Tài sản công là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong sự tồn tại, hoạt động và phát triển của Nhà nước. Nhà nước có nhiều loại tài sản khác nhau, và với sự đặc thù của Nhà nước, yêu cầu về việc quản lý tài sản của Nhà nước là quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy cục Quản lý công sản là gì? Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức?
Mục lục bài viết
1. Cục Quản lý công sản là gì?
Tại Điều 1 của Quyết định số 2389/QĐ- BTC quy định:
“Cục Quản lý công sản là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản công và trưng mua, trưng dụng tài sản, quản lý về tài chính đối với đất đai, tài nguyên; trực tiếp quản lý, xử lý một số loại tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cục Quản lý công sản có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.”
Từ quy định này, chúng ta nhận thấy Cục Quản lý công sản chính là cơ quan nhà nước, trực thuộc, dưới sự quản lý của Bộ Tài chính. Sự độc lập của cơ quan thể hiện ở việc Cục Quản lý công sản có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng. Điều này thể hiện sự độc lập, tự quyết trong các quyết định của Cục. Bộ Tài chính thực hiện quyền quản lý của mình đối với Cục Quản lý công sản thông qua việc phân công nhiệm vụ, công việc, quản lý thông qua việc báo cáo của Cục,….
2. Chức năng của Cục quản lý công sản:
Chức năng của Cục Quản lý công sản được quy định như sau: “….chức năng quản lý nhà nước về tài sản công và trưng mua, trưng dụng tài sản, quản lý về tài chính đối với đất đai, tài nguyên; trực tiếp quản lý, xử lý một số loại tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính”.
“Tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tài sản công bao gồm: trụ sử làm việc, phương tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị… Đây chính là nền tảng vật chất căn bản để nhà nước tồn tại, hay nói rộng hơn đây là môi trường và là điều kiện đảm bảo sự tồn vong cho một chế độ xã hội.
Quản lý tài sản công là các chủ thể quản lý sử dụng các phương pháp, các công cụ tác động tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong lĩnh vực quản lý tài sản công. Bên cạnh đó là nhiệm vụ trưng mua, trưng dụng tài sản. Hoạt động trưng mua, trưng dụng tài sản là hoạt động mua, sử dụng tài sản không có sự tự nguyên của chủ tài sản, đây là hoạt động đặc thù do đó cần phải được thực hiện theo tuần tự và được giám sát chặt chẽ.
Đất đai, tài nguyên thuộc sở hữu tài nguyên mà do Nhà nước đại diện là chủ sở hữu, do đó, đất đai, tài nguyên không phải là tài sản công. Và Cục Quản lý công sản chỉ có quyền quản lý về tài chính đối với đất đai, tài nguyên, tức phạm vi quản lý chỉ trong lĩnh vực tài chính mà không liên quan đến quyền sử dụng, quyền khai thác,… các tài nguyên này.
3. Nhiệm vụ của Cục Quản lý công sản:
Nhiệm vụ của Cục Quản lý công sản được quy định tại Điều 2 của Quyết định số 2389/QĐ- BTC, cụ thể bao gồm các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ đầu tiên đó chính là đó xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các dự án thuộc chức năng của Cục. Các văn bản quy phạm pháp luật chính là nền tảng của hoạt động quản lý tài sản công, hoạt động trưng mua, trưng dụng tài sản. Do đó, phải có hệ thống quy phạm pháp luật làm nền tảng, điều chỉnh những hoạt động đó trong một khuôn khổ. Các định hướng chiến lược về quản lý tài sản công đó chính là hướng phát triển về hoạt động quản lý tài sản công, Cục Quản lý công sản sẽ trực tiếp xây dựng và trình lên cấp có thẩm quyền để được phê duyệt.
Lĩnh vực tài chính công là một bộ phận trong hệ thống tài chính quốc dân, có mối liên kết với nhiều bộ phận khác trong hệ thống tài chính, do đó, để đảm bảo sự thống nhất giữa các bộ phận trong hệ thống tài chính, thì Cục Quản lý công sản cũng tham gia vào việc xây dựng những chiến lược, chính sách, dự án, dự thảo văn bảo pháp luật của các lĩnh vực khác có liên quan.
