CTO là giám đốc công nghệ giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng mà mỗi doanh nghiệp chuyên ngành về công nghệ không thể thiếu. Vậy hiểu thế nào là CTO? Một lộ trình cần có để trở thành CTO sẽ diễn ra như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. CTO là gì?
CTO là viết tắt của Chief Technology Officer, dịch ra là Giám đốc công nghệ hay Giám đốc kỹ thuật trong công ty. CTO là một vị trí quản lý cấp cao với chức năng là đảm nhận trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật của công ty. Ngoài ra họ còn mang trách nhiệm điều hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đưa ra những định hướng tương lai về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật của công ty.
2. Mô tả công việc của Giám đốc công nghệ CTO:
Nhiệm vụ chính của một CTO, thứ nhất là điều hành công việc của nhóm kỹ sư IT. Bên cạnh đó là tham gia vào các quyết định sản xuất sản phẩm, lựa chọn công nghệ phù hợp với sản phẩm và phối kết hợp với các bộ phận khác để đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai cho công ty. Nói chung sẽ là phụ trách toàn bộ về mặt kỹ thuật của dự án công ty.
Ngoài ra, công việc CTO có thể đảm nhận, ví dụ như:
– Quản lý nhóm kỹ sư IT và các lập trình viên, mang tính chất về chuyên môn để triển khai các dự án phần mềm, cổng thông tin, ứng dụng, website, nội dung và dữ liệu cho khách hàng cũng như các dự án sản phẩm công ty phát triển.
– Kiểm soát đảm bảo chất lượng các sản phẩm phần mềm của công ty bất kể tự phát triển hoặc thuê ngoài đối tác outsourcing
– Tìm kiếm, đánh giá năng lực thực hiện của các đối tác liên kết, các đối tác cung cấp dịch vụ thứ ba như máy chủ, mã nguồn template, nhân sự thuê ngoài…
– Giám sát, thực hiện các công đoạn để đưa dự án sản phẩm vào hoạt động như ghép code, upload dữ liệu lên máy chủ, xử lý lỗi, sự cố liên quan.
– Phân tích thiết kế hệ thống và giao việc cho cấp dưới thực hiện đảm bảo chất lượng và tiến độ theo deadline đưa ra.
– Lập tài liệu xây dựng hệ thống, hướng dẫn người sử dụng.
– Theo dõi, giám sát các chỉ số vận hành của dự án để tối ưu, scale up, đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru theo số lượng người dùng mục tiêu đưa ra.
– Tư vấn cho bộ phận kinh doanh và khách hàng về vấn đề kỹ thuật
– Đào tạo cho thế hệ kế cận, duy trì và đảm bảo nhân lực cho công ty về lâu dài.
– Quản lý toàn bộ các dịch vụ về công nghệ và sản phẩm của công ty.
3. Điều kiện cần có để có thể đảm nhận vai trò một Giám đốc công nghệ:
Kỹ năng mà một Giám đốc công nghệ cần có, bao gồm:
Thứ nhất, kỹ năng công nghệ là cái cần có trước tiên: CTO là Giám đốc công nghệ, nên thứ đòi hỏi đầu tiên là phải có kỹ năng và kiến thức hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực công nghệ, điều này bao gồm kiến thức và kinh nghiệm về phát triển phần mềm, lập trình, kiến trúc hệ thống, phát triển sản phẩm,… Bên cạnh đó, ngoài những kiến thức cơ bản của công nghệ đã nắm bắt được, một CTO cũng cần phải sẵn sàng tìm tòi và thử nghiệm những kiến thức công nghệ mới và ứng dụng những công nghệ đó vào việc phát triển sản phẩm của công ty, mang lại những lợi ích riêng cho công ty, doanh nghiệp của mình.
Thứ hai, kỹ năng kinh doanh: với nhiệm vụ quản lý của một bộ phận, đưa ra những định hướng phát triển tương lai cho công ty, thì điều đòi hỏi một CTO là kiến thức về kinh doanh. Bởi cơ bản, quy trình vận hành công nghệ vào trong các sản phẩm của công ty cũng là để kinh doanh mang về lợi nhuận cho công ty. Do vậy, khi có kiến thức kinh doanh thì mới có những định hướng cơ bản để phát triển hướng đi cho doanh nghiệp.
Thứ ba, kỹ năng lãnh đạo: chức năng, nhiệm vụ là một giám đốc đòi hỏi phải có khả năng và tố chất lãnh đạo để bộ phận công nghệ thông tin hoạt động một cách trơn tru và phối kết hợp ổn định với nhau, ngoài ra phối kết hợp với các bộ phận khác trong công ty để đảm bảo phân bổ nguồn lực hợp lý cho các dự án và đưa dự án đi đến thành công.
