Đối với những "tay chơi" tiền ảo thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với "Crypto". Vậy Crypto là gì? Kiến thức cần có để chơi Crypto tránh lừa đảo?
Mục lục bài viết
1. Crypto là gì?
Crypto (Tên tiếng anh là cryptocurrency) là dạng tiền mã hoá (tiền điện tử) do các dự án phát hành trên blockchain, hay còn được gọi với các tên khác nhau như tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền mật mã,…Cryptocurrency sẽ có nhiều chức năng khác nhau được sử dụng như là một phương tiện lưu trữ giá trị, thanh toán và giao dịch hoặc có những ứng dụng khác như phần thưởng cho thợ đào, tham gia vào hoạt động của dự án.
Bằng việc sử dụng các hệ thống mã hóa cơ sở dữ liệu của công nghệ Blockchain, thông tin về những giao dịch Crypto sẽ luôn được bảo mật an toàn, không thể bị thay đổi hay xóa bỏ dưới bất kỳ tác động nào. Đặc biệt, bất kỳ một ai hay tổ chức nào cũng có khả năng tạo ra loại tiền này. Tuy nhiên, về giá trị của một Crypto coin vẫn sẽ được đánh giá thông qua việc cộng đồng người dùng có chấp nhận và có sử dụng rộng rãi hay không. Điều này có khác biệt với tiền trong thực tế, được định giá và kiểm soát bởi chính phủ. Rủi ro lớn nhất của đồng Crypto chính là không được người dùng chấp nhận và trở thành vô giá trị.
Sàn giao dịch Crypto là nơi những nhà đầu tư tiến hành các hoạt động mua bán, giao dịch tiền điện tử. Nó được xem như là một nền tảng trực tuyến làm trung gian giữa những nhà đầu tư Crypto. Theo thống kê của Coinmarketcap, hiện nay ở trên thế giới có hơn 300 sàn giao dịch Crypto với khối lượng giao dịch hàng ngày đạt mức tới mức gần 500 tỷ đô. Những con số này thể hiện được các hoạt động đầu tư Crypto trên những sàn giao dịch đang ngày càng trở nên sôi động hơn. Một số các sàn phổ biến có thể kể đến như Binance, sàn giao dịch P2P Remitano, sàn Huobi, Sàn Kucoin, sàn Coinbase, …
2. Kiến thức cần có để chơi Crypto tránh lừa đảo?
Nhìn lại những cột mốc lớn của cộng đồng Blockchain ở Việt Nam trong những năm qua thì có thể thấy ngành tiền mã hóa đã trải qua nhiều các giai đoạn khác nhau với loạt thay đổi lớn, từ năm 2017 đến năm 2023, “cuộc chơi” crypto đã chứng kiến về sự diễn biến của việc ICO (phát hành tiền mã hóa lần đầu), rồi thời điểm đến “mùa đông” crypto; DeFi, NFT, cuộc chiến của Layer1, GameFi, Move to Earn, Metaverse và hiện nay chính là sự bùng nổ của các Layer2.
Giai đoạn 2017-2018 là thời điểm vỡ mộng sau cuộc chơi FOMO (hay còn gọi là hiệu ứng tâm lý đám đông). Công nghệ chủ đạo chính là POW với sự chi phối bởi máy đào và thợ đào coin lên thị trường. Hình thức huy động, đầu tư thời điểm đó chủ yếu là qua các dự án gọi vốn cộng đồng mạo hiểm ICO. Nhiều nhà đầu tư đã kiếm được lợi nhuận khủng từ ICO và chơi theo hình thức đầu tư gọi vốn đa cấp, nhưng cũng có nhiều người trắng tay từ hình thức này. Thời điểm này đã xuất hiện những dự án lừa đảo SCAM. Không chỉ cá nhân nhà đầu tư mà những quỹ cũng đều thua lỗ với cuộc chơi FOMO. Đây là giai đoạn sơ khai của thị trường crypto. Nhưng sang giai đoạn 2019-2020 là thời điểm tỉnh ngộ. Giai đoạn này đã xuất hiện một số dự án mới tạo cuộc chơi DeFi. Tuy nhiên, cuộc chơi đã được “giảm xóc”, nó không còn hiệu ứng FOMO, gọi vốn ICO giảm và đã chuyển dịch sang hình thức IDO, IEO… Năm 2021, những dự án chú trọng tới Layer1 (những nền tảng lớp chính của Blockchain), NFT, GameFi, Metaverse và Web3… Cho đến năm 2021 là bước chuyển mình quan trọng của thị trường crypto với công nghệ chủ đạo là POS, kết thúc một cuộc chơi của những thợ đào coin, trong đó Solana là một dự án đại diện. Sau sự sôi động của Layer1 lại là sự xuất hiện của cuộc chơi NFT, GameFi hút sự chú ý của cộng đồng đầu tư ở trong giai đoạn Covid-19. Có thể thấy thị trường crypto đã chứng kiến nhiều các trend khác nhau, trong đó có nhiều hot trend như DeFi, GameFi, NFT, Metaverse… Những xu hướng này đã xuất hiện, phát triển, đạt đỉnh, lụi tàn và trend mới lại được tạo ra. Quá các giai đoạn từ 2017 đến nay, có thể rút ra được các kinh nghiệm để chơi Crypto tránh được thất bại, lừa đảo đó chính là nhà đầu tư nên tỉnh táo và tìm hiểu kỹ thị trường, thông tin các dự án trước khi quyết định đầu tư. Một số kiến thức mà nhà đầu tư nên có để chơi Crypto tránh bị lừa đảo như:
– Kiểm tra và đảm bảo tính pháp lý của dự án đầu tư, sàn giao dịch cũng như những công ty, doanh nghiệp chuyên về đầu tư tài chính. Các thông tin cần nắm được bao gồm: Tên doanh nghiệp, tổ chức; Đăng ký kinh doanh; Trụ sở và phương thức liên hệ; các chi tiết nội dung điều khoản trong hợp đồng đầu tư tài chính ký kết với người mua;…
– Cần tìm hiểu về bảo mật tài sản điện tử. Trong thị trường Crypto nói riêng và các lĩnh vực đầu tư nói chung tồn tại vô số các hình thức lừa đảo. Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều hình thức trục lợi cá nhân, thế nên trước khi chính thức đầu tư thì người đầu tư nên tìm hiểu kỹ về thông tin bảo mật tài sản điện tử.