Trong hoạt động quản lý công sản tại các cơ quan nhà nước nói chung, thì nhiệm vụ của Cục Quản lý công sản được quy định cụ thể tại Khoản 4 của Điều 2 này, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như:
– Xây dựng văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Tham gia trong việc xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng, tài sản đặc thù ở cơ quan nhà nước trung ương;
– Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công; thẩm định việc sử dụng tài sản công
– Trình cấp có thẩm quyền quyết định việc giao, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, chuyển đổi công năng sử dụng đối với tài sản công
– Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính có ý kiến về phương án giao đất, thu hồi đất xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước
– Hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
……
Quy định tại Khoản 4 này đã thể hiện rất chi tiết nhiệm vụ của Cục Quản lý công sản trong quản lý tài sản công. Chức năng quản lý thể hiện sự sâu và rộng, từ việc xây dựng những tiêu chuẩn, đến việc tham mưu đưa ra ý kiến quyết định đến việc hướng dẫn việc sắp xếp tài sản công và quyền quản lý tài sản công tại các đơn vị khác thông qua việc yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin. Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công sản được thực hiện ngày từ những bước manh nha trong việc hình thành, sở hữu tài sản của nhà nước.
Cục Quản lý công sản còn có quyền quản lý đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước. Các dự án sử dụng vốn nhà nước sử dụng tiền thuộc ngân sách nhà nước để xây dựng, thực hiện các dự án, đây chính là những nguồn tiền xuất phát từ nhà nước. Do đó, cần phải có sự quản lý để tránh trường hợp lạm dụng, sử dụng không tiết kiệm nguồn vốn Nhà nước. Trong hoạt động quản lý này thì Cục Quản lý công sản đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng chế độ quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước. Hoạt động khác đó chính là xử lý tài sản khi dự án kết thúc thì Cục sẽ đóng vai trò là cơ quan đưa ra đề xuất xử lý, tham gia xử lý tài sản khi dự án kế thúc.
Đối với những tài sản công chưa được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng thì Cục cũng chủ trì xây dựng chế độ quản lý tài sản công; thực hiện các hoạt động tiếp nhận, bảo quản, xây dựng phương án xử lý tài sản đó và thực hiện xử lý tài sản khi có quyết định phê duyệt phương án; …. Cục Quản lý công sản còn có nhiệm vụ trong hoạt động quản lý tài sản đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Đối với hoạt động mua sắm tài sản công, thì Cục có nhiệm vụ đó chính là xây dựng cơ chế, chính sách mua sắm tài sản công, bên cạnh đó thì Cục cũng thực hiện quản lý đối với hoạt động mua sắm tài sản công đó.
Nhiệm vụ quản lý của Cục Quản lý công sản còn được thể hiện qua nhiều hoạt động khác như quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư quản lý phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia (Khoản 8); hoạt động xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật về chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước; tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu toàn dân; sử dụng giá trị quyền sử dụng đất,….(Khoản 9); xây dựng và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với tài nguyên; quản lý tài sản công do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý (Khoản 10); Quản lý quỹ tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản công (Khoản 11)….
Cục Quản lý công sản là cơ quan có nhiệm vụ chủ đạo trong hoạt động quản lý tài sản công của cả quốc gia. Đây chính là cánh tay đắc lực cho Bộ Tài chính, Thủ tướng thực hiện quyền quản lý tài sản thuộc Nhà nước. Quy định tại Điều 2 đã nêu rõ ràng về nhiệm vụ của Cục, nhằm cụ thể hóa, chuyên trách hóa nhiệm vụ của Cục, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công của Nhà nước.
4. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản:
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản được quy định tại Điều 3 của Quyết định số 2389/QĐ- BTC, theo đó, thì Cục gồm: 01 Văn phòng Cục; 04 phòng: Phòng Tài sản hành chính, sự nghiệp; Phòng Tài nguyên, đất; Phòng Tài sản kết cấu hạn tầng; Phòng Tài sản xác lập sở hữu toàn dân; 01 đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Cơ cấu tổ chức của Cục đã thể hiện sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực quản lý của Cục, mỗi phòng sẽ thực hiện quản lý về một lĩnh vực một cách chuyên nghiệp, chuyên môn, chuyên sâu nhất.