Bộ Tài Chính là cơ quan của Chính Phủ. Hiện nay, Bộ Tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính nói riêng cũng như trong công tác điều hành bộ máy nhà nước nói chung. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính cũng được quy định cụ thể. Một trong số đó chúng ta cần phải kể đến Cục Dự trữ quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Bộ Tài Chính:
Bộ Tài Chính được hiểu là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực cụ thể sau đây: Tài chính – ngân sách (trong đó bao gồm các lĩnh vực sau: Ngân sách nhà nước; thuế; các khoản phí, lệ phí và các thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động về dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác là các dịch vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, với vị trí và chức năng này, Bộ Tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính nói riêng, trong công tác điều hành bộ máy nhà nước nói chung. Cũng chính bởi vì vậy, pháp luật hiện hành trao cho Bộ Tài chính các nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý chung với vai trò là một Bộ như các Bộ khác trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước bên cạnh đó cần phải thực hiện nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực cụ thể trong phạm vi của mình cụ thể như: quản lý ngân sách nhà nước, quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ tài chính nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước, quản lý dự trữ quốc gia, quản lý tài sản nhà nước, công tác kiểm tra, thanh tra và nhiều lĩnh vực cụ thể khác.
2. Tìm hiểu về dự trữ quốc gia:
Khái niệm dự trữ quốc gia:
Dự trữ quốc gia được hiểu là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lí, nắm giữ.
Dự trữ quốc gia cũng được hiểu chính là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm mục đích để chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, từ đó đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước. Hoạt động dự trữ quốc gia được xem là các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật để nhằm mục đích để quản lý dự trữ quốc gia; điều hành nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ dự trữ quốc gia.
Dự trữ quốc gia trong tiếng Anh gọi là gì?
Dự trữ quốc gia trong tiếng Anh gọi là State reserves.
Chính sách của Nhà nước về dự trữ quốc gia:
– Nhà nước có các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dự trữ quốc gia phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kì cụ thể.
– Nhà nước xây dựng dự trữ quốc gia đủ mạnh, cơ cấu hợp lí, bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. Ngân sách Nhà nước hiểu một cách đơn giản là tổng số thu và chi của Nhà nước trong một năm nhằm mục đích để có thể thực hiện các chức năng của Nhà nước do Hiến pháp quy định.
– Nhà nước có chính sách đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học – kĩ thuật về dự trữ quốc gia, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia.
– Nhà nước có chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dự trữ quốc gia.
– Chính phủ có những quy định chi tiết Điều này.
Nội dung quản lí nhà nước về dự trữ quốc gia:
– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.
– Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển dự trữ quốc gia.
– Quy định chi tiết Danh mục hàng dự trữ quốc gia; phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia; quyết định xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.
– Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.
– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ quốc gia.
Nguồn để hình thành dự trữ quốc gia:
Dự trữ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:
– Ngân sách nhà nước;
– Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm:
– Các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lí và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ quốc gia:
Việc tổ chức dự trữ quốc gia cần phải bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất vào một đầu mối của Nhà nước, có phân công cho các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia được bố trí ở trung ương và các khu vực, địa bàn chiến lược trong cả nước để nhằm mục đích có thể kịp thời và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu trong các trường hợp cấp bách, bao gồm cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị dự trữ quốc gia thuộc bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách được tổ chức theo hệ thống dọc, gồm bộ phận ở trung ương và các đơn vị ở địa phương theo khu vực. Theo đó, quỹ dự trữ quốc gia sẽ cần phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý chặt chẽ, bí mật, an toàn; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu trong mọi tình huống; quỹ dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đầy đủ, kịp thời.
Ngoài ra, quỹ dự trữ quốc gia cũng cần phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và quỹ dự trữ quốc gia cũng không được sử dụng để nhằm mục đích hoạt động kinh doanh.
3. Tìm hiểu về Cục Dự trữ quốc gia:
Khái niệm Cục Dự trữ quốc gia:
Cục Dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lí một số loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
Cục Dự trữ quốc gia trong tiếng Anh được gọi là gì?
Cục Dự trữ quốc gia trong tiếng Anh được gọi là General Department of State Reserves – GDSR.
Nhiệm vụ của Cục Dự trữ quốc gia:
Cục Dự trữ quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dự trữ quốc gia.
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, về dự trữ quốc gia; phương án sử dụng quỹ dự trữ quốc gia hàng năm, và trong các trường hợp đột xuất.
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan có liên quan lập dự toán và phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia của ngân sách trung ương cho các Bộ, ngành được phân công dự trữ quốc gia, xác định giá, khung giá mua, bán, chi phí nhập, xuất bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ thẩm định, tổng hợp quyết toán việc sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia của các cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lí hàng dự trữ quốc gia.
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lí hàng dự trữ quốc gia đối với các Bộ, ngành được giao quản lí hàng dự trữ quốc gia; đề xuất các biện pháp xử lí những vi phạm về quản lí hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lí dự trữ quốc gia.
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ trực tiếp quản lí một số loại hàng dự trữ quốc gia được giao bao gồm các việc mua, bán, xuất, nhập, bảo quản, bảo vệ an toàn các mặt hàng dự trữ quốc gia được giao theo đúng quy định của pháp luật.
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học- kĩ thuật và công nghệ để nâng cao năng lực quản lí, hiện đại hoá hệ thống kho, trang thiết bị kĩ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực dự trữ quốc gia theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Cục Dự trữ quốc gia có nhiệm vụ thực hiện chế độ báo cáo thống kê và đánh giá hiệu quả về tình hình quản lí, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ quốc gia:
Cục Dự trữ quốc gia được tổ chức thành hệ thống dọc, theo nguyên tắc tập trung thống nhất với cơ cấu tổ chức như sau:
– Ở Trung ương có Cục Dự trữ quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính.
– Tại địa phương có các tổ chức Dự trữ quốc gia khu vực trực thuộc Cục Dữ trữ quốc gia. Hiện nay ở Việt Nam có 19 tổ chức Dự trữ quốc gia khu vực.