– Để đầu tư một cách an toàn hiệu quả thì cá nhân cần nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như là phải có thêm những thông tin cần thiết về Crypto trước khi bắt đầu tiến hành đầu tư vào nó là điều cần thiết. Bản thân người đầu tư nên biết đánh giá những rủi ro khi mua và tham gia đầu tư là gì? Khi đó người đầu tư dễ bảo vệ mình để tránh bị những đối tượng xấu lừa đảo.
3. Đặc điểm của Crypto:
– Tính phi tập trung: Crypto là tiền được mã hóa, nó không hoạt động như là tiền pháp định thông thường và hoàn toàn không chịu sự chi phối của một máy chủ trung tâm. Thay vào đó thì Crypto được phân phối trên mạng lưới với sự tham gia của rất nhiều người dùng ngang hàng với nhau. Hệ thống này được gọi là mạng lưới phi tập trung.
– Dạng tiền được số hóa: Crypto là loại tài sản được số hóa, chỉ được giao dịch giữa những người dùng với nhau trên mạng lưới Internet. Người dùng hay những nhà đầu tư không thể trực tiếp cầm nắm như tiền pháp định thông thường. Những vật phẩm được giao dịch trên nền tảng Blockchain này cũng hoàn toàn được số hóa tương tự như Crypto.
– Tính chất ngang hàng, không phụ thuộc: Các nhà đầu tư được trực tiếp giao dịch với nhau trên trực tuyến thông qua những máy tính ngang hàng và không cần phụ thuộc vào bên thứ ba. Nhờ đó mà tốc độ xử lý thông tin diễn ra nhanh chóng và đồng thời không bị đánh phí cho mỗi giao dịch.
– Tính ẩn danh: Khi người dùng giao dịch Crypto trên nền tảng Blockchain thì không cần phải cung cấp thông tin cá nhân. Ngoài ra các giao dịch cũng không chịu sự kiểm soát hay chịu sự quản lý của bất kỳ tổ chức nào. Do vậy khó có thể xác nhận được về danh tính của những người giao dịch Crypto. Chính vì vậy mà người dùng cần phải hết sức lưu ý, nếu giao dịch của bạn có vấn đề thì cũng không thể hoàn lại được.
– Tính toàn cầu: Bởi tính chất không phụ thuộc cho nên loại tiền mã hóa này không bị kiểm soát bởi bất kỳ một quốc gia nào. Bởi vậy, Crypto được giao dịch mọi nơi trên toàn thế giới (Global). Và cũng chính vì thế nên Crypto được xem là loại tiền tệ có tính phi quốc gia.
4. Những dấu hiệu bị lừa đảo khi chơi Crypto:
– Thứ nhất, các vụ lừa đảo chơi Crypto (đầu tư vào tiền kỹ thuật số) thường đưa ra hứa hẹn lợi nhuận đầu tư cao với ít hoặc không có rủi ro. Nhưng trong thực tế, rủi ro và lợi nhuận thường có mối quan hệ thuận chiều. Do đó mà các kế hoạch hứa hẹn lợi nhuận cao với rủi ro thấp cần được xem xét một cách đáng ngờ.
– Thứ hai, các vụ lừa đảo chơi Crypto (đầu tư vào tiền kỹ thuật số) sẽ thường đưa ra hứa hẹn về lợi nhuận rất ổn định. Cụ thể, những khoản đầu tư hứa hẹn trả cùng một khoản lợi nhuận bất kể chu kỳ kinh doanh thường là một đặc điểm chính của các hành vi lừa đảo chơi Crypto.
– Thứ ba, các vụ lừa đảo chơi Crypto thường hướng tới các sản phẩm đầu tư mà chưa được pháp luật thừa nhận hoặc chưa đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, hoặc các tổ chức nhận ủy thác đầu tư chưa được cấp phép vận hành.
– Thứ tư, các vụ lừa đảo chơi Crypto thường hoạt động bí mật và phức tạp và thường không gửi báo cáo hiệu suất thường xuyên hoặc báo cáo về những khoản đầu tư của khách hàng, và thay vào đó, có nhiều khả năng không nhất quán và dễ xảy ra lỗi trong thư từ.
– Thứ năm, các vụ lừa đảo chơi Crypto thường khuyến khích các nhà đầu tư quay vòng lợi nhuận cao của họ và tiếp tục tăng vốn đầu tư.