thức khác nhau trong tổ chức hoạt động của Ngân hàng. Đây là chủ thể duy nhất được nhà nước trao quyền hạn. Các tính chất trong nghiệp vụ hay chuyên môn phải được phản ánh hiệu quả. Bên cạnh các quản lý chặt chẽ. Bởi các giá trị được thực hiện trong dịch vụ là tiền tệ. Có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ tùy theo dịch vụ được Ngân hàng cung cấp.
– Khách hàng. Đây là nhóm đối tượng được cung cấp dịch vụ. Trong phạm vi các dịch vụ được ngân hàng cung cấp, họ có thể lựa chọn hình thức tham gia phù hợp với nhu cầu và khả năng. Khi mang lưới người mở tài khoản càng đông, có thể thấy nhu cầu thanh toán qua tài khoản càng cao. Tức là con người lựa chọn những tiện ích cao, hiện đại cho cuộc sống của họ. Cũng như mang đến những đảm bảo nhất định trong lợi ích và tính an toàn cho giao dịch.
– Tổ chức, cá nhân khác. Đây là những người có quyền hay lợi ích chịu tác động bởi dịch vụ này. Họ có thể không phải khách hàng do không mở tài khoản. Nhưng lại liên quan đến tính chất giao dịch và thanh toán của bên khách hàng. Hoặc bên trung gian có liên quan đến mở và sử dụng tài khoản.
2. Mục đích thanh toán qua tài khoản:
Đây là một dịch vụ được cung cấp trên thị trường. Như vậy cá chủ thể phải thấy được các lợi ích nhất định khi tham gia. Với tính chất của bên được cung cấp dịch vụ, khách hàng có thể tiến hành các thanh toán phù hợp. Nó mang đến các nhu cầu, hữu dụng và an toàn. Các mục đích và khả năng cung cấp này được quy định trong Điều 10 về Sử dụng tài khoản thanh toán, của Thông tư 15/VBHN-NHNN. Theo đó:
– Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước.
Thanh toán các dịch vụ được Ngân hàng cung cấp. Được sử dụng để nộp, rút tiền mặt, phát hành séc, hạch toán, theo dõi và thực hiện các lệnh thanh toán qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và vận hành. Thanh toán từng lần qua tài khoản và các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước cung ứng.
– Tài khoản thanh toán khác.
Là tài khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Mua bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Hay thực hiện các hoạt động khác trên thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
3. Ưu và nhược điểm thanh toán qua tài khoản:
2.1. Ưu điểm:
Giao dịch nhanh chóng và tiện lợi.
Các thanh toán có thể thực hiện mọi nơi và mọi lúc. Chỉ cần đảm bảo về mạng Internet và smartphone. Với các thanh toán điện tử. Khi có các công cụ tham gia vào hoạt động trở thành phương tiện của thanh toán qua tài khoản. Hoặc với các thẻ ngân hàng được xác định với các cây ATM. Với các thanh toán đảm bảo có quản lý, theo dõi của ngân hàng. Khi rút tiền, khách hàng có thể thực hiện qua các phòng giao dịch của ngân hàng. Hoặc thông qua các cây rút tiền tự động.
Giao dịch được tiến hành với tính hiện đại và tiện ích. Giúp các chủ thể được thực hiện phổ biến thanh toán. Có thể mở rộng với các khu vực hay phạm vi lãnh thổ khác nhau. Trong quốc gia hoặc trên quốc tế với các đơn vị tiền tệ khác nhau.
Giảm thiểu các loại rủi ro xảy ra khi sử dụng tiền mặt.
Tránh để quên tiền ở nhà, rơi mất tiền hay không đủ tiền mặt để thanh toán hóa đơn…Thế nhưng điều ấy hoàn toàn không xảy ra khi bạn sử dụng phương thức thanh toán tài khoản. Khi các thiết bị công nghệ được mang theo mọi lúc. Mọi giao dịch trực tuyến đều bảo đảm được tính rõ ràng và minh bạch. Khi các lịch sử được ghi lại, kiểm soát và theo dõi thường xuyên. Tránh việc phải mang quá nhiều tiền trong người. Không an toàn cho người sở hữu cũng như việc quản lý.
Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho các đại lý/doanh nghiệp.
Là các tiện ích có thể sử dụng khi thanh toán với khách hàng. Giúp mang đến các tiện ích, cũng như thể hiện tính bắt kịp hiện đại. Ngoài ra, nếu các đối thủ cạnh tranh đều áp dụng phương thức thanh toán này trong khi doanh nghiệp của bạn không làm được thì khách hàng của bạn sẽ rời bỏ bạn. Việc áp dụng hình thức thanh toán điện tử là nhiệm vụ tất yếu của các doanh nghiệp. Sự linh hoạt và tiện ích là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Các hợp tác cần sự cân đối giữa lợi ích hay các dịch vụ cung cấp, trao đổi giữa các bên.
2.2. Nhược điểm:
Gia tăng tiện ích nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều đã cung cấp dịch vụ internet banking. Hạn chế đáng chú ý, phổ biến nhất trong hoạt động TTĐT ở Việt Nam hiện nay đó là: Rủi ro do giả mạo và rủi ro do kỹ thuật.
Tình hình giả mạo diễn ra ngày càng tinh vi và là hoạt động đã có tính tổ chức. Không chỉ có tội phạm ở trong nước mà còn có sự tham gia của các tội phạm nước ngoài. Mặc dù số lượng vụ việc giả mạo không tăng nhanh nhưng quy mô của mỗi vụ việc lại ngày càng tăng với số tiền lớn là một rủi ro tiềm ẩn với các ngân hàng. Hay các chi phí phát sinh cao trong hoạt động quản lý và các dịch vụ phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ chính.
Cần sự củng cố, cảnh giác từ nhiều phía.
Các chuyên gia dự báo, nguy cơ mất an toàn thông tin đến từ các thiết bị có kết nối Internet sẽ tiếp tục gia tăng. Đặc biệt trong hạ tầng giao thông, tài chính ngân hàng và một số hệ thống điều khiển. Các lừa đảo qua công nghệ cũng tiến hành hết sức tinh vi. Mang đến các tổn thất và thiệt hai nghiêm trong đối với toàn bộ số tiền trong tài khoản.
Khi sử dụng các ví điện tử, Internet Banking, người sử dụng cần chú ý tới thiết bị của mình có cài các chương trình diệt virus, bảo mật. Cần nâng cao cảnh giác không ấn vào các đường link lạ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
– Thông tư 15/VBHN-NHNN ngày 28/12/2020 Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.