Cục Thương mại điện tử và kinh tế số là tổ chức có tư cách pháp nhân. Khi có sự tham gia và hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại. Kết nối với các thiết bị điện tử. Với tính chất mở ra một thị trường mới, cũng yêu cầu sự quản lý và phối hợp thực hiện từ phía nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là gì?
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong tiếng Anh gọi là: Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency – iDEA.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là tổ chức thuộc Bộ Công Thương. Với tính chất hoạt động liên quan đến quản lý và điều phối các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên điểm khác ở đây là thị trường giao dịch hàng hóa mới được thiết lập. Đó là các giao dịch qua mạng điện tử. Với nhiệm vụ của mình, Bộ công thương bắt buộc phải giao nhiệm vụ quản lý và thành lập lên Cục thương mại điện tử và kinh tế số.
Cục thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lí nhà nước. Tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử và hoạt động kinh tế số. Trong thị trường mới này, các đối tượng hay chủ thể tham gia rất đa dạng. Đặc biệt khi thị trường mới mở ra, các quy định tiến bộ mới tạo sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó đây được xem là cơ quan chuyên trách đảm nhiệm vai trò quản lý. Trong hoạt động của thị trường mới là giao dịch qua mạng. Các thiết lập quyền và nghĩa vụ các bên phải được đảm bảo và thống nhất với bên trung gian là sàn giao dịch. Hoặc với chính bên hoạt động trên sàn.
Công tác quản lý.
Như vậy với các khía cạnh quản lý. Có thể thấy cơ bản các trách nhiệm trong quản lý thị trường thương mại điện tử. Khi mà hiện nay, có rất nhiều sàn giao dịch khác nhau được mở ra và phục vụ với lượng khác hàng nhất định. Mỗi sàn lại mang đến cách chính sách cung ứng nhu cầu khác nhau. Do đó, cần có sự thống nhất quản lý chung. Bên cạnh các lợi thế cạnh tranh riêng, các sàn phải đảm bảo các nghĩa vụ cơ bản của nhà nước được đảm bảo giám sát bởi cục Thương mại điện tử và kinh tế số.
Thứ hai là quản lý đối với nền tảng kinh tế số. Đây là nội dung cũng được thực hiện lồng ghép trong các sàn giao dịch. Ở đó, có các hoạt động thanh toán hay bảo đảm nghĩa vụ khác mà không dùng tiền mặt. Các giao dịch được tiến hành với tính chất vô cùng đa dạng. Tất cả nhằm mang đến các tiện ích trong các hoàn cảnh và thời điểm khác nhau cho khách hàng.
Vị trí và chức năng.
Để thực hiện có hiệu quả các công việc được phân công. Cục phải đảm bảo sự ổn định và tính chuyên nghiệp trong bộ máy. Tổ chức, quản lí hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lí của Cục theo qui định của pháp luật và phân cấp, uỷ quyền của Bộ trưởng. Trong nội dung quyết định số 3839/QĐ-BCT quy định rất cụ thể các quyền hạn và nghĩa vụ của cục. Trong đó có cả các hoạt động hiệu quả trong nội bộ và tiến hành công việc theo nhiệm vụ.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số có tư cách pháp nhân. Đây là một tổ chức mang tính độc lập trong các hoạt động với phạm vi quyền hạn. Và là tổ chức thuộc cơ quan quản lý cấp trên. Nhằm bảo đảm tính chất thống nhất và phân cấp quyền lực. Các giám sát giúp hoạt động của Cục phải được đảm bảo mang đến hiệu quả. Tránh các hoạt động sai phạm không tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Có con dấu và tài khoản riêng theo qui định của pháp luật. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo qui định của Nhà nước. Tất cả các hoạt động tiến hành có thể nhằm tìm kiếm kinh phí duy trì hoạt động của tổ chức. Nhưng phải bảo đảm tuân thủ pháp luật.
2. Đặc điểm:
– Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Bao gồm nội dung công việc trong quản lý, thực hiện xây dựng chính sách nhằm phát triển thương mại điện tử. Mang những lợi thế và tiện ích phù hợp được triển khai đồng bộ và phản ánh kết quả trên thực tế. Công việc quản lý vừa nhằm đảm bảo các tính chất được phản ánh hiệu quả trong hoạt đọng thương mại. Vừa giúp các cơ quan, tổ chức hay cá nhân dễ dàng tiếp cận với thị trường mới. Từ đó mang đến các lợi ích vượt trội của thị trường điện tử.
Bên cạnh đó là các hoạt động thực hiện quyền hạn trong quản lý. Giải quyết và tháo gỡ các tranh chấp trong thị trường. Cũng như tiến hành xử lý các sai phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đối tượng khác. Để thực hiện được hiệu quả, cần thiết phải có một cơ chế giải quyết hiệu quả và bám sát với các thực tế phát sinh trên thị trường.
