Cục xuất nhập khẩu là đơn vị thuộc Bộ Công thương. Với các vai trò chức năng nhằm quản lý, thực hiện có hiệu quả trong công tác liên quan đến xuất nhập khẩu. Vậy, Cục Xuất nhập khẩu là gì? Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cục Xuất nhập khẩu là gì?
Cục Xuất nhập khẩu trong tiếng Anh gọi là: Agency of Foreign Trade – AFT.
Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương. Trong việc xây dựng các tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, các cục được thành lập. Trong đó có cục xuất nhập khẩu thực hiện các chức năng đảm bảo trong nhu cầu xuất nhập khẩu của nước ta. Trong vai trò của một tổ chức trực thuộc, các mục đích hoạt động nhằm hướng đến thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lí nhà nước. Với tiến hành tất cả các hoạt động theo thẩm quyền bảo đảm cho mục tiêu chiến lược trong quản lý xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó là tổ chức thực thi pháp luật.
Hoạt động quản lý còn đặt dưới các quyền và nghĩa vụ được xác định theo quy định của pháp luật và quyết định của Bộ trưởng bộ công thương. Nhằm quản lý hiệu quả, các công tác trong xây dựng quy định, giám sát hoạt động, điều chỉnh hay mang đến các quyền và lợi ích cho đối tượng tham gia. Cùng với các chế tài được áp dụng nhằm chức năng quản lý hiệu quả.
Với tương quan giữa các cục khác, Cục xuất nhập khẩu phản ánh một mảng quản lý riêng. Các nhiệm vụ thực hiện phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định của các nhân viên. Do đó, nó cũng là tổ chức hoạt động độc lập. Cũng là hoạt động nhằm phối hợp với các tổ chức khác mang đến hiệu quả phản ánh trong bộ công thương.
Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân. Có con dấu và tài khoản riêng theo qui định của pháp luật. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp. Ngoài ra cũng hình thành từ các khoản thu phí, lệ phí theo qui định của Nhà nước. Các khoản thu nhằm thực hiện các nghĩa vụ của người nộp với nhà nước khi tham gia vào hoạt động thuộc vào nguồn kinh phí hoạt động. Do đó có những khoản thu có thể được giữ lại cho các hoạt động sử dụng trong cục. Ngoài ra với các hoạt động chi cơ bản được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước. Đây là các khoản chi được thể hiện cho kế hoạch hoạt động của cục xuất nhập khẩu.
2. Chức năng, Nhiệm vụ:
– Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước.
Xây dựng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khẳng định tính chất của một cơ quan thay mặt nhà nước trong hoạt động quản lý. Mang đến các đánh giá, yêu cầu và thể hiện bằng quy phạm pháp luật. Bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu đều phải thực hiện. Tạo ra quy củ và pháp luật. Đưa đến ổn định, trật tự và hiệu quả trong công tác xuất nhập khẩu. Xây dựng đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu. Thúc đẩy cho các ngành hàng mong muốn được đẩy mạnh giao dịch. Cũng như lựa chọn thị trường và đối tác tiềm năng.
Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa trong phạm vi cả nước và dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Tạo lập các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ. Hoạt động quản lý hay các ràng buộc cần phải thực hiện trên các quy định hợp lý. Tính chất này phải được xem xét và phản ánh ở các văn bản pháp lý. Và cục xuất nhập khẩu chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật và đại diện thực thi quyền lực nhà nước.
– Quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.
Hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục về thực hiện quy định hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,… Đây là nội dung trong hiệu quả tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Phải đưa pháp luật đến gần với những đối tượng có liên quan. Tạo cho họ thói quen tìm hiểu, phân tích và tuân thủ pháp luật. Thực hiện cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của các khu thương mại tự do, khu bảo thuế, khu phi thuế quan trong các khu kinh tế. Đây là các quyền lợi tương ứng phải được thể hiện. Đảm bảo cho các quyền lợi của đối tượng liên quan được đảm bảo.
Cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế. Tham gia hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu. Các chính sách hỗ trợ thực hiện trong khả năng và đúng với tinh thần của pháp luật. Nhằm tạo ra các lợi thế nhất định trong khuyến khích hay thúc đẩy haojt động xuất nhập khẩu nhất định hoặc toàn bộ.
– Ngoài ra còn có các chức năng cụ thể được xác định trên các phòng quản lý xuất nhập khẩu ở các khu vực.
Các Phòng Quản lí xuất nhập khẩu khu vực có chức năng, nhiệm vụ giúp Cục Xuất nhập khẩu cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CIO) cho hàng hóa xuất khẩu, giấy chứng nhận gia công hàng hóa, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Đây là các đại diện trực tiếp tham gia hoạt động trên các địa bàn khác nhau. Việc kiểm tra và đảm bảo chất lượng hay đặc tính phù hợp tiêu chuẩn xuất nhập khẩu sẽ được tiến hành xuất nhập khẩu trên thực tế. Và trong quan hệ giao dịch với các thị trường bên ngoài. Việc chính phủ một nước đồng ý tổ chức xuất nhập khẩu phải được phản ánh băng hóa đơn, chứng từ cho hàng hóa.
Phòng Quản lí xuất nhập khẩu được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng theo qui định của pháp luật để giao dịch. Khi các hoạt động thể hiện hay phản ánh ý chí phải được xác nhận bằng văn bản. Nó phụ thuộc vào yêu cầu và tính chất nghề nghiệp.
Các Phòng Quản lí xuất nhập khẩu sử dụng con dấu phải thông báo cho các tổ chức quốc tế có liên quan. Nhằm bảo đảo đảm ổn định hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo qui định, cam kết quốc tế. Nó phản ánh các tính chất đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của giao dịch. Từ đó giúp cho các chất lượng hàng hóa lưu thông được kiểm duyệt. Từ đó mang đến tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Mở rộng quan hệ hợp tác và làm ăn với quốc tế. Bên cạnh ý nghĩa lớn nhất là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo chất lương, công dụng hay chức năng của sản phẩm hàng hóa.
3. Cơ cấu tổ chức:
Cục xuất nhập khẩu thực hiện các nội dung công việc với khối lượng lớn. Trong đó có sự điều hành và quản lý của cục trưởng và các phó cục trưởng. Bên cạnh đó, các quá trình tiến hành hoạt động cần một bộ máy giúp việc với các phòng ban khác nhau. Thực hiện trong quản lý với các ngành nghề và lĩnh vực riêng biệt hoặc với nhóm chung. Các lĩnh vực khác nhau được tách biệt nhằm thể hiện đúng các chuyên môn trong quản lý. Tuy nhiên có những phòng ban quản lý thống nhất. Tất các các khía cạnh hoạt động được thể hiện toàn diện. Từ đó góp phần phản ánh trong hiệu quả chung của cục.
– Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
+ Văn phòng;
+ Phòng Tổng hợp Chính sách;
+ Phòng Xuất xứ hàng hóa;
+ Phòng Xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp;
+ Phòng Xuất nhập khẩu hàng Nông – Lâm – Thủy sản;
+ Phòng Quản lí Xuất khẩu gạo;
+ Phòng Thương mại quốc tế;
+ Văn phòng TBT;
+ Văn phòng SPS;
+ Văn phòng Đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng Đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng theo qui định của pháp luật để giao dịch.
Ngoài các phòng ban, các phòng quản lý xuất nhập khẩu ở các địa bàn được xây dựng. Với tính chất xuất nhập khẩu bằng nhiều con đường. Và trên các địa giới hành chính khác nhau. Việc đảm bảo có mặt ở các khu vực, các tỉnh tập chung hoạt động xuất nhập khẩu nhằm mang đến tiện ích, khả thi và thuận tiện cho công tác quản lý. Từ đó mà góp phần phản ánh hiệu quả trong công tác của cục nói chung.
– Các Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực thuộc Cục Xuất nhập khẩu:
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ;
+ Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang.
Việc thành lập, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.