Thứ tư, kỹ năng giao tiếp phải thuần thục: giao tiếp là điều rất quan trọng và cần thiết khi ở bất kể một lĩnh vực hay vị trí nào. Đối với một Giám đốc công nghệ thì đương nhiên giao tiếp là điều rất cần và phải làm tốt. Giao tiếp với chính cấp dưới tạo sự tin tưởng và đưa team phối kết hợp hoàn chỉnh; giao tiếp với cấp trên hay với chính các phòng ban khác; giao tiếp với các đối tác bên ngoài;…
Thứ năm, kỹ năng đưa ra quyết định: đứng ở vị trí là một Giám đốc của một bộ phận, việc đưa ra quyết định là rất quan trọng. Một CTO phải đưa ra các quyết định quan trọng trong việc mua công nghệ mới và phân bổ nguồn lực từ nhân viên, hay kinh phí là điều cần sự sáng suốt và tỉ mỉ. Do vậy, kỹ năng tính toán và đưa ra quyết định sẽ rất cần ở bất kể một CTO nào.
4. Các loại CTO trong một doanh nghiệp:
Trong một doanh nghiệp chuyên ngành thì gồm những CTO theo vai trò như sau:
CTO kỹ thuật: Vị trí CTO kỹ thuật này sẽ đảm nhận vai trò là người đưa ra những chiến lược về kỹ thuật, đưa ra kế hoạch và theo dõi kế hoạch đó được triển khai và quản lý lộ trình đó.
CTO tiếp thị: Với vị trí này, CTO sẽ đóng vai trò là cầu nối liên kết giữa công ty và khách hàng; tiến hành khảo sát nhu cầu thị trường và có những đề xuất đưa dự án công nghệ hợp với nhu cầu khách hàng tùy từng giai đoạn để đạt được hiệu quả cao nhất.
CTO chiến lược: CTO đảm nhận vị trí này sẽ có nhiệm vụ phân tích các vấn đề liên quan đến chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường. Chiến lược dài hạn thường sẽ được thực hiện trong sáu tháng đến một năm hoặc lâu hơn. CTO chiến lược sẽ phải vạch ra được định hướng, lộ trình phát triển của công ty.
CTO cơ sở hạ tầng: Vị trí này CTO sẽ đảm nhận vai trò giám sát việc quản lý dữ liệu cũng như là bảo mật và bảo trì hệ thống mạng an ninh cho công ty; quản lý lộ trình công nghệ của công ty.
5. Lộ trình để trở thành một CTO (Giám đốc công nghệ):
Bất kể ở một vị trí nào cũng cần phải có lộ trình đi từ cái căn bản lên. Cụ thể với một Giám đốc công nghệ, lộ trình đi sẽ như sau:
– Đầu tiên bao giờ cũng là phải có bằng cử nhân về công nghệ: Đây là nền móng đầu tiên cho sự phát triển đi lên để trở thành một CTO, đảm bảo về mặt kiến thức nền tảng kỹ thuật.
– Sau khi có bằng cử nhân: sẽ tiến hành đi làm để có được kinh nghiệm làm việc và ngành có liên quan: Với một CTO thì kinh nghiệm là điều rất quan trọng bên cạnh kiến thức nền tảng ổn định. Thường với một CTO, thì phải tiến hành làm việc lâu dài và thường xuyên ở một công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ hoặc trong cùng một ngành liên quan . Điều này cần thiết một lộ trình, cụ thể sẽ tiến hành đi làm thực hiện các dự án trong công việc cùng ngành, lĩnh vực để làm giàu kinh nghiệm cho bản thân mình, có kiến thức chuyên môn dày dặn để làm đẹp CV sau này.
– Sau đó có thể cân nhắn tiếp tục học lên để cập nhật kiến thức, theo đuổi học lên Thạc sĩ để có bằng thạc sĩ, nó sẽ nâng cấp trình độ cũng như danh tiếng cho mình. Các doanh nghiệp thường yêu cầu người muốn apply vị trí CTO phải tốt nghiệp các cấp đại học trở lên chuyên ngành công nghệ thông tin, bằng thạc sĩ trở lên trong các lĩnh vực liên quan sẽ là một lợi thế.
Với mỗi cá nhân cần phải trau dồi những kỹ năng cần có: kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng tự trau dồi kiến thức không ngừng nghỉ; kỹ năng sáng tạo và nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề; kỹ năng về mặt tư duy và có tầm nhìn xa và rộng, dẫn đầu và lên kế hoạch cho các dự án công nghệ; kỹ năng quản lý;… Bởi CTO là người nắm giữ vị trí cao nhất đối mới mảng kỹ thuật và công nghệ.
Nói chung CTO đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận, phát triển, cải tiến không ngừng các công nghệ kỹ thuật, tăng sự cạnh tranh của công ty trên thị trường đầy biến động.