Ý nghĩa mang đến là các thuận lợi cho thị trường được phát triển. Tìm kiếm và khai thác các nguồn khách hàng tiềm năng. Xây dựng các chiến lược nhằm mang đến phát triển bền vững. Ở đó các nhu cầu hay quyền lợi của khách hàng được đảm bảo.
– Về dịch vụ công trực tuyến và phát triển chính phủ điện tử.
Hiện nay, ngoài các thành phần kinh tế tư nhân, các dịch vụ cung trực tuyến cũng được phát triển. Như các công việc đăng ký, khai báo, nộp hồ sơ giấy tờ,… được thực hiện trên các cổng thông tin điện tử về dịch vụ công. Việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến đáp ứng các tiện ích cho người dân. Cũng giảm tải các áp lực tiếp nhận và xử lý cho cơ quan nhà nước. Ngoài ra là việc phát triển chính phủ điện tử.
Bao gồm các công việc về xây dựng chiến lược hay quy trình nhằm thực hiện hiệu quả và đồng bộ. Các quy chuẩn kỹ thuật được xem xét và đánh giá. Từ đó tìm ra các điểm phù hợp áp dụng trong ứng dụng chính phủ điện tử.
– Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số.
Ở đây quan tâm đến các nhân viên và nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động quản lý hiệu quả. Để thực hiện được yêu cầu đặt ra, cần thiết phải có sự quan tâm và nắm bắt kịp thời các nhu cầu hay tính chất của thị trường. Khi mà các hoạt động mới được thể hiện và tồn tại. Nhất thiết các nhà quản lý phải đi trước và đón đầu. Mang đến các hoạt động quản lý linh hoạt. Nó là sự giao thoa giữa các giao dịch của thị trường truyền thống. Nhưng cũng mang tính mới mẻ và biến đổi khi sử dụng công nghệ, điện tử và số hóa.
Nguồn nhân lực trước tiên phải được đào tạo bài bản, đáp ứng tính linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Sau đó là việc phát triển và đẩy mạnh các hiệu quả quản lý.
3. Cơ cấu tổ chức:
Trong tổ chức bộ máy, có Cục trưởng là chủ thể quản lý chung và điều hành các hoạt động của cục. Phía dưới là các chức danh và phòng ban thực hiện các công việc được phân công cụ thể.
Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
a) Văn phòng;
b) Phòng Chính sách;
c) Phòng Hợp tác quốc tế;
d) Phòng Quản lí hoạt động thương mại điện tử;
đ) Phòng Nghiên cứu ứng dụng kinh tế số;
e) Phòng Dịch vụ công và Chính phủ điện tử.
Có thể thấy trong hoạt động của cục, các ý nghĩa đem lại phản ánh cho hiệu quả quản lý. Với thị trường mới có chức năng phục vụ cho tất cả các công dân có nhu cầu. Tính chất đa dạng của một thị trường được thể hiện. Do đó, các hoạt động phản ánh hiệu quả quản lý thị trường phải được đặt dưới sự chỉ đạo, giám sát của Bộ công thương. Trong các quan hệ với các dịch vụ công, với các hợp tác quốc tế nhằm mở rộng phạm vi thị trường. Thương mại điện tử mang đến các tiện ích cho thanh toán các nội tệ và ngoại tệ. Được phép giao dịch với quốc tế dựa trên nhu cầu. Do đó mà các phòng ban được xây dựng mang các ý nghĩa nhất định.
Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:
a) Trung tâm Phát triển thương mại điện tử;
b) Trung tâm Tin học và Công nghệ số.
Đây là yêu cầu cần thiết đặt ra. Với nhu cầu đòi hỏi khi tham gia vào thị trường. Tính chất hiệu quả, sáng tạo hay hiện đại, tiện ích được quan tâm. Các nhu cầu trong phát triển hay đẩy mạnh các tiếp cận thị trường phải được thực hiện. Với đội ngũ nhân viên là người có trình độ, năng lực đáp ứng tiêu chuẩn. Phục vụ cho việc duy trì các tiện ích phù hợp. Và tạo ra các tiện ích mới mang đến trải nghiệm và tối ưu đối với các giao dịch được tiến hành. Đó là ý nghĩa của Trung tâm phát triển thương mại điện tử.
Với các giao dịch mang tính chất sử dụng phương tiện điện tử, các ứng dụng tin học cần thiết được phát triển. Với các đòi hỏi công nghệ mới hay việc áp dụng kinh nghiệm phù hợp. Các thị trường cần được ổn định, phát triển và mang đến tính bền vững. Khi mà các giao dịch điện tử mang đến quá nhiều tiện ích cho người dùng. Nó là một phương hướng khả thi trong phát triển kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hóa